Monday, February 27, 2017

CẦU SIÊU

Hôm nay qua trang của anh Bu, có một bài viết của anh rất hay, đáng đề suy nghĩ. Xin share lại để các bạn đọc chơi:


CẦU SIÊU

Bạn Nhật Thành Hồ hỏi bu:
Ở chỗ em, dạo này mỗi khi có người mất, họ hay mời sư và đạo tràng đến làm lễ cầu siêu. Trong vòng 49 ngày thì cứ 1 tuần cầu siêu 1 lần. Rồi 100 ngày cầu siêu ở chùa, giỗ đầu cũng đến chùa cầu siêu, giỗ hết khó cũng cầu siêu. Em nghĩ nếu như 50 ngày, linh hồn siêu thoát rồi, sao lại còn cầu siêu nhiều thế? Có nên không?
Bạn đặt câu hỏi rất hay, chắc chắn có nhiều người nghỉ như bạn. Bu tui không biết gì lắm để giải đáp, chỉ “biết thưa thốt không biết dựa cột nghe” xin được các vị thức giả chỉ bảo thêm.
1- Cầu siêu là một từ Hán Việt có tự dạng 求超,trong đó cầu 求 là nhờ giúp, siêu 超: vượt qua. Cầu siêu là xin được vượt qua. Vậy cầu cho cái gì vượt qua ? Từ điển tiếng Việt bảo cầu cho linh hồn vượt qua, siêu thoát. Thực ra không phải như vậy đạo Phật khẳng định “chư hành vô thường” tức không có cái gì tồn tại vĩnh cửu. Nếu bảo sau khi chết vẫn còn linh hồn tồn tại vĩnh cữu thì Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển đều không chấp nhận. Cái vượt qua, siêu thoát, ở đây là Thần thức. Tóm lược về Thần thức thế này cho gọn: Phật giáo cho rằng con người ta được cấu tạo bởi Ngũ uẫn (năm thứ tích góp) tạo nên là: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là vật chất có thể đo lường, đong, đếm, được. Còn thọ, tưởng, hành, thức là nhữ gì trừu tượng thuộc về tâm linh. Sau khi chết phần “sắc” sẽ tan hoại, nhưng phần tâm linh thoát ra ngoài qua đỉnh đầu, mắt mũi, tai, miệng, hoặc những nơi khác tùy mức độ tu tập lúc còn sống.


2- Quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển về sự siêu thoát của Thần thức:
- Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sau khi chết, thần thức được nghiệp lực đưa đi tái sinh ngay. “Hiện tượng tử - sanh, chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh không trải qua một trạng tái chuyển tiếp nào…” (trang 441 sách đức Phật và Phật pháp). Như vậy Phật giáo Nguyên thủy không có nghỉ lễ cầu siêu.
- Phật giáo Phát triển quan niệm sau khi chết Thần thức ra khỏi thân xác nhưng còn bịn rịn luyến tiếc sự sống cũ, đặc biệt khi có tiếng kêu khóc của người thân thì nó càng khó rời xa được người cũ chốn xưa, mà ở trạng thái “thân trung ấm” (lửng lơ không lên cao, không xuống thấp) trong suốt 49 ngày. Do vậy phải tổ chức nghi lễ cầu siêu cho Thần thức sớm được đi đầu thai kiếp khác.
3- Thời gian cầu siêu thông thường 7 ngày một lần và làm 7 lần như thế. Tuy nhiên nhà nào có khả năng tài thì có thể cầu siêu liên tục trong suốt 49 ngày. Việc cầu siêu vào 50 ngày, 100 ngày, vào giỗ đầu, vì gia chủ quá thương yêu người đã mất, cứ làm cho thỏa lòng, chớ sau 49 ngày thì thần thức đã đi đầu thai kiếp khác rồi. Với quan niệm của Phật giáo Phát triển làm vậy là thừa không cần thiết.
Bulukhin Nguyễn (11/05/2015)


Có bạn comment:
Hòn sỏi18:53 Ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sỏi nghĩ ngày nay đời sống có phần cải thiện, dân trí không theo kịp sự phát triển chung của xã hội nên nhiều tệ nạn nảy sinh. Chuyện cầu siêu chỉ là hiện tượng ''Phú quý sinh lễ nghĩa''. Các sư tăng giờ rất giàu có, nhiều ông đi xe 6,7 tỷ đồng. Tiền của các ông ấy là từ các kiểu lễ lạp linh tinh như dạng cầu siêu này. Nghĩa là các tín đồ bị người ta lạm dụng để kiếm tiền. Các vị sư tăng cũng như các linh mục của thiên chúa nói gì mà tín đồ chẳng nghe. 
Theo Sỏi được biết, người ta thường làm lễ cầu siêu cho hương linh chết oan, chết tự vẫn, chết tai nạn hay đuối nước, túm lại chết bất đắc kỳ tử, mà chưa thác sinh được, do nghiệp chướng.
Còn những người do già mà chết đương nhiên rồi, vẽ chuyện cầu siêu mà làm gì.
...
Sỏi nghĩ sao nói vậy không có lý luận gì, cũng không có kinh nghiệm nào nếu có gì không phải các bác chỉ giáo!


Trả lời:
Bulukhin Nguyễn17:25 Ngày 12 tháng 05 năm 2015
Ta đang sống vào thời đạo đức xã hội suy thoái xuống cấp. Nhiều nhà chùa của đạo Phật cũng lây lan sự xuống cấp này mà người ta gọi là thời mạt pháp. .Một số thầy chùa biến thành thầy cúng, trục lợi làm tiền. Thật là buồn mà không biết làm sao được
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: