Không biết thì thôi còn biết rồi và để ý thì sao mà mình có những triệu chứng na ná như vậy. Có những thông tin về y tế nếu không chú ý thì không biết. những cảm giác nhỏ thường ngày chỉ thấy là lạ. Tê tay, tê chân chỉ nghĩ là thiếu vận động nhưng nếu là vọp bẽ ban đêm, kiến chạy rần rần dưới da thì đó là chuyện khác.
Tôi cũng dường như dính một vài thứ như vậy. BS Hoàng có một bài trà lời:
ĐỪNG XEM THƯỜNG CẢM GIÁC TÊ TÊ
Tưởng là chuyện nhỏ!
ĐỪNG XEM THƯỜNG CẢM GIÁC TÊ TÊ
Tưởng là chuyện nhỏ!
Tê mỏi hạ chi, đau nhức bắp thịt dù không vận động, vọp bẻ về đêm khiến mất ngủ và nhất là cảm giác kiến bò rần rần dưới da là lý do khiến nhiều người đang mất chất lượng của cuộc sống. Tình trạng này rõ nét và nghiêm trọng hơn nhiều ở đối tượng đã bị bệnh tiểu đường, nhất là khi lượng đường trong máu trồi sụt quá thất thường. Éo le ở điểm phần lớn nạn nhân ít khi đến ngay thầy thuốc mà cắn răng chịu đựng mặc cho chứng viêm thần kinh ngoại biên càng lúc càng nặng!
Lỗ nhỏ mà đắm thuyền!
Lý do là vì viêm đa thần kinh ngoại biên thường không trầm trọng trước mắt đến độ phải gọi ngay xe cấp cứu mặc dầu là bệnh lý đi kèm như hình với bóng trong bệnh tiểu đường. Đường huyết càng không ổn định, mạng lưới thần kinh ngoại biên càng dễ bị công kích bởi các phế phẩm sản sinh trong tiến trình rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Thêm vào đó là rối loạn chất điện giải không mời cũng ăn theo. Hậu quả là dẫn truyền thần kinh khó có tiến độ và chất lượng như mong muốn. Bắp thịt ở tứ chi, đặc biệt là hạ chi, rõ nét hơn hết là vùng bàn chân vì dễ thiếu máu do xa trái tim, khi đó khó tránh thiếu dưỡng khí cũng như dưỡng chất trong khi chất sinh đau nhức như acid uric, acid lactic… tích lũy càng lúc càng nhiều. Người bệnh tiểu đường nếu không đau đâu đó, không tê vùng nào đó ngoài da mới là chuyện lạ!
Có thuốc nhưng khó chữa!
Cơ chế sinh bệnh tuy không quá phức tạp nhưng thầy thuốc lại gặp trở ngại khi điều trị vì thuốc giảm đau tuy có tác dụng trước mắt nhưng thuốc lại làm tăng đường huyết!, nghĩa là vô tình tiếp tay cho bệnh tiểu đường! Đó là chưa kể đến phản ứng phụ khó tránh của thuốc hóa chất khi dùng dài lâu trên cơ thể đã mong manh lại thêm rất nhạy cảm của người bệnh tiểu đường! Liệu pháp lại không thể là chuyện ngày một ngày hai vì viêm đa thần kinh ngoại biên bám chặt người bệnh còn hơn đỉa đói! Nếu tưởng viêm đa thần kinh ngoại biên là chuyện nhỏ thì lầm. Tình trạng đau nhức tê mỏi kéo dài là lý do khiến nạn nhân mất dần chất lượng của cuộc sống. Mất ngủ, trầm uất, suy nhược thần kinh sớm muộn cũng đến và là đòn bẩy để đường huyết càng lúc càng dao động thất thường.
Không thể làm ngơ!
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến truyền thông về chế độ dinh dưỡng và vận động để ngăn chận di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường, nghĩa là tròm trèm 10% dân số!, một con số đủ để Tổ Chức Y Tế Thế Giới đặt tên cho bệnh tiểu đường là “cơn đại dịch của thế kỷ”! Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm!, cho dù thầy thuốc bên đó không thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị. Bài học đó cho thấy ở nước mình đang cần thầy thuốc giỏi về bệnh tiểu đường, cần thông tin cho người chưa bệnh đến thế nào? Đừng quên con số thống kê chính thức với hơn 2 triệu người bệnh tiểu đường ở nước ta chỉ là phần nổi của tảng băng rất sâu. Tổ Chức Y Tế Thế Giới tất nhiên phải có lý do vững chắc khi quả quyết căn bệnh này sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng ở các quốc gia trong vùng Đông Nam Á! Đáng lo hay không? Nhiều khi hỏi chưa xong đã biết câu trả lời!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment