Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá cái. Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn thoi thóp lên một bãi cỏ. Sẩm tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng không thấy con rái cá đâu cả. Ông quan sát kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó.
Khi đến hang, nhìn vào trong, ông ngỡ ngàng giật mình. Thì ra con rái cá chịu nỗi đau đớn bị lột da, cố lết về hang của mình. Tại sao nó lại phải làm như thế ? Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, liền phát hiện có hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngậm chặt đầu vú khô của rái cá mẹ đã chết.
Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng sửng sốt, ớn lạnh cả sống lưng. Từ xưa đến nay, ông chưa từng nghĩ đến việc động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến mức ngay cả con người cũng không thể làm được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho đứa con sơ sinh bú sữa, vì sợ con mình đói. Nghĩ tới đó, bất giác người thợ săn thấy cay cay cánh mũi, nước mắt tuôn rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ vô cùng vì hành động không thể dung thứ của mình. Thế là, ông gác bỏ đồ đao, giã từ nghề săn rái cá, Xuất Gia tu hành.
Mỗi lần vị Hòa Thượng ấy nghĩ lại chuyện quá khứ của mình, trong mắt lại ngấn lệ, chỉ trực trào ra !
Mục đích thấp nhất của ăn uống là để chống đói bụng, nhằm đảm bảo sinh mệnh, mục đích cao nhất là vì khoái khẩu. Mà giữa chống đói và khoái khẩu, khoảng cách của chúng đâu chỉ có trăm ngàn dặm, nhưng vị giác của chúng ta từ miệng cho đến yết hầu chỉ có hơn 10 cm, nuốt qua họng là chẳng còn cảm nhận được gì nữa. Chúng ta vì sao không nhịn đi cảm giác kéo dài 10 cm mà lại đi tàn sát biết bao nhiêu sinh linh vô tội ?
(Sưu tầm trên mạng)