Có hàng tá bài đăng trên các blog về lịch trình hàng ngày kỷ luật của Ben Franklin – chính trị gia nổi tiếng người Mỹ và cho rằng chúng ta nên học theo như vậy.Mỗi tối, Franklin đều tự hỏi mình: “Hôm nay tôi đã làm được gì tốt? Trước khi đi ngủ, ông “sắp xếp mọi thứ vào đúng chỗ, ăn nhẹ ban đêm, nghe nhạc hoặc trò chuyện và kiểm tra mọi hoạt động trong ngày. Franklin theo dõi sự tiến bộ của bản thân từng ngày.
Ngày còn trẻ, Steve Jobs có cuộc sống vô cùng tối giản, phi sở hữu và sau khi ông thành công, hàng nghìn tín đồ công nghệ đổ xô học theo phong cách đó.
Dĩ nhiên tôn thờ một vị anh hùng là điều tốt, nó có thể là ánh sáng chỉ dẫn cho cuộc sống của một con người. Tuy nhiên việc học theo lối sống của Steve Jobs như kể trên có thể khiến toàn bộ cuộc sống của bạn trở nên đơn giản một cách thái quá.
Những tiêu đề như “8 cách để suy nghĩ như Warrren Buffett” hay “Phương pháp Socratic tạo ra một cuộc sống vĩ đại” luôn được nhắc đi nhắc lại và kích thích người đọc nhưng cũng có thể tạo ra những bình luận tiêu cực về việc người viết đang quá soi mói cuộc sống cá nhân của một người, sau đó chắt lọc đưa vào những trang sách hay blog để người đọc tin rằng những lời khuyên này chính là chìa khoá dẫn tới thành công.
Vấn đề đặt ra là đây chỉ là những wantentrepreneur (từ dùng để chỉ những người luôn muốn mở doanh nghiệp/kinh doanh nhưng chẳng bao giờ làm thật) và những nhà tư tưởng xa rời thực tế. Những người này mù quáng tin rằng họ cũng sẽ trở nên vĩ đại chỉ nhờ việc tập trung vào “những mẹo tăng năng suất” thay vì làm việc.
Thậm chí ngay cả những người thành công, nổi tiếng hiện nay cũng không tránh khỏi sai lầm này. Nhà sáng lập Square là Jack Dorsey đã bắt chước theo Steve Jobs một cách khôi hài với niềm tin rằng nó sẽ khiến anh trở thành một doanh nhân tốt hơn.
Trong cuốn Hatching Twitter, Nick Bilton viết về sự ám ảnh của Dorsey với Steve Jobs như sau:
“Trong một lần thảo luận với nhà thiết kế nổi tiếng của Apple – người sau này được thuê về làm tại Square, Jack đã nghe nói rằng Jobs không coi mình là một CEO mà là một “biên tập viên”. Ngay lập tức, Jack bắt đầu học theo và xem mình là “biên tập viên chứ không chỉ là CEO” của công ty. Trong suốt một buổi nói chuyện với nhân viên, anh tuyên bố: Tôi từng nghĩ về công việc của mình và cho rằng tôi chỉ là một biên tập viên mà thôi”.
Jack bắt đầu phát biểu những câu như “trước đây chưa ai từng làm sản phẩm nào như vậy” – giống hệt câu nói của Steve Jobs trong một bài phỏng vấn vào năm 2010. Anh này cũng học theo cách Steve Jobs miêu tả những tính năng mới của Square, sử dụng những từ như “tuyệt diệu”, “ngạc nhiên” và “thú vị” – đều là những từ Jobs từng dùng trên sân khấu các sự kiện ra mắt của Apple.
Trong cuốn sách bán chạy nhất mang tên The Black Swan, Nassiom Taleb tập trung minh họa về việc con người đang bị ám ảnh bởi những thứ hoàn toàn không có thật nhưng lại ảnh hưởng hành động của họ.
Ngày còn trẻ, Steve Jobs có cuộc sống vô cùng tối giản, phi sở hữu và sau khi ông thành công, hàng nghìn tín đồ công nghệ đổ xô học theo phong cách đó.
Dĩ nhiên tôn thờ một vị anh hùng là điều tốt, nó có thể là ánh sáng chỉ dẫn cho cuộc sống của một con người. Tuy nhiên việc học theo lối sống của Steve Jobs như kể trên có thể khiến toàn bộ cuộc sống của bạn trở nên đơn giản một cách thái quá.
Những tiêu đề như “8 cách để suy nghĩ như Warrren Buffett” hay “Phương pháp Socratic tạo ra một cuộc sống vĩ đại” luôn được nhắc đi nhắc lại và kích thích người đọc nhưng cũng có thể tạo ra những bình luận tiêu cực về việc người viết đang quá soi mói cuộc sống cá nhân của một người, sau đó chắt lọc đưa vào những trang sách hay blog để người đọc tin rằng những lời khuyên này chính là chìa khoá dẫn tới thành công.
Vấn đề đặt ra là đây chỉ là những wantentrepreneur (từ dùng để chỉ những người luôn muốn mở doanh nghiệp/kinh doanh nhưng chẳng bao giờ làm thật) và những nhà tư tưởng xa rời thực tế. Những người này mù quáng tin rằng họ cũng sẽ trở nên vĩ đại chỉ nhờ việc tập trung vào “những mẹo tăng năng suất” thay vì làm việc.
Thậm chí ngay cả những người thành công, nổi tiếng hiện nay cũng không tránh khỏi sai lầm này. Nhà sáng lập Square là Jack Dorsey đã bắt chước theo Steve Jobs một cách khôi hài với niềm tin rằng nó sẽ khiến anh trở thành một doanh nhân tốt hơn.
Trong cuốn Hatching Twitter, Nick Bilton viết về sự ám ảnh của Dorsey với Steve Jobs như sau:
“Trong một lần thảo luận với nhà thiết kế nổi tiếng của Apple – người sau này được thuê về làm tại Square, Jack đã nghe nói rằng Jobs không coi mình là một CEO mà là một “biên tập viên”. Ngay lập tức, Jack bắt đầu học theo và xem mình là “biên tập viên chứ không chỉ là CEO” của công ty. Trong suốt một buổi nói chuyện với nhân viên, anh tuyên bố: Tôi từng nghĩ về công việc của mình và cho rằng tôi chỉ là một biên tập viên mà thôi”.
Jack bắt đầu phát biểu những câu như “trước đây chưa ai từng làm sản phẩm nào như vậy” – giống hệt câu nói của Steve Jobs trong một bài phỏng vấn vào năm 2010. Anh này cũng học theo cách Steve Jobs miêu tả những tính năng mới của Square, sử dụng những từ như “tuyệt diệu”, “ngạc nhiên” và “thú vị” – đều là những từ Jobs từng dùng trên sân khấu các sự kiện ra mắt của Apple.
Trong cuốn sách bán chạy nhất mang tên The Black Swan, Nassiom Taleb tập trung minh họa về việc con người đang bị ám ảnh bởi những thứ hoàn toàn không có thật nhưng lại ảnh hưởng hành động của họ.
Chỉ cần đọc nhiều, bạn sẽ có thể lấy tất cả những thói quen vụn vặt từ mọi nơi để tập hợp lại thành “kho thói quen” mà những người thành công thường làm. Khi suy nghĩ của bạn thấm những quan điểm trên, bạn sẽ có xu hướng chỉ muốn chứng minh bạn đúng. Nghịch lý là càng có nhiều thông tin, bạn càng có lý do chính đáng để tin vào quan điểm của mình.
Hãy nghĩ về bí mật khởi nghiệp kinh doanh của hàng tá những người nổi tiếng bắt đầu từ garage xe ô tô. Hay tất cả các nhà sáng lập đều phải làm việc 80 giờ mỗi tuần mới có thể thành công.
Những thứ được cho là “chìa khóa thành công” này chỉ đơn giản là thói quen của một con người, nếu bạn cố áp dụng vào bản thân mình có thể đánh mất đi tính cách của chính bản thân – cái rất có thể là tư duy đúng đắn tạo nên thành công cho bạn.
Thế giới không cần thêm những Mark Zuckerberg (nhà sáng lập Facebook), cái mà chúng ta cần là những ý tưởng mới, tầm nhìn mới.
Việc mù quáng học theo những người vĩ đại tạo nên ảo tưởng về những thứ không tồn tại và nâng nó lên một tiêu chuẩn quá xa vời.
Nếu nghĩ rằng đi ngủ sớm là chìa khoá để có được thể trạng khoẻ mạnh, lực lưỡng. Vậy bạn nghĩ sao khi Tiger Wood thường xuyên tiệc tùng tới 3 giờ sáng nhưng vẫn thống trị trong làng golf.
Các cuốn sách hay blog thường khuyên những điều mà người nào đấy từng làm và thành công. Nhưng rốt cuộc, đó là “người khác”.
Rắc rối hơn nữa là: Khi đưa ra kết luận rằng “tất cả những ai muốn thành công như một người X nào đó, hãy làm việc Y”, chúng ta đã bỏ qua một thứ gọi là “bằng chứng tĩnh”. Có hàng loạt doanh nhân công nghệ học theo lối sống tối giản cảu Steve Jobs và sau đó chứng kiến sự thất bại của công ty.
Nói chung không thể chỉ nhìn vào cuộc sống của ai đó và sau đó kết luận họ thành công nhờ một vài đặc điểm thói quen điển hình. Nó chỉ có thể trở thành một câu chuyện hay ho nhưng nếu học theo là một điều tai hại.
Dĩ nhiên điều đó không phải để nói rằng tất cả thành công của chúng ta là do may mắn. Nhưng có thể khẳng định rằng thành công có thể đến từ việc bắt chước theo một vài mẹo nhỏ chẳng khác nào việc đọc trang cuối của 1 quyển sách rồi sau đó đánh giá toàn bộ nội dung.
Hãy nghĩ về bí mật khởi nghiệp kinh doanh của hàng tá những người nổi tiếng bắt đầu từ garage xe ô tô. Hay tất cả các nhà sáng lập đều phải làm việc 80 giờ mỗi tuần mới có thể thành công.
Những thứ được cho là “chìa khóa thành công” này chỉ đơn giản là thói quen của một con người, nếu bạn cố áp dụng vào bản thân mình có thể đánh mất đi tính cách của chính bản thân – cái rất có thể là tư duy đúng đắn tạo nên thành công cho bạn.
Thế giới không cần thêm những Mark Zuckerberg (nhà sáng lập Facebook), cái mà chúng ta cần là những ý tưởng mới, tầm nhìn mới.
Việc mù quáng học theo những người vĩ đại tạo nên ảo tưởng về những thứ không tồn tại và nâng nó lên một tiêu chuẩn quá xa vời.
Nếu nghĩ rằng đi ngủ sớm là chìa khoá để có được thể trạng khoẻ mạnh, lực lưỡng. Vậy bạn nghĩ sao khi Tiger Wood thường xuyên tiệc tùng tới 3 giờ sáng nhưng vẫn thống trị trong làng golf.
Các cuốn sách hay blog thường khuyên những điều mà người nào đấy từng làm và thành công. Nhưng rốt cuộc, đó là “người khác”.
Rắc rối hơn nữa là: Khi đưa ra kết luận rằng “tất cả những ai muốn thành công như một người X nào đó, hãy làm việc Y”, chúng ta đã bỏ qua một thứ gọi là “bằng chứng tĩnh”. Có hàng loạt doanh nhân công nghệ học theo lối sống tối giản cảu Steve Jobs và sau đó chứng kiến sự thất bại của công ty.
Nói chung không thể chỉ nhìn vào cuộc sống của ai đó và sau đó kết luận họ thành công nhờ một vài đặc điểm thói quen điển hình. Nó chỉ có thể trở thành một câu chuyện hay ho nhưng nếu học theo là một điều tai hại.
Dĩ nhiên điều đó không phải để nói rằng tất cả thành công của chúng ta là do may mắn. Nhưng có thể khẳng định rằng thành công có thể đến từ việc bắt chước theo một vài mẹo nhỏ chẳng khác nào việc đọc trang cuối của 1 quyển sách rồi sau đó đánh giá toàn bộ nội dung.
Chúng ta đang sống trong một thế giới cực kỳ phức tạp và con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng thẳng tắp, thậm chí đó là một mê cung cực kỳ tối tăm.
Bất kỳ ai cũng phải tự tìm ra cách của riêng mình, tạo ra câu chuyện của riêng mình. Dĩ nhiên điều này khó khăn hơn rất nhiều việc phải học tập theo một ai đó nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui hơn.
Bất kỳ ai cũng phải tự tìm ra cách của riêng mình, tạo ra câu chuyện của riêng mình. Dĩ nhiên điều này khó khăn hơn rất nhiều việc phải học tập theo một ai đó nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui hơn.
Theo: Trí Thức Trẻ