Nước có tính khiêm tốn
Người ta thường nói: Con người hướng đến nơi cao, nước chảy về chỗ trũng. Mọi người nghĩ xem tại sao nước lại phải chảy về chỗ trũng? Chính vì nước chảy về chỗ trũng nên mới quy tụ thành đại dương bao la; chính bởi vì nước nhỏ nhẹ, khiêm nhường, nên mới càng thể hiện ra tấm lòng bao la rộng lớn; chính bởi vì nước hạ thấp mình nên mới có thể hội tụ nhiều năng lượng; mới có thể nâng được những con tàu lớn.
Trên trái đất gần 90% là nước, cái gọi là bản khối đại lục nơi con người sinh sống cũng được nước nâng đỡ, mới có thể lưu lại cho nhân loại một không gian để sinh tồn. Có thể nói, không có sự vô tư của nước, không có sự khiêm nhường của nước, không có sự cống hiến của nước, thì sẽ không có nhân loại từ cổ xưa cho đến ngày nay. Nếu như chúng ta đều có thể học được phẩm chất này của nước, thì tấm lòng chúng ta sẽ trở nên cởi mở hơn, có tầm nhìn xa hơn, nhân phẩm cũng cao hơn.
Nước có tính vô tư
Nước không bao giờ thể hiện công lao của mình trước mặt mọi người, trên trái đất đại bộ phận là nước, tất cả mọi thứ trong cuộc sống của con người đều không tách rời nước, trong thân thể con người đại bộ phận là nước, nghiên cứu khoa học hiện đại phát hiện rằng ngay cả trong máu, bắp thịt, xương của con người cũng đều là nước. Trong rau và trái cây mà con người ăn cũng chứa đầy nước, ngay cả trong lá cây, thân cây, chất diệp lục đều có nước, thậm chí sắt thép cũng đều có thể hóa thành nước.
Nhưng nước chưa bao giờ đòi hỏi con người bất kỳ danh tiếng, địa vị hay quyền lợi nào, con người cũng chưa bao giờ chủ động cho nước bất cứ lợi ích nào, con người cứ yên tâm thoải mái trong khi tận hưởng món quà của thiên nhiên ban tặng mà không hay biết, chỉ coi nước như là nguồn tài nguyên vô tận, dùng không bao giờ hết, vẫy tay một cái là đến, hất tay một cái là đi, coi nước như “nô lệ” của con người.
Nước có tính vô hình
Nước không có hình dạng, đặt nó vào trong bể cá thì nó chính là hình dạng bể cá; đặt nó vào trong cái cốc thì nó chính là hình dạng cái cốc; đặt nó vào cái ấm nước thì nó chính là hình dạng của cái ấm nước, nó không có hình dạng, cũng không có tên gọi, khó dò nông sâu và thần bí, nhưng nó lại chi phối cuộc sống của chúng ta ở khắp mọi nơi, trở thành thứ không thể thiếu đối với sự tồn tại của tất cả sinh mệnh sinh tồn trên trái đất.
Nước có tính nhẫn nhục chịu đựng
Vô luận là con người lãng phí nó, làm ô nhiễm nó, đổ chất phế thải vào nó, đổ chất độc vào nó, nó đều không hề đòi hỏi con người phải bồi thường thứ gì, cũng không yêu cầu báo đáp bất cứ thứ gì. Con người muốn uống nước thì đun nó trong ấm, con người muốn sưởi ấm thì đun nó trên bếp; con người muốn uống rượu, lấy dấm thì đun nó trong hầm, con người muốn ăn cơm thì dùng nó để nấu cơm, dường như con người dùng bao nhiêu cực hình đối với nó, nó đều không hề than thở một tiếng, cũng không kêu la một câu, không hề than khổ, than mệt, vì sự sinh tồn của con người, nó luôn luôn đáp ứng yêu cầu của con người không ngừng nghỉ.
Nước có tình cảm
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng khi quan sát nước dưới kính hiển vi có độ phóng đại cao, nếu nói với nó những lời tốt đẹp, nó sẽ biến thành hoa văn tuyệt đẹp, nếu nói với nó những lời nói không tốt, nó sẽ biến thành những hoa văn bất hảo và xấu xí, nếu mở nhạc Phật cho nó nghe, nó sẽ xuất hiện Pháp Luân, phát âm nhạc của Đạo gia cho nó nghe, nó sẽ hiển thị ra đồ hình thái cực.
Chúng ta hãy thử nghĩ một chút, đại bộ phận thân thể con người do nước tổ hợp thành, nhất tư nhất niệm của con người cũng là thiện ác đồng tại, thiện ác đồng hiện, một suy nghĩ tốt sẽ sản sinh ra ảnh hưởng tốt đối với cơ thể của bạn, một suy nghĩ xấu cũng ảnh hưởng tương tự đến thân thể của bạn.
Thiện niệm và ác niệm nếu bảo trì trong thời gian dài sẽ quyết định nhân sinh quan của bạn, ảnh hưởng đến sự tốt xấu trong cơ thể của bạn, chi phối cuộc đời của bạn. Nói rộng ra, vạn sự vạn vật trong xã hội đại bộ phận là nước, nếu chúng ta có thể đối đãi với nó một cách thiện ý, thì xã hội sẽ văn minh, nhân loại cũng sẽ bình hòa, giữa người với người sẽ hòa ái với nhau. Nói xa hơn nữa, trái đất sẽ có đầy ốc đảo; nhân loại sẽ mưa thuận gió hòa; quốc gia cũng sẽ quốc thái dân an; các dân tộc sẽ tôn trọng lẫn nhau, thời đại hưng thịnh sẽ tái hiện, không có chiến tranh, không có tai họa.
Chúng ta hãy thử nghĩ một chút, đại bộ phận thân thể con người do nước tổ hợp thành, nhất tư nhất niệm của con người cũng là thiện ác đồng tại, thiện ác đồng hiện, một suy nghĩ tốt sẽ sản sinh ra ảnh hưởng tốt đối với cơ thể của bạn, một suy nghĩ xấu cũng ảnh hưởng tương tự đến thân thể của bạn.
Thiện niệm và ác niệm nếu bảo trì trong thời gian dài sẽ quyết định nhân sinh quan của bạn, ảnh hưởng đến sự tốt xấu trong cơ thể của bạn, chi phối cuộc đời của bạn. Nói rộng ra, vạn sự vạn vật trong xã hội đại bộ phận là nước, nếu chúng ta có thể đối đãi với nó một cách thiện ý, thì xã hội sẽ văn minh, nhân loại cũng sẽ bình hòa, giữa người với người sẽ hòa ái với nhau. Nói xa hơn nữa, trái đất sẽ có đầy ốc đảo; nhân loại sẽ mưa thuận gió hòa; quốc gia cũng sẽ quốc thái dân an; các dân tộc sẽ tôn trọng lẫn nhau, thời đại hưng thịnh sẽ tái hiện, không có chiến tranh, không có tai họa.
Nước có tính nguyên tắc
Bất kể nhân loại đối xử bất công với nước đến đâu, nó cũng không vì tư lợi mà báo thù con người, nhân loại đối xử bất công với nó như thế, nó giống như một kẻ yếu đuối dễ dàng bị ức hiếp, nhưng nước cũng có nguyên tắc của nó. Mặc dù nó hàng trăm năm không nổi giận, hàng nghìn năm không báo oán, nhưng nếu con người phạm phải nguyên tắc của tự nhiên, nó chính là Thần bảo hộ của tự nhiên.
Nguyên tắc của nó chính là: một khi đạo đức nhân loại bại hoại, xã hội suy đồi, bất kính với tự nhiên, nó sẽ thể hiện sức mạnh của nó. Nhỏ thì thiên tai nhân họa, bão lũ, hạn hán, lớn thì lốc xoáy, sóng thần, cái gọi là nền văn minh mà nhân loại tự khoe mẽ trong nháy mắt liền bị nó nhấn chìm dưới thân thể của nó. Khảo cổ học phát hiện rằng, mỗi một lần văn minh nhân loại bị hủy diệt, không gì khác chính là kiệt tác của nước; thăm dò ở dưới đáy biển cũng phát hiện ra những thứ còn sót lại của nền văn minh cổ đại.
Những bậc trí giả đều dùng đặc tính của nước để trị quốc: Nước có thể chở thuyền, và cũng có thể lật thuyền; đã tạo nên thời Trinh Quán thịnh thế triều đại nhà Đường; những bậc Chân giả dùng đặc tính của nước để tu thân: Thượng thiện nhược thủy (đạt đến thiện như nước), hậu đức tải vật (đức dày dung chứa vạn vật), thành tựu nên biết bao nhiêu Chân nhân, Thánh nhân; những bậc Thiện giả dùng nước để dưỡng tính: Đại Đạo vô hình, chí giản chí dị, đã thành tựu được vô số Giác Giả, những người thi hành pháp luật dùng nước để cảnh báo con người: Thủy hỏa vô tình, trừng trị biết bao nhiêu kẻ vô Pháp. Nước đều vì nhân loại mà lưu lại ấn tượng khó có thể phai nhòa.
Sự thần kỳ của nước chỉ có dùng tâm để thể ngộ mới có thể thể hội được chân lý của nó, chỉ có dùng tâm để thể nghiệm mới có thể cảm nhận được sức mạnh và sự thần kỳ của nó, mới có thể tạo nên diện mạo của bậc Giác Giả.
Tác giả: Cư An Tư Nguy, Chánh Kiến
DKN biên tập
No comments:
Post a Comment