Tuesday, May 23, 2017

SỰ PHÁ HOẠI CỦA THUYẾT TIẾN HÓA ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN LOẠI


Hiện nay mọi người khi nói về Thuyết tiến hóa, thì luôn cho nó là một phạm trù Sinh vật học. Trên thực tế Thuyết tiến hóa đối với loài người vượt quá xa phạm trù của Sinh vật học. Chúng ta có thể nói rằng, một môn học thuật đề cao hoặc duy hộ đạo đức cơ bản của xã hội, đối với con người mà xét, thì có thể gọi là học thuyết chân chính, còn loại học thuyết phá hoại đạo đức loài người, đả kích bản tính lương thiện của loài người, thì thứ học thuyết đó chính là Tà ác. Bài này thử theo ảnh hưởng của Thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại mà trình bày và phân tích, mong mọi người chú ý đến vấn đề này.

Con người sở dĩ là người chứ không phải là động vật, chính là nhờ ở ràng buộc về luân lý đạo đức. Thế nhưng sự phá hoại của Thuyết tiến hóa đối với đạo đức nhân loại chủ yếu biểu hiện ở việc: nó phá hủy quan niệm đạo đức cơ bản của loài người vốn được truyền thừa suốt mấy ngàn năm qua, nó khuyến khích tính ích kỷ cá nhân tà ác của con người.




Quá khứ mấy ngàn năm trước, người phương Tây đối với việc “Thượng Đế tạo ra con người” rất tin tưởng không nghi ngờ, họ tin vào việc Thần đối với nhân loại là có sự quản chế ràng buộc. Tại phương Đông, mọi người tôn thờ đạo lý “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Học thuyết nhà nho của Trung Quốc đều là xoay quanh “Con người tu thân trọng Đức như thế nào” mà giảng, trong sách “Đạo đức kinh” có mấy ngàn chữ, thực ra đều là xoay quanh “Đạo, Đức” mà giảng. Mọi người có thể đã được nghe đến mức quen tai câu chuyện xưa “Vi biên tam tuyệt” (Ba lần đứt lề sách), kỳ thực cũng nói về chuyện Khổng Tử cẩn thận nghiên cứu Chu Dịch, đề cao việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Nói cách khác, trăm ngàn năm qua mọi người đều tin tưởng rằng Thiện là mặt chủ đạo của nhân tính, những kẻ mang ma tính ích kỷ thì không xứng đáng làm người, và tính ích kỷ là thứ mà con người cần cố gắng trừ bỏ đi. “Tu thân trị quốc bình thiên hạ” chính là để ức chế tính ích kỷ cá nhân, tu thành người nho nhã lễ độ. Những người “Quân tử” có đạo đức cao thượng, hiếu thuận với cha mẹ, tận trung vì nước là những gương mẫu mà cộng đồng xã hội tôn sùng. Được ràng buộc bởi đạo đức cơ bản, con người không dễ dàng bị ma tính khống chế, bản tính lương thiện chiếm địa vị chủ đạo, xã hội phát triển một cách bình thường khỏe mạnh, nền văn minh có thể được tiếp tục duy trì.


Nhưng Thuyết tiến hóa gây tác hại đối với loài người không chỉ dừng lại ở đó. Tư tưởng nòng cốt của nó là “Thích giả sinh tồn” (“Kẻ thích nghi được thì tồn tại”) khiến con người hiện đại tìm được căn cứ, tìm thấy chỗ dựa cho những thứ quan niệm đã bại hoại của họ, tìm được cái cớ để lường gạt lương tâm của chính mình. Trong quan niệm “Thích giả sinh tồn” của Thuyết tiến hóa, “Sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của sinh mệnh: chỉ cần ngươi có thể sống sót trong đời sống tàn khốc (của tự nhiên), thì ngươi là kẻ thắng cuộc (không quan tâm ngươi dùng thủ đoạn gì). Những thứ quan niệm “Con chim dậy sớm thì có côn trùng mà ăn”, “Không cố gắng sẽ bị đào thải”, “Ngươi không đánh gục hắn, hắn sẽ đánh gục ngươi”, “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, vv… thể hiện rõ rằng ma tính ích kỷ đã thay thế phần rất lớn những quan niệm đạo đức chính thống cơ bản của con người. Trong xã hội một người nào còn tốt, một sinh mệnh còn tốt đẹp nếu không thể “Thích ứng với sự biến hóa của hoàn cảnh” thì sẽ bị đào thải, bất kể người ấy lương thiện như thế nào. Những người làm điều thiện cho khắp cộng đồng, lặng lẽ âm thầm phụng sự cho xã hội, những người chăm lo nâng cao tiêu chuẩn đạo đức cá nhân trong xã hội thường không được ủng hộ, mà bị bài trừ, chèn ép, thậm chí bị bài xích đến mất cả không gian sống cơ bản của mình. Mọi người không hề tin tưởng truyền thống đạo đức về lòng lương thiện, khoan dung, nhường nhịn …, “Khinh kẻ nghèo chứ không khinh kỹ nữ”, ngay cả những thứ Đại ca xã hội đen thậm chí lại trở thành đối tượng mà nhiều người sùng bái. Kỳ thực chúng ta chỉ cần tĩnh tâm lại và suy nghĩ, nếu chỉ có Con chim dậy sớm mới có côn trùng để ăn, như thế chẳng phải những con chim dậy muộn hơn đều phải bị chết đói ư? Nhưng trong hoàn cảnh thực tế tự nhiên lại là như thế này: “Con chim dậy sớm ăn côn trùng dậy sớm, con chim dậy muộn ăn côn trùng dậy muộn”. Trong cuộc sống thực tế, những kẻ liều mạng cố gắng vì ích lợi cá nhân, những kẻ không từ một thủ đoạn nào đều nhất định có thể đạt được mục đích cá nhân sao?


Xã hội hiện nay mọi người đều đã thực sự bị Thuyết tiến hóa lôi kéo và đang phải chịu hậu quả là sự băng hoại đạo đức toàn nhân loại. Các bạn hãy xem người ta bây giờ nói chuyện thì chủ đề được quan tâm nhiều nhất có lẽ là “Cạnh tranh”, đề cập làm thế nào để dùng “Sức cạnh tranh” của mình. Khi người ta phát hiện ra rằng những người lương thiện thành thật dễ dàng bị kẻ khác làm tổn hại, mọi người liền thúc giục chính mình trở nên gian trá và giảo hoạt. Để đuổi cho kịp cái gọi là “Trào lưu của thời đại” không ngừng biến hóa, mỗi cá nhân đều bị khuất phục và xuôi theo các quan niệm giá trị càng ngày càng bại hoại, rất ít người dám tự hỏi lại xem chỉnh thể thế giới quan về giá trị liệu có chính xác hay không. Nếu có người thực sự như thế, người khác sẽ bảo họ “Theo không kịp thời đại, mất trí, không hiểu biết”. Bị cái chỉnh thể môi trường như thế này lôi kéo, mỗi phụ huynh đều tính toán làm thế nào để con cái của mình có thể thích ứng được với cái “Xã hội cạnh tranh” này… Giáo dục ở các trường học không lấy đạo đức của học sinh làm tiêu chuẩn cân nhắc, mà lấy điểm số và thành tích làm tiêu chuẩn, cho nên học sinh bây giờ học tập cả ngày cả đêm. “Đáng thương thay cho cái tâm của các bậc cha mẹ trong thiên hạ” nhìn thấy đau xót trong lòng nhưng cũng không thể tránh được. Mỗi người đều căm ghét loại phương hướng giáo dục như thế này, bức thiết hy vọng giảm bớt được gánh nặng cho học sinh, nhưng hoàn toàn không nhận thức ra rằng, đứa con bé bỏng mà mình thương yêu phải chịu nhận tất cả những điều đó chính là do cái tâm “Hy vọng con cái trở thành rồng” của chính cha mẹ chúng tạo thành.


Mỗi cá nhân đều trong cạnh tranh mà đánh mất bản thân, mỗi người đều bị cái gọi là cạnh tranh thúc đẩy, bận rộn tầm thường, bôn ba khắp nơi. Dù là người chiếm được ưu thế và địa vị trong cạnh tranh, họ cũng không có được một ngày bình an, bởi anh ta cần phải đề phòng mọi lúc mọi nơi các đối thủ cạnh tranh càng ngày càng nhiều thêm! Mỗi cá nhân đều thấm thía nỗi khổ cực, mỗi người đều thấy đau buồn, mọi người chịu ảnh hưởng của những thứ quan niệm gọi là “Cạnh tranh” và “Thích giả sinh tồn” mà có thể “Hợp pháp” chém giết lẫn nhau. Bởi cái chỉnh thể giá trị quan như thế đã bắt rễ sâu vào trong xã hội bại hoại rồi, nên người với người làm hại nhau, để đạt được thắng lợi trong cạnh tranh họ không từ bất cứ việc xấu ác nào. Vấn nạn của xã hội liên tục xuất hiện, sự băng hoại của đạo đức nhân loại đã đến mức đáng sợ, môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người cũng lâm vào tình cảnh bị hủy hoại và tàn phá đến mức chưa từng có…


Bởi vậy, hoàn toàn vứt bỏ ảnh hưởng của Thuyết tiến hóa đối với xã hội chúng ta, phục hưng đạo đức của nhân loại đã là trách nhiệm xã hội không thể trốn tránh của mỗi một con người có lương tri. Bởi vì nó quan hệ đến bạn, đến tôi, đến mọi người, đến việc con cháu chúng ta có thể tiếp tục sinh tồn một cách tốt đẹp hay không!

Thanh Nguyên
(Sưu tầm trên mạng)