Trương Tam Phong với Thái Cực Quyền |
Một cách khái quát, Kim Dung đã đặt vào cho những nhân vật của mình những loại hình võ công (hay công phu, kungfu) mà họ cần phải có. Các loại hình võ công bao gồm chưởng pháp (phép đánh bằng tay), quyền pháp (phép đánh bằng nắm tay), chỉ pháp (phép đánh bằng ngón tay), cầm nã thủ pháp (phép đánh bằng câu, bắt, móc, giật) trảo pháp (phép chụp bằng ngón tay), cước pháp (phép đá), bộ pháp (phép di chuyển), khinh công (phép đi nhanh). Nếu các nhân vật của ông chuyên sử dụng vũ khí thì mỗi loại vũ khí được kết hợp với một pháp để hình thành võ công riêng cho họ (đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, trượng pháp, côn pháp... Đối với một số nhân vật đặc biệt, Kim Dung đã tạo ra cho họ những thứ võ công đặc biệt: thần công Sư tử hống (tiếng rống của sư tử) của Tạ Tốn (Ỷ thiên Đồ long ký), Hấp tinh đại pháp (phép hút kình lực và công lực kẻ khác làm công lực và kình lực của mình) của Nhậm Ngã Hành (Tiếu ngạo giang hồ), Nhiếp hồn đại pháp (phép thôi miên) của Đinh Xuân Thu (Thiên Long bát bộ)...
Nhâm Ngã Hành với Hấp Tinh Đại Pháp |
Kim Dung tạo ra cho nhân vật của mình những hoàn cảnh, những tình huống để họ thủ đắc võ công. Có những nhân vật không chịu học võ, suốt ngày chỉ lo học sách thành hiền, học kinh Phật như vương tử Đại Lý Đoàn Dự hay như nhà sư trẻ Hư Trúc cùng bị đẩy đưa vào hoàn cảnh phải học võ công để tự cứu mình và cứu ngƣời, trở thành bậc thượng thừa. Có kẻ say mê võ công, đi tìm suốt đời mà chẳng thấy. Con đường mà Kim Dung dẫn dắt những nhân vật trung tâm của mình đến với các thứ võ công không khỏi khiến cho ngƣời đọc cười thầm.
Nhân vật của Kim Dung thể hiện võ công qua kình lực. Đứng trên quan điểm triết học Trung Hoa, ông chia kình lực ra làm hai loại: dương cƣơng và âm nhu. Dương cương là loại kình lực mãnh liệt, khi xuất chiêu phát ra tiếng động. Âm nhu là kình lực mềm mại, khi xuất chiêu không phát ra tiếng động. Hai loại kình lực đó loại nào cũng có thể giết ngƣời, làm tan bia vỡ đá! Ông lấy Nhu chế Cương, lấy Cương chế Nhu. Kẻ thắng cuộc là kẻ có công lực cao hơn. Căn cứ vào võ học Trung Hoa, Kim Dung để cho các nhân vật của mình thi triển võ công theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. trong cách đánh trực tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... phải đụng đến người địch thủ. trong cách đánh gián tiếp; chưởng, trảo, chỉ, quyền... không đụng đến người địch thủ, Kim Dung gọi đó là cách không. Cách không điểm huyệt chỉ pháp của Kiều Phong, Lục mạch thần kiếm của Đoàn Dự, Thất thương quyền của Tạ Tốn... đều có cái khả năng cách không này. Đặc biệt Kim Dung có đề cập đến Cách sơn đả ngưu thần công (thần công đánh con trâu cách trái núi). Trong Thiên Long bát bộ, ông đã để cho quốc sư nước Thổ Phồn dùng Tiểu Tu ni chưởng đánh vào đỉnh đồng bên này, đỉnh đồng không phát ra tiếng động và vẫn lành lặn nhưng phía bên kia lại lủng. Cách diễn tả như vậy nghe hơi phi khoa học nhưng lại làm thoả mãn trí tưởng tượng vốn phong phú của con ngƣời.
Nhất Đăng Đại Sư với Nhất Dương Chỉ |
Kim Dung đặt tên cho các loại võ công rất độc đáo và riêng trong khía cạnh này, ông cũng đã tự chứng mình đƣợc trình độ viết tiểu thuyết của mình. Một là – võ công thường gắn liều với nguồn gốc xuất thân. Thí dụ các nhà sư xuất thân từ phái Thiếu Lâm thì phài biết sử La Hán quyền, Niêm hoa chỉ, Thiếu Lâm trường quyền, Di Đà chưởng, Giáng ma trượng... Ai xuất thân từ đạo gia Võ Đang thì có Thái cực quyền, Võ Đang miên chưởng. Hư Trúc học được võ công của phái Thiên Sơn thì võ công đó được gọi là Thiên Sơn lục dương chưởng, Thiên Sơn lục dương chỉ, Thiên Sơn chiết mai thủ... Hai là – tên của võ công thường gắn liền với những chiêu thức, đòn thế của môn võ công ấy. trong tinh thần này, ngƣời đọc tìm thấy Hàng long thập bát chưởng (18 chưởng hạ rồng), Liên hoàn thập tam cước (13 thế đá liền nhau), Độc Cô cửu kiếm (9 thế kiếm của Độc Cô Cầu Bại). Ba là – tên của môn võ công thường gắn liền với sinh hoạt, đặc điểm của động vật. Trong tinh thần này, ta thường gặp trong tác phẩm của Kim Dung những Xà quyền (rắn), Đại Thánh quyền (khỉ), Áp hình công (vịt), Hàm mô công (ếch), Ưng trảo công (chim ưng), Kê trảo công (gà). Ngay cả đến con rồng - một động vật trong linh thoại cổ Trung Hoa – cũng có công phu: Long trảo công. Bốn là – tên của võ công gắn liền với tính chất, hậu quả khi sử dụng võ công đó. Trong tinh thần này, ta thường gặp Tam tiếu tiêu dao tán (thuốc bột làm người ta cười 3 lần trƣớc khi chết), Thất thương quyền (loại quyền pháp muốn luyện được phải bị 7 thứ nội thương trong phủ tạng), Hoá thi phấn (loại thuốc bột làm tan xác chết ra nƣớc)...
Quách Tĩnh với Hàng Long Thập Bát Chưởng |
Kim Dung có một bề dày kiến thức về y học cổ Trung Hoa. Một cố nhân vật của ông thường vừa giỏi võ công, vừa tinh thâm y thuật, phối hợp y thuật với võ công hoặc để cứu người, hoặc để chế ngự người. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta bắt gặp nhân vật Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ, cứu người chỉ cần một ngón tay và giết người cũng chỉ cần một ngón tay. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, ta gặp Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và sau đó là Trương Vô Kỵ, giỏi về chữa thương, phục hồi kỳ kinh bát mạch. Thuốc độc và phóng độc cũng là một loại võ công. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta gặp Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Trong Phi hồ ngoại truyện, ta gặp Độc thủ dược vương chuyên đánh thuốc độc. Cũng theo Kim Dung, âm nhạc cũng là một dạng võ công có thể chế ngự địch thủ. Một số nhân vật của ông như Côn Lôn tam thánh Hà Túc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký), Cầm điên Khang Quảng Lăng (Thiên Long bát bộ), Nhậm Doanh Doanh và Lưu Chính Phong (Tiếu ngạo giang hồ)... đã dùng tiếng đàn, tiếng sáo, hoặc để chữa thương, hoặc để khắc chế địch thủ. Đoạn cảm động nhất là đoạn Doanh đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu thần kinh cho Lệnh Hồ Xung khi chàng trai này bị trọng thương.
Thánh Hỏa Lệnh |
Chu Chỉ Nhược với Cửu Âm Bạch Cốt Trảo |
Một điều cần chú ý là Kim Dung không lạm dụng khuynh hướng đa sát trong tiểu thuyết võ hiệp, điều mà ta thường gặp trong các loại phim cao bồi Viễn Tây (Mỹ) và phim chưởng Hongkong cũng như ở một số tiểu thuyết gia khác viết truyện võ hiệp. Trong 12 bộ tiểu thuyết, Kim Dung có mô tả 2 trận đa sát: một là đoạn Kiều Phong bị quần hùng Trung Nguyên vây hãm ở Tụ hiền trang (Thiên Long bát bộ), hai là đoạn phái Tung Sơn bịt mặt giả làm người của Ma giáo vây hãm phái Hằng Sơn ở Long Tuyền (Tiếu ngạo giang hồ). Chữ Nhân của đạo Khổng đã được ông tôn trọng một cách hết sức nghiêm túc đúng như quan niệm của Khổng Tử: “Nhân giả nhân dã” (Đạo nhân là đạo của con người vây). Đọc văn của ông, ngƣời ta chỉ thấy cái thiện chế ngự cái ác, cái chính nghĩa thắng cái gian tà và tinh thần nhân đạo được đề cao triệt để. Những nhân vật bình thường nhất cũng biết tha thứ cho kẻ thù, cũng nói được “Oán thù nên giải chứ không nên kết” hoặc “Hồi đầu thị ngạn” (Quay đầu là bờ)... Và họ đã tha thứ cho nhau. Những nhân vật ma đầu, đầy mình tội lỗi như Đinh Xuân Thu, Du Thản Chi, Lâm Bình Chi, Thạch Trung Ngọc,... cuối cùng rồi cũng chỉ bị phế võ công, đưa cho những người nhân hậu quản chế để khỏi đi gieo rắc cái ác. Không có ai bị giết, bị hành hạ, bị trả thù đau đớn.
Độc Cô Cầu Bại |
Trương Vô Kỵ tình nguyện vể vẽ lông mày cho Triệu Minh |
Cái mà người ta tìm được trong tác phẩm Kim Dung chính là lòng nhân ái. Lòng nhân ái đó đặt trên cơ sở của tƣ tưởng Khồng giáo, Phật giáo, Đạo giáo phương Đông. Trong khi các nhân vật của ông sử dụng võ công để đánh nhau, họ vẫn tôn trọng lòng nhân ái mà “hạ thủ lưu tình” (xuống tay nhưng vẫn giữ được tình người). Hai kẻ thù đánh nhau, đến khi chia tay vẫn có thể nói được lời từ biệt: “Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây, còn ngày gặp gỡ.” Chiêu thức nào có tên gọi độc ác quá, được đổi tên ngay: Thế Lưỡng bại câu thương (đôi bên cùng chết) của phái Võ Đang được đổi tên thành Thiên địa đồng thọ (đất trời cùng tồn tại) và được khuyến khích không đem ra sử dụng. Võ công làm nên tiểu thuyết võ hiệp nhưng không quyết định nội dung tiểu thuyết võ hiệp. Cái quyết định chính là chữ Hiệp, đứng sau chữ Võ.
VŨ ĐỨC SAO BIỂN (KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI)