Trong bài về củ nén có nói đến con "cá chuồn", một anh bạn hỏi cá chuồn và củ nén có phải đặc sản của miền Trung không? Thật tình tôi không biết phài trả lời làm sao. Cá chuồn sống ở tất cả các đại dương cũng như củ nén được trồng nhiều ở Âu châu, Á châu và Bắc Mỹ.
Tôi sưu tầm bài đó trên mạng, nhờ anh bạn nhắc nên phải tìm hiểu con "cá chuồn". Đọc nhiều bài về giống cá này càng thấy thích thú vì tới bây giờ mới biết về giống cá đặc biệt này.
Tôi sưu tầm bài đó trên mạng, nhờ anh bạn nhắc nên phải tìm hiểu con "cá chuồn". Đọc nhiều bài về giống cá này càng thấy thích thú vì tới bây giờ mới biết về giống cá đặc biệt này.
Nếu các bạn nếu để ý cái miệng cá: con nào miệng ngang thì nó ăn ngang, con nào miệng cong xuống thì tìm thức ăn dưới đáy sông, con nào miệng cong lên thì tìm thức ăn trên mặt nước. Những con ăn phía trên có khả năng búng nhảy lên để bắt con mồi phía trên mặt nước, có khi cả thước cao như con cá rồng. Nhưng tôi nói con cá chuồn đặc biệt hơn nữa vì nó không chỉ nhảy búng lên mà nó còn biết bay nữa. Khi nó muốn bay, vây dưới bụng xòe ra như đôi cánh ,đập mạnh là nó bay ra khỏi mặt nước mấy thước và là đà trên không khoảng mấy chục mét, kinh chưa ? (có video kèm theo cho các bạn thấy).
Bây giờ đọc tài liệu nghiên cứu về nó nghe các bạn. (LKH)
CÁ CHUỒN
Họ Cá chuồn (danh pháp hai phần: Exocoetidae) là một họ cá biển thuộc Bộ Cá nhói. Có khoảng 64 loài được phân nhóm trong 7-9 chi.
***
Bộ Cá nhói, bộ Cá nhoái, bộ Cá nhái hay bộ Cá kìm (danh pháp khoa học: Beloniformes) là một bộ chứa 6 họ cá vây tia với khoảng 275 loài cá trong 34 chi, sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn, bao gồm:
Adrianichthyidae (cá sóc, tên gọi này chia sẻ chung với nhiều loài trong bộ Cyprinidontiformes): 2 chi, 34 loài.
Họ Cá nhói (Belonidae): 10 chi, 47 loài.
Họ Cá chuồn (Exocoetidae): 7 chi, 68 loài.
Họ Cá kìm (Hemiramphidae): 8 chi, 63 loài.
Họ Cá thu đao (Scomberesocidae): 2 chi, 5 loài.
Họ Cá lìm kìm (Zenarchopteridae): 5 chi, 58 loài.
Bộ Cá nhói, bộ Cá nhoái, bộ Cá nhái hay bộ Cá kìm (danh pháp khoa học: Beloniformes) là một bộ chứa 6 họ cá vây tia với khoảng 275 loài cá trong 34 chi, sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn, bao gồm:
Adrianichthyidae (cá sóc, tên gọi này chia sẻ chung với nhiều loài trong bộ Cyprinidontiformes): 2 chi, 34 loài.
Họ Cá nhói (Belonidae): 10 chi, 47 loài.
Họ Cá chuồn (Exocoetidae): 7 chi, 68 loài.
Họ Cá kìm (Hemiramphidae): 8 chi, 63 loài.
Họ Cá thu đao (Scomberesocidae): 2 chi, 5 loài.
Họ Cá lìm kìm (Zenarchopteridae): 5 chi, 58 loài.
Họ cá chuồn sinh sống trong tất cả các đại dương, đặc biệt là trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là vây ngực lớn bất thường cho phép cá ẩn và thoát khỏi các kẻ săn mồi bằng cách nhảy ra khỏi mặt nước và bay qua không khí một vài mét trên bề mặt của nước. Chiều dài đường bay của chúng thường khoảng 50 mét. Để lướt lên khỏi mặt nước, cá chuồn di chuyển cái đuôi của nó lên đến 70 lần mỗi giây. Sau đó nó giăng vây ngực của nó và nghiêng nhẹ lên trên để cất lên. Vào đoạn cuối của cú lượn, nó gấp vây ngực để hạ cánh xuống biển, hoặc nhúng đuôi xuống nước để đẩy mạnh xuống mặt nước để thực hiện thêm một cú bay liệng nữa, có thể thay đổi hướng bay. Hình dạng cong của "cánh" sánh với hình dạng khí động học của cánh chim. Nó có thể tăng thời gian của nó trong không khí bằng cách bay thẳng vào hoặc ở một góc với hướng dương lên được tạo ra bởi sự kết hợp của các dòng không khí và dòng đại dương.
(theo Wikipedia)
MÙA CÁ CHUỒN BAY
Khi từng đàn chuồn chuồn bay sát đất là dấu hiệu trời sắp chuyển mưa: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Đất liền là vậy. Còn ở biển, khi từng tốp cá chuồn bay là là trên cánh sóng là dấu hiệu lưới nặng cá đầy.
Có con rớt cái “chạch” trên sàn tàu, giãy đành đạch, hai cánh vẫn dang ra nhưng không cất mình lên nổi. Ngư dân lấy ý từ câu ca dao trên, nói: “Cá chuồn bay thấp thì no”. Đúng quá! Tàu nào tàu nấy về bến với những khoang đầy ắp cá chuồn.
Ông Tư Vẽ, một “lão thành đánh cá”, kể với đám con nít xóm tôi rằng cá chuồn bây giờ là một loại chim của nhà trời hồi xưa. Một lần đàn chim lén rủ nhau “chuồn” xuống trần gian chơi, thấy biển lung linh hoa sóng đẹp quá nên mải ngắm, đến tối mịt mới kéo nhau về. Ngọc Hoàng nổi cơn thịnh nộ, nói chúng mày không muốn làm chim trời, tao cho làm cá nước, tên là “cá chuồn”. Lời cuối trước khi từ giã cõi gió mây, con chim đầu đàn mếu máo xin giữ lại đôi cánh làm… kỷ niệm. Trời “ok”. Lũ cá chuồn có cánh là vì vậy. Trẻ con tin sái cổ.
Vào những chiều hè, làng tôi như được “ướp” mùi thơm của cá chuồn với nhiều “cung bậc”. Dân chài thường “vẽ chuyện” khi bước lên bờ. Nhóm ngồi quanh rổ rau sống là họ đang ăn gỏi cá chuồn. Nhóm loay hoay trong “vùng” khói lửa, giã muối ớt lạch cạch là họ sắp nhâm nhi món cá chuồn nướng. Nhóm ngồi quanh cái nồi bốc khói là họ đang xì xụp món canh cá chuồn nấu lá giang. Nhóm ngồi với đĩa mồi thơm lựng là họ đang thưởng thức món cá chuồn chiên gập.
Cá chuồn có nhiều món khác nhau nhưng câu chuyện quanh con cá chuồn thì chỉ một: trao đổi kinh nghiệm đánh bắt. Người này nói tui sẽ “oánh” lưới ở con nước này, người kia nói tui sẽ bủa lưới ở bản nước kia… Thêm vài cái “sẽ” nữa thì cãi nhau om sòm. Các bà vợ tay đẩy lưng chồng, miệng nói về về, về ngủ mai đi biển sớm.
Hôm nào cá nhiều, các mẹ các dì ướp đá để sáng mai bán chợ gần. Nếu bán chợ xa thì cá phải được làm sạch và nướng chín ngay trong đêm. Bếp nướng là hai hàng gạch thẻ dài cả thước, rộng gần gang tay. Dùng que tre xiên vào bụng cá theo chiều dọc từ đầu đến đuôi rồi đặt lên lò. Một tay mẹ cời than, tay kia cầm que xoay cho cá chín đều.
Bếp than hồng tới khuya soi bóng mẹ chờn vờn. Tôi ngủ say trên chiếc chiếu trải cạnh mẹ. Có một chú cá chuồn mỏi cánh rớt xuống giấc mơ của tôi. Giờ xa quê, giấc mơ ấy thành nỗi nhớ, nhớ làng chài, nhớ mùa cá chuồn bay.
Trần Cao Duyên
(Sưu tầm trên mạng)