Tuesday, July 4, 2023

SẢN VẬT CAO BẰNG (PHẦN 1)

Cao Bằng là một trong những vùng đất địa đầu của tổ quốc với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Không chỉ vậy, Cao Bằng cũng chính là điểm dừng chân thú vị cho bất kỳ ai muốn thưởng thức sản vật độc đáo của núi rừng Đông Bắc.


Rau dạ hiến

Rau dạ hiến hay còn có tên gọi khác là rau bò khai - theo tên gọi của người Tày Nùng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là rau dại, mọc hoang nhưng loại rau này rất hiếm. 

Rau dạ hiến hay còn có tên gọi khác là rau bò khai.

Rau còn được nhiều người biết đến với cái tên như khau hương, dây dương, hồng trục, rau ngót leo, loại rau này lên xanh mơn mởn, rau mọc tự nhiên không cần chăm sóc. Chúng tập chúng sống ở những vùng đất núi đá, không màu mỡ.

Ngọn rau xanh mướt gần giống những ngọn rau su su, nhưng nhỏ, mảnh hơn và có mùi đặc trưng. Thời gian tháng 2 - 7 âm lịch là mùa cây phát triển, người dân sẽ lên rừng tìm hái những ngọn rau dạ hiến xanh non. Mang về chế biến thành các món ăn thơm ngon, thân thuộc.

Món rau xào tỏi thơm ngon đặc biệt ở vùng núi đá Cao Bằng.

Rau dạ hiến chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống rồi đem đi xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ cần ăn vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm.

Đây không chỉ là món ăn thơm ngon mà nó còn rất bổ dưỡng. Nhiều thầy lang nơi đây cho răng, dạ hiến không chỉ đơn thuần là món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Rau còn được xem như một loại thuốc quý hiếm bổ thận, mạnh gân cốt. Ngoài ngọn và lá non dùng chế biến các món ăn thì những bộ phận khác của dạ hiến cũng được dùng nhiều trong đông y để làm thuốc.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Trùng Khánh là một huyện nhỏ nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Từ trung tâm thành phố di chuyển tới đây sẽ mất khoảng hơn 62 km theo hướng tỉnh lộ 206. Nhờ điều kiện không khí mát lành cùng thổ nhưỡng trời ban nên cây hạt dẻ ở đây mọc tự nhiên rất nhiều và ngon nổi tiếng.

Quả dẻ với lớp vỏ xù xì.

Hạt dẻ hay còn được biết đến với tên gọi khác là hạt sơn hạnh đào. So với những nơi khác thì hạt dẻ ở Trùng Khánh Cao Bằng có một lớp vỏ cứng, dày và nhiều gai bên ngoài giống như quả chôm chôm. Khi tách phần vỏ bên ngoài ra bạn sẽ thấy mỗi quả chứa khoảng 3 - 4 hạt.

Để thu hoạch người nông dân cần trang bị quần áo, mũ bảo hiểm thật cẩn thận vi gai hạt dẻ rất cứng và sắc, nếu để rớt trúng người thì cực nguy hiểm. Việc thu hoạch và chế biến cần diễn ra ngay sau khi hạt dẻ rụng xuống. Vì nếu để lâu hạt dễ bị thâm, mùi khó chịu không còn thơm ngon nữa.

Khoảng cuối thu đầu đông, quả dẻ chín rụng đầy mặt đất.

Đặc biệt, hạt dẻ nơi đây có vị ngọt bùi tự nhiên, sau khi rang đem bóc phần vỏ ngoài ra sẽ thấy phần ruột bên trong mềm bở, thơm ngậy, có màu vàng vô cùng bắt mắt. Hạt dẻ ngon nhất có lẽ chính là lúc chúng vừa được rang nóng hổi bởi có như vậy thì mới cảm nhận được rõ vị ngon ngọt của hạt dẻ. 

Hạt dẻ rang.

Hạt dẻ Trùng Khánh nếu để lâu hơn hoặc ở nơi khô thoáng, se gió, se nắng thì hạt dẻ lại xuống mật, khi ấy ta chế biến hạt dẻ sẽ ngọt đậm hơn, hạt ăn chắc và ngon hơn rất nhiều. Tuy vậy, hạt dẻ Trùng Khánh lại không có chất bảo quản nên thường không để được lâu.

Mận máu Bảo Lạc

Bảo Lạc là vùng đất trồng nhiều loại mận như: mận thép, mận máu, mận chín sớm, mận tam hoa, mận tháng 6… Trong đó, mận máu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.


Mận máu Bảo Lạc khi chín có màu đỏ sẫm bắt mắt, vỏ nhẵn bóng, to bằng đầu ngón chân cái, khi ăn có vị ngọt đậm, mọng nước, hàm lượng vitamin rất cao. Mận máu Bảo Lạc được nhiều người “sành ăn” chờ đợi, săn lùng bởi hương vị đặc biệt của chúng.Mận có màu đỏ bên trong.

Loại cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu lạnh. Cây lớn nhanh, khi chín quả vỏ mỏng. Không chua là đặc điểm riêng biệt của loại mận này. Thường mỗi cây mận cho thu hoạch từ 20 - 25kg quả.


Hiện nay, tỉnh đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai nghiên cứu nhiều đề tài phục tráng, bảo tồn, phát triển, mở rộng diện tích trồng mận máu đặc sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập và làm giàu cho người dân.

Lê Đông Khê

Lê Đông Khê từ lâu được biết đến như là sản vật của người dân Cao Bằng. Loại trái cây này lừng danh không chỉ tại quê hương của nó, mà còn nổi tiếng khắp đất nước Việt Nam.Quả lê tại Đông Khê luôn có vị chát, ngọt rất đặc trưng.


Diện tích trồng lê tại Cao Bằng hiện nay khoảng 131 ha, trồng chủ yếu tại các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Bảo Lạc. Trong đó, lê Thạch An là nổ tiếng nhất, sản lượng của huyện cũng chiến gần 50%. Khí hậu của Thạch An rất phù hợp với cây lê, nhờ đó mà lê Đông Khê luôn vị ngọt, thơm, pha lẫn vị chát ngọt, nhiều nước là những đặt trưng mà những vườn lê tại vùng thổ nhưỡng tại huyện khác không thể có được.

Điều khác biệt nhất có thể nhận thấy đó là quả lê Đông Khê rất to, tròn, khi chín nó có màu vàng nâu đất, hạt nhỏ. Trong quả lê có chứa nhiều khoáng chất vi lượng rất tốt cho xương và điều hòa sự hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, khi ăn quả lê này có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm cholesterol,...

Thành Trung / Theo: doanhnhan