Một cặp cha con vui vẻ
Trên xe lửa có hai cha con nhà nọ. Cô con gái khoảng chừng 10 tuổi, mặc áo bông màu đỏ, đôi mắt to trong veo như pha lê sáng ngời. Cha cô bé mặc bộ quần áo Tôn Trung Sơn đã lỗi thời, như lâu lắm chưa từng cạo râu, dáng vẻ hiện rõ sự mệt mỏi.
Khi tàu vừa khởi hành, cô con gái dường như hơi kích động, nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, ánh mắt đầy niềm vui sướng hỏi: “Cha ơi, đó có phải là món rau hẹ mà chúng ta thường xuyên ăn không ạ? Sao nó tươi tốt thế nhỉ”,
Tiếng bé gái trong trẻo véo von, khiến rất nhiều người nghe thấy và nhìn ra bên ngoài và phát hiện đó không phải là cây hẹ, mà là ruộng lúa mạch”. Đó không phải là rau hẹ, là lúa mạch, có thể dùng nó làm bánh bao”. Người cha đính chính.
Sau đó, bé gái lại miêu tả những bông hoa dại màu vàng thành màu xanh, biển quảng cáo to lớn thành bảng đen. Cha cô bé đều mỉm cười và đính chính từng cái một.
Nghe những lời miêu tả râu ông nọ cắm cằm bà kia của cô bé, một người phụ nữ ngồi bên cạnh không nhịn được bật cười và nói: “Không ngờ một cô bé xinh đẹp như vậy mà đầu óc lại có vấn đề”.
Dù đã nói ở mức nhỏ nhất có thể, tuy nhiên lời của bà ta vẫn lọt vào tai hai cha con nọ. Một chút ngượng ngùng lúng túng hiện rõ trên khuôn mặt người đàn ông. Một lát sau, người cha với nụ người thật thà nhận lỗi: “Xin lỗi, mắt con gái tôi từ lâu không nhìn thấy gì, vừa mới làm phẫu thuật lần đầu tiên nhìn thấy thế giới nên có hơi kích động, hy vọng không quấy rối mọi người nghỉ ngơi”
Nói xong ông ôm con gái vào lòng, nói với cô bé hãy nói nhỏ chút. Cô con gái ngẩn người hồi lâu, sau đó người dường như ủ rũ hẳn đi, buồn bã gục xuống bàn.
Có lẽ phát hiện thấy điều bất thường của con, người cha bắt đầu làm trò cho con. Tuy nhiên dù người cha có làm bộ mặt đáng buồn cười tới đâu, cô bé vẫn không chút hứng thú chỉ im lặng suốt chặng đường.
Không biết rõ toàn bộ sự việc, đừng nên tùy tiện đưa ra lời phê phán người khác vì việc phá hủy hạnh phúc của người khác chỉ trong nháy mắt mà thôi.
Chung ta mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học im lặng, không quấy rối hạnh phúc của người khác là một loài giáo dưỡng cơ bản.
Một cặp vợ chồng ăn ý
Có một phụ nữ trung niên nọ thường bày hàng rong ở góc phố. Đến bữa trưa, chồng cô luôn mang cho cô một bữa ăn nóng hổi. Người đàn ông này luôn mỉm cười nhìn vợ ăn, tuy không giàu có nhưng lại có hạnh phúc bình thường.
Hôm đó, như thường lệ, người phụ nữ nhiệt tình hò hét trước quầy hàng. Người đàn ông đi xe đạp đến với một nụ cười áy náy, “Em đói lắm rồi hả, xin lỗi vì hôm nay anh đến muộn.” Người phụ nữ ngước nhìn chồng với một nụ cười ngượng ngùng, “Không sao, không sao, hôm nay em không thấy đói”.
Người đàn ông cười ngây ngô, vội vàng lấy hộp cơm từ trong giỏ xe ra, đưa cho người phụ nữ rồi nói: “Bỏ việc đó đừng làm nữa, mau ăn đi.”
Lúc này, một người phụ nữ lớn tuổi đi ngang qua, bà nhìn hộp cơm rồi nhìn người phụ nữ và lắc đầu nói: “Chao ôi! hộp cơm không có chất béo gì cả, làm sao mà chị lại ăn nó được. Còn anh nữa đàn ông gì mà cả ngày để vợ chịu khổ, thực sự là kém cỏi”
Nói xong, bà tức giận nhìn người đàn ông rồi thở dài một hơi. Sau đó, xoay người mập mạp, lảo đảo bỏ đi.
Trong nháy mắt, không khí như ngưng kết lại giữa hai người. Người phụ nữ nâng hộp cơm trong tay lên, cười nhạt rồi bắt đầu ăn. Người đàn ông xấu hổ nhìn người phụ nữ, thở một hơi dài và vùi mặt vào chiếc khăn.
Có người nói: đau khổ trong mắt bạn có thể là hạnh phúc trong mắt người khác.
Loại hạnh phúc này là một loại thần giao cách cảm và sự hiểu ý nhau, không liên quan gì đến danh dự, sự giàu có hay vinh hoa phú quý.
Loại hạnh phúc này, giống như đóa hoa lặng lẽ nở rộ, chỉ đem mùi thơm tưới vào trong lòng là hóa thành lâu dài, mãi mãi.
Khi còn cơ hội sống trên thế gian này, chỉ cần tự mình tỏa sáng là đủ, đừng nên thổi tắt đèn của người khác. Không làm phiền hạnh phúc của người khác, là một loại thiện lương cao cấp.
Bảo Hân biên dịch / ĐKN
Theo: Visiontimes