Chim ưng là biểu hiện của sự kết hợp hoàn hảo giữa hai đặc tính không liên quan là nhanh nhẹn và thanh lịch, bay bổng trong thế giới rộng lớn.
Từ xưa đến nay, có rất nhiều bức tranh vẽ về con chim ưng, nhưng vẽ để đạt tiêu chuẩn thì lại rất ít. Ở Trung Quốc, có một họa sĩ đã vẽ một con chim ưng và bán được số tiền kỷ lục 270 triệu nhân dân tệ (gần 1 nghìn tỷ đồng Việt Nam), người này chính là họa sĩ người Trung Quốc hiện đại Phan Thiên Thọ (1897 – 1971).
Các chuyên gia giám định phóng to bức tranh đều phải cảm thán: ‘Đây hoàn toàn không phải một bức tranh!’
Phan Thiên Thọ sinh năm 1897 ở Ninh Hải, Chiết Giang. Tuổi thơ của ông cũng trải qua nhiều chông gai, mẹ ông mất từ năm ông 6 tuổi, và cũng chính năm này, ông bắt đầu theo học tại một trường tư thục. Không giống như những học sinh khác trong trường, so với Tứ thư và Ngũ kinh, ông thích viết và vẽ hơn.
Ông rất muốn sao chép các bức tranh minh họa một số anh hùng trong Tứ đại danh tác kinh điển của Trung Quốc như: “Thủy hử” và “Tam quốc diễn nghĩa”.
Họa sĩ Phan Thiên Thọ. Nguồn ảnh: soundofhope
Sau đó, ông được biết nhiều họa sĩ xuất sắc, những bức tranh của Phan Thiên Thọ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Ngô Xương Thạc, bậc thầy nghệ thuật cuối thời nhà Thanh.
Chủ đề trong các bức tranh của Ngô Xương Thạc chủ yếu là hoa, nhưng ông cũng thỉnh thoảng vẽ phong cảnh. Về tổng thể, phong cách vẽ của Phan Thiên Thọ rất giống với Ngô Xương Thạc.
Tuy nhiên, sau khi học hỏi từ Ngô Xương Thạc, Phan Thiên Thọ đã lấy các bức tranh của Thạch Đào, một họa sĩ nổi tiếng vào cuối nhà Minh, và đầu nhà Thanh để bắt chước, và sử dụng bút của mình một cách tự do hơn, với nhiều phong cách khác nhau.
“Bức tranh hoa bàng trên núi đá”. Nguồn ảnh: soundofhope
Tuy nhiên, Phan Thiên Thọ rất giống Ngô Xương Thạc ở chỗ chuyên vẽ chim ưng. Một thiên tài có thể tạo nên những thành tựu nổi bật trong một lĩnh vực, nhưng nếu một người bình thường chuyên chú vào một điểm tỉ mỉ trong một lĩnh vực, thì cuối cùng cũng sẽ tạo ra những thành tựu vượt quá tầm của những người bình thường.
Lĩnh vực mà thiên tài Phan Thiên Thọ này chuyên vẽ là vẽ chim ưng, những con chim ưng mà ông vẽ được miêu tả là tuyệt đẹp, từng nét vẽ được lồng ghép một cách hoàn hảo, khiến người xem như lạc vào thế giới nghệ thuật của hội họa.
Giá trị bức tranh này thực chất nằm tập trung vào hình ảnh chim ưng ở góc phía trên. Chim ưng, đại bàng vốn là loài vật được người xưa ưa chuộng đưa vào tranh. Nhưng nhắc đến loài “chúa tể bầu trời này”, người ta luôn liên tưởng đến vẻ hùng vĩ, mạnh mẽ, dáng điệu tung cánh ngao du trên bầu trời. Nhưng nếu nhìn kỹ, người xem sẽ thấy chú chim ưng của Phan Thiên Thọ lại là một con chim ốm yếu, đứng vắt vẻo trên cành. Đầu của nó nhỏ hơn bình thường, lông xù, chân cong queo, hoàn toàn không có vẻ bề thế, oai vệ của chim ưng.
“Chim ưng, núi đá và hoa” được tạo ra vào những năm 1960, tức thời kỳ kỹ thuật hội họa phương Tây đang du nhập rất mạnh vào Trung Quốc, khiến phong cách vẽ phương Đông bị lép vế. Phan Thiên Thọ lại vốn là họa sĩ cuối cùng theo đuổi và bảo vệ tinh hoa hội họa Trung Hoa truyền thống. Nhiều người lúc bấy giờ cực kỳ khó hiểu tại sao ông lại vẽ một bức họa chim ưng ốm yếu, thiếu sức sống, đi ngược truyền thống đến vậy.
Thế nhưng các chuyên gia đã nhanh chóng giải mã được bức tranh con “chim ưng teo đầu” này và khẳng định được giá trị nghệ thuật to lớn của nó. Nếu phóng to bức tranh ra và quan sát thật kỹ chim ưng, chúng ta sẽ thấy chú chim ưng này đang ở trong trạng thái cực kỳ tàn khốc.
Loài chim ưng có tuổi thọ trung bình 70 tuổi. Nhưng khi chúng sống đến khoảng tuổi 40, móng vuốt sẽ dần mềm đi, mỏ kéo dài ra rồi cong xuống, gần như chạm vào ngực và không thể săn mồi linh hoạt như cái danh xưng “chúa tể bầu trời”. Đồng thời, lông của ưng cũng sẽ mọc dày ra rất nhiều, nặng nề, khiến nó mang dáng vẻ chẳng hề đẹp đẽ và thậm chí còn ì ạch, khó di chuyển.
Lúc này, mọi con chim ưng đều phải đưa ra quyết định: hoặc là nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc “lột xác” đau đớn kéo dài 150 ngày. Để được “tái sinh”, chim phải trải qua quãng thời gian tu luyện. Chúng phải liên tục đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi mỏ gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại phải bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, chúng lại phải tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Đây là một quá trình vô cùng đau đớn, đòi hỏi sức mạnh và ý chí mạnh mẽ mới có thể vượt qua được.
Bức tranh “Chim ưng, núi đá và hoa” là đỉnh cao của bức tranh vẽ chim ưng của Phan Thiên Thọ. Các chuyên gia cho rằng tất cả những gì tinh túy nhất của bức tranh này đều nằm trong đôi mắt của chim ưng, nó mang một ánh mắt vô cùng sắc sảo, kiên định và mạnh mẽ, đầy sức sống. Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia cảm thấy rằng đây hoàn toàn không phải là một bức tranh.
Đôi khi, chỉ một vài nét vẽ đã phác họa ra những ý nghĩa vô hạn, để nghiên cứu tranh của ông, các chuyên gia đã phóng to rồi nhìn con chim ưng như thể nó đang sống, rất sống động, nhiều chi tiết được tái hiện sinh động chỉ trong vài nét vẽ. Vào năm 2015, trong cuộc đấu giá “Grand View – Báu vật của Hội họa và Thư pháp Trung Quốc” tại Jiadechun Auctions, tác phẩm này đã trải qua hàng chục vòng đấu giá và tranh giành quyết liệt trong gần một giờ đồng hồ, và cuối cùng đã được định giá cao ngất ngưởng là 270 triệu nhân dân tệ!
Người ta thường nói: “Hoàng kim có giá, ngọc vô giá”. Bây giờ có vẻ như “Ngọc là vô giá” nên được đổi thành “Nghệ thuật là vô giá”! Chi phí cho một bức tranh chỉ là bút, mực, giấy. Sở dĩ bức tranh có thể bán được với giá cao ngất ngưởng như vậy là vì bức tranh thể hiện được tài năng nghệ thuật bậc thầy của người họa sỹ.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Link tham khảo: