Năm 1927, Chegoenik, một nhà tâm lý học người Đức, qua thí nghiệm đã phát hiện những hiện tượng kỳ lạ về trí nhớ. Ông cho những người tham gia thí nghiệm làm liên tục 22 đầu việc, trong đó một số việc làm trọn vẹn từ đầu đến cuối, một số đang dở dang thì ông yêu cầu họ làm việc khác. Sau khi kết thúc, ông yêu cầu họ nhắc lại tên các đầu việc. Kết quả là tuyệt đại đa số đều nói đến việc dở dang trước. Họ không những nhớ nhanh, lại còn nói rất chính xác những việc chưa hoàn thành đó. Đối với những việc đã làm xong, không sao nhớ lại được như vậy. Sau này, người ta gọi hiện tượng đó là hiệu ứng Chagoenik.
Hiệu ứng này ở đâu ra? Các nhà tâm lý cho rằng, người ta làm việc gì đều chú ý. Khi việc đã làm xong, sức căng của sự chú ý chùng xuống, còn việc dở dang thì sức căng vẫn tiếp tục. Điều đó có nghĩa là điểm hưng phấn trong não đối với việc chưa xong không dễ gì mất đi, do đó người ta cũng khó quên được.
Trong đời sống có rất nhiều biểu hiện của hiệu ứng Chagoenik. Thí dụ, ta đã ghi việc định làm vào sổ tay, vậy mà đến lúc phải làm ta lại quên đi. Đó chính là vì khi ghi vào sổ, ta có cảm giác như đã xong một việc, thế là việc thật sự phải làm sẽ quên đi. Có những học sinh, trước khi đi thi, bài vở thuộc làu làu, vậy mà thi xong lại quên sạch. Đó chính là bệnh quên tâm lý “đại sự đã xong”, “gánh nặng trút bỏ”.
Trong cuộc sống bạn có thể vận dụng hiệu ứng Chagoenik để thực hiện các mục đích của mình. Thí dụ: nếu bạn muốn ai đó ghi nhớ việc gì, bạn không nên thao thao bất tuyệt nói hết, dặn dò đầu đuôi một cách rất cẩn thận. Bạn đừng ngại bớt lại chút ít để người đó đoán việc. Như vậy người ta sẽ nhớ rất kỹ. Bất kể môn học nào, bạn cũng nên tạo cho mình cảm giác còn chưa hiểu hết, muốn hiểu thêm. Luôn đặt cho mình trạng thái “chưa xong việc” để hiệu ứng Chagoenik phát huy tác dụng. Học tập luôn có động cơ, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Hiệu ứng này ở đâu ra? Các nhà tâm lý cho rằng, người ta làm việc gì đều chú ý. Khi việc đã làm xong, sức căng của sự chú ý chùng xuống, còn việc dở dang thì sức căng vẫn tiếp tục. Điều đó có nghĩa là điểm hưng phấn trong não đối với việc chưa xong không dễ gì mất đi, do đó người ta cũng khó quên được.
Trong đời sống có rất nhiều biểu hiện của hiệu ứng Chagoenik. Thí dụ, ta đã ghi việc định làm vào sổ tay, vậy mà đến lúc phải làm ta lại quên đi. Đó chính là vì khi ghi vào sổ, ta có cảm giác như đã xong một việc, thế là việc thật sự phải làm sẽ quên đi. Có những học sinh, trước khi đi thi, bài vở thuộc làu làu, vậy mà thi xong lại quên sạch. Đó chính là bệnh quên tâm lý “đại sự đã xong”, “gánh nặng trút bỏ”.
Trong cuộc sống bạn có thể vận dụng hiệu ứng Chagoenik để thực hiện các mục đích của mình. Thí dụ: nếu bạn muốn ai đó ghi nhớ việc gì, bạn không nên thao thao bất tuyệt nói hết, dặn dò đầu đuôi một cách rất cẩn thận. Bạn đừng ngại bớt lại chút ít để người đó đoán việc. Như vậy người ta sẽ nhớ rất kỹ. Bất kể môn học nào, bạn cũng nên tạo cho mình cảm giác còn chưa hiểu hết, muốn hiểu thêm. Luôn đặt cho mình trạng thái “chưa xong việc” để hiệu ứng Chagoenik phát huy tác dụng. Học tập luôn có động cơ, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
(Sưu tầm trên mạng)