T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ ẩn danh trong phong trào Thơ mới (1930–1945), tác giả bài "Hai sắc hoa ti-gôn" nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng.
Sau khi truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của Thanh Châu đăng năm 1937 trên "Tiểu thuyết thứ bảy" (Hà Nội), toà soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thuỳ mị, nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước ("Cô gái vườn Thanh" của Nguyễn Bính, "Màu máu ti-gôn" của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.
Sau khi truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của Thanh Châu đăng năm 1937 trên "Tiểu thuyết thứ bảy" (Hà Nội), toà soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thuỳ mị, nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước ("Cô gái vườn Thanh" của Nguyễn Bính, "Màu máu ti-gôn" của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.
T.T.Kh chỉ đăng 4 tác phẩm rồi bặt danh.
- Hai sắc hoa ti-gôn (1937)
- Bài thơ thứ nhất (1937)
- Đan áo cho chồng (1937)
- Bài thơ cuối cùng (1938)
- Hai sắc hoa ti-gôn (1937)
- Bài thơ thứ nhất (1937)
- Đan áo cho chồng (1937)
- Bài thơ cuối cùng (1938)
BÀI THƠ ĐAN ÁO CHO CHỒNG
Chị ơi, nếu chị đã yêu,
Đã buồn lỡ hái ít nhiều đau thương.
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi gió đã sang bờ ly tan!
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết tim vào lồng "nghiêm".
Ai đem lễ giáo giam em,
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.
Không giống như ba bài thơ còn lại được gửi tới tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy và đều làm bằng thơ bảy chữ, bài thơ Đan áo cho chồng này mặc dù cũng ký tên là T.T.Kh. nhưng lại được gửi đăng trên một tờ báo khác và được viết bằng thể thơ lục bát. Vì vậy việc bài thơ này có đích thực cùng tác giả với ba bài thơ còn lại hay không vẫn còn là một nghi vấn.
Trong Bài thơ cuối cùng (đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy sau thời điểm bài thơ Đan áo được đăng), T.T.Kh. đã viết "Chỉ có ba người được đọc riêng, Bài thơ đan áo của chồng em". "Ba người" là những ai, và nhân vật "chị" trong bài thơ Đan áo này là ai? Tất cả vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng.
(Sưu tầm trên mạng)