Một triều đại đã thống trị quá lâu, thì tự nhiên cũng đến lúc phải suy tàn, nhưng việc thay thế một triều đại không phải là chuyện đơn giản một sớm một chiều. Nhưng trong lịch sử toàn thế giới lại tồn tại một triều đại như vậy, cả triều đại này do 126 vị Hoàng đế kế tục, tồn tại 2682 năm. Đó chính là Vương triều Hoa Cúc Nhật Bản, được gọi là gia tộc vĩnh cửu.
Nhưng triều đại dài nhất trong lịch sử đã bắt đầu như thế nào và tại sao nó được tiếp tục truyền thừa mà không có người thay thế vẫn là một điều bí ẩn.
Theo sử sách chính thức của Nhật Bản, Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là Thần Võ Thiên Hoàng, lên ngôi vào năm 660 trước Công nguyên, là cháu trai của Amaterasu – Thiên Chiếu Đại Thần, ông thọ 126 tuổi.
Tranh "Khán Đường Sứ"
Vì Vương triều Hoa Cúc không bị gián đoạn kể từ khi được thành lập, do đó Vương triều này đã trở thành vương triều tồn tại lâu nhất trên thế giới. Dựa vào điều này, mọi người đều muốn tiến hành nghiên cứu khai quật khảo cổ học về Triều đại hoa cúc, nhưng lại bị chính phủ hạn chế.
Theo ghi chép lịch sử của Nhật Bản, Nhật Bản lúc bấy giờ rất sùng bái nhà Đường, thứ phổ biến nhất ở nhà Đường là hoa cúc. Vì người Nhật đặc biệt coi trọng hoa cúc, nên biểu tượng gia đình của Hoàng gia Nhật Bản là hoa cúc 16 cánh, biểu tượng của võ sĩ đạo Nhật Bản là thanh kiếm.
Theo Benedict, nhà nhân học văn hóa đương đại nổi tiếng của Mỹ: “Hoa cúc và con dao tạo thành cùng một bức tranh”. Trong cái nhìn của nữ nhà văn này, hoa cúc và thanh kiếm tưởng chừng không tương thích nhưng thực ra lại nương tựa vào nhau, nắm bắt quan niệm nghệ thuật về hoa cúc và thanh kiếm là phải đào sâu vào lịch sử tâm linh của dân tộc Nhật Bản.
Bản thân hoa cúc là hiện thân của cái chết, và con dao chắc chắn là cây cầu dẫn đến cái chết. Con dao trở thành công cụ của hoa cúc, và hoa cúc trở thành mục đích của con dao.
Lịch sử Nhật Bản đã từng trải qua nhiều cuộc nội chiến, sau 1.500 năm cai trị của Triều đại Hoa Cúc, hàng loạt cuộc chiến tranh đã nổ ra, quyền lực của Hoàng đế dần dần suy yếu, đặc biệt là trong thời đại Mạc phủ, Hoàng đế không có thực quyền.
Vậy thì tại sao Mạc phủ không giết Hoàng đế và tự mình trở thành Thiên Hoàng. Bởi vì ở Nhật Bản cổ đại, người dân rất tin vào thần học, và Hoàng đế là vị Thần trong lòng họ. Chính vì sự tồn tại của quan niệm này đã dẫn đến thực tế là trước Thế chiến II ở Nhật Bản, Hoàng đế thậm chí không có họ.
Nhà vua Naruhito tiếp nhận bảo kiếm và ấn triện, chính thức kế thừa Ngai Hoa Cúc của hoàng gia Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Dựa trên niềm tin này, ngay cả khi Nhật Bản có nhiều nội chiến, các tướng lĩnh cũng không dám giết Hoàng đế, cùng lắm thì họ sẽ để ông làm con rối và tự mình kiểm soát quyền lực. Vì vậy, cho đến bây giờ Triều đại Hoa Cúc vẫn đang tiếp diễn.
Kỳ tích này trên thế giới ngoài Nhật Bản ra cũng không tìm thấy quốc gia thứ hai nào như vậy, chính là môi trường văn hóa đặc biệt này của Nhật Bản đã tạo ra “Vương triều Hoa Cúc” đã và đang tiếp tục.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Link tham khảo: