Phật dạy, một người có vận mệnh tốt chính là người ăn nói có chừng mực.
Mỗi lời nói đều thể hiện mình là người có đạo đức. Họ tuyệt đối không bao giờ dùng những lời phê phán, chê bai bất kỳ ai.
Lời nói của họ ngược lại lúc nào cũng chân thành, với tâm ý động viên và khích lệ người khác.
Muốn có vận mệnh tốt, hãy sửa lại cách nói chuyện
1. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.
2. Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác vì những điều đó không ảnh hưởng đến kinh tế nhà bạn và vì bạn chưa chắc đã tốt hơn họ.
3. Đừng bao giờ phán xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.
4. Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác vì Luật Nhân Quả luôn tồn tại.
5. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.
6. Đừng bình phẩm xấu hoặc không đúng sực thật về ai đó vì có thể người nào đó cũng đang nói về bạn.
7. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.
Mặt khác thì những người có vận mệnh tốt lúc nào họ cũng giỏi lắng nghe, họ thường không cắt ngang câu chuyện của người khác. Khi nghe những lời khó nghe, họ vẫn giữ được cho mình một thái độ vô cùng điềm đạm và ôn hòa.
Lời nói vốn dĩ không mất tiền mua thế nên đừng nói ra những lời khiến người khác đau lòng. Bạn nói không suy nghĩ nhưng vô tình lại khiến người khác tổn thương.
Theo sách kinh Phật thì con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó là tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Trong cuộc đời mỗi con người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc tốt cho người khác. Nhưng họ lại dễ nói ra những lời khó nghe cho người xung quanh. Như vậy thì càng khiến cuộc sống của họ đau đớn hơn mà thôi.
Người xưa đã dạy họa từ miệng mà ra, bệnh cũng từ miệng mà ra. Dù của cái có nhiều thì cái miệng ăn lâu ngày cũng hết, phúc đức dù tích bao nhiêu nhưng do cái miệng tạp nghiệp thì phúc đức cũng tiêu tan đi hết.
Tâm tĩnh lặng, sống thiện lành là gốc của phúc báo
1. Học cách trở nên tĩnh lặng
Hãy giữ cho những suy nghĩ của bản thân tĩnh lặng xuống, giảm bớt ham muốn của bản thân. Một khi ham muốn được giảm xuống thì cơ hội sẽ càng nhiều, giống như câu “lùi một bước, biển rộng trời cao” vậy!
2. Yêu thương, trân quý bản thân nhiều hơn
Chỉ có yêu thương, trân quý bản thân mình mới có năng lượng để yêu thương trân quý người khác. Nếu có đủ năng lực, hãy thường xuyên giúp đỡ người khác, như vậy bạn sẽ nhận được niềm vui, có nhiều niềm vui là cách giảm sức ép của cuộc sống.
3. Bảo trì tâm thái bình tĩnh
Mỗi khi gặp những sự tình không vừa ý, hãy bình tĩnh! Đời người, ai không gặp những sự tình không vừa ý, những chuyện phiền phức? Thuận theo tự nhiên để đối đãi với cuộc đời, bạn sẽ giữ được tâm thái bình tĩnh.
4. Đừng so sánh bản thân với người khác
Trong cuộc sống, đừng so sánh bản thân với người khác, cũng đừng có ước ao được như họ. Ai cũng có ưu điểm riêng của bản thân mình, ai cũng có nỗi khổ riêng mà người khác không biết.
Một khi so sánh, người ta thường hay lấy điểm yếu của bản thân để so sánh với điểm mạnh của đối phương, từ đó sinh ra chán ghét, điều đó chỉ làm tổn hại chính tâm thái của bản thân mình mà thôi!
Kỳ Mai / Theo: kienthuc
No comments:
Post a Comment