Nhà văn Vincent Lam thuộc nhóm thanh niên thời hiện đai, sinh ra ở nước ngoài, con của một Hoa Kiều từng sinh sống ở Chợ Lớn nhưng vẫn nhận Chợ Lớn là quê hương. Cái lòng của Hoa kiều là như vậy vẫn nhớ đến nơi nuôi và sinh sống của cha mình. Người Hoa ở VN không chỉ có bao nhiêu đó, có người nổi tiếng, có người không nổi tiếng, có người đóng góp trong công cuộc mở mang bời cỏi VN, có người đóng góp trong văn hóa, nghệ thuật, thương mãi, những đóng góp đó để đền đáp cho đất nước đã cưu mang mình trong biết bao thế hệ. (LKH)
NHỮNG NHÀ VĂN HOA KIỀU VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM: VINCENT LAM
Một nhà văn Hoa kiều khác, rất yêu Chợ lớn, nơi anh đã có nhiều kỷ niệm. Ðó là nhà văn Vincent Lam. Mà đặc biệt hơn nữa, anh là con của một gia đình người Việt gốc Hoa sinh trưởng ở Chợ Lớn. Và anh đang viết một tiểu thuyết coi như là đầu tay mà chưa hoàn tất. Tiểu thuyết ấy viết về thành phố Chợ Lớn, nơi chốn mà anh không thể bao giờ quên được với những kỷ niệm của mình. Trong trang web của anh, anh có rất nhiều hình ảnh về thành phố ấy. Tôi đã có một chút thảng thốt khi nhìn lại những phong cảnh ấy. Những nóc chợ ngói rêu, những con đường với những căn nhà cổ xây dựng từ thuở nào…
Vincent Lam là một nhà văn đã đoạt giải thưởng Giller về văn học của Canada với tập truyện ngắn ”Bloodletting and Miraculous Cures”. Vincent Lam còn là một bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu của bệnh viện Toronto East General Hospital.
Một năm ở trên thế giới trao tặng rất nhiều giải thưởng văn chương và có nhiều nhà văn tài năng kiệt xuất, mà tại sao tôi lại muốn tìm hiểu để viết về Vincent Lam? Lý do giản dị, vì tính tò mò khi có người viết về đất nước Việt Nam, cũng y hệt như khi tôi đọc và tìm hiểu về Marguerite Duras hay Graham Greene. Vincent Lam viết “Cholon, Near Forgotten”. Một cuốn tiểu thuyết coi như tự truyện của một người mà gia đình đã có thời sống trong cộng đồng Hoa Kiều ở Chợ Lớn. Xem qua những tấm hình trên website của Vincent Lam, tôi như thấy lại một đời sống của những người Việt gốc Hoa, mà có khi họ là làng xóm láng giềng của tôi. Tôi đã sống ở vùng Chợ Lớn, mẹ tôi có sạp vải và buôn bán ở Chợ Lớn và tôi có những đứa bạn cùng lớp người Hoa nói tiếng Việt còn ngọng đớt. Ðọc những trang sách viết về những con phố cũ, những ngõ hẻm xưa, có cái thú vị của những người trở về thăm lại những đoạn ấu thời đã qua đi mãi mãi…
NHỮNG NHÀ VĂN HOA KIỀU VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM: VINCENT LAM
Một nhà văn Hoa kiều khác, rất yêu Chợ lớn, nơi anh đã có nhiều kỷ niệm. Ðó là nhà văn Vincent Lam. Mà đặc biệt hơn nữa, anh là con của một gia đình người Việt gốc Hoa sinh trưởng ở Chợ Lớn. Và anh đang viết một tiểu thuyết coi như là đầu tay mà chưa hoàn tất. Tiểu thuyết ấy viết về thành phố Chợ Lớn, nơi chốn mà anh không thể bao giờ quên được với những kỷ niệm của mình. Trong trang web của anh, anh có rất nhiều hình ảnh về thành phố ấy. Tôi đã có một chút thảng thốt khi nhìn lại những phong cảnh ấy. Những nóc chợ ngói rêu, những con đường với những căn nhà cổ xây dựng từ thuở nào…
Vincent Lam là một nhà văn đã đoạt giải thưởng Giller về văn học của Canada với tập truyện ngắn ”Bloodletting and Miraculous Cures”. Vincent Lam còn là một bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu của bệnh viện Toronto East General Hospital.
Một năm ở trên thế giới trao tặng rất nhiều giải thưởng văn chương và có nhiều nhà văn tài năng kiệt xuất, mà tại sao tôi lại muốn tìm hiểu để viết về Vincent Lam? Lý do giản dị, vì tính tò mò khi có người viết về đất nước Việt Nam, cũng y hệt như khi tôi đọc và tìm hiểu về Marguerite Duras hay Graham Greene. Vincent Lam viết “Cholon, Near Forgotten”. Một cuốn tiểu thuyết coi như tự truyện của một người mà gia đình đã có thời sống trong cộng đồng Hoa Kiều ở Chợ Lớn. Xem qua những tấm hình trên website của Vincent Lam, tôi như thấy lại một đời sống của những người Việt gốc Hoa, mà có khi họ là làng xóm láng giềng của tôi. Tôi đã sống ở vùng Chợ Lớn, mẹ tôi có sạp vải và buôn bán ở Chợ Lớn và tôi có những đứa bạn cùng lớp người Hoa nói tiếng Việt còn ngọng đớt. Ðọc những trang sách viết về những con phố cũ, những ngõ hẻm xưa, có cái thú vị của những người trở về thăm lại những đoạn ấu thời đã qua đi mãi mãi…
Vincent Lam sinh năm 1974 tại London, Ontario, trong một gia đình gốc Trung Hoa đã sinh sống ở Việt Nam trước khi di cư qua Canada. Cha của Vincent Lam đã có rất nhiều nghề nghiệp, từ nghề xây cất tới đầu bếp, và sau cùng là một chuyên gia canh nông tại Ấn Ðộ. Bốn năm sau, gia đình di chuyển tới Ottawa nơi mà Vincent Lam đã lớn lên từ những truyện kể của người cha cũng như từ các tác phẩm của C.S. Lewis và Roald Dahl, và manh nha trong óc và càng ngày càng in sâu là trở thành nhà văn. Hiểu rằng bản thân mình khó có đủ ngôn ngữ để sáng tạo của tác phẩm văn chương lớn, Lam ghi danh vào trường Y khoa của Viện Ðại học Toronto với hy vọng rằng từ những kinh nghiệm của đời sống thực tại và những chất liệu giàu có của nghề nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho mong ước ấy.
Khi Lam làm việc trên tàu Arctic với nhiệm vụ là một bác sĩ, anh tình cờ gặp nhà văn nổi tiếng Margaret Atwood và được bà ưng thuận đọc trước và nhận định các truyện ngắn của anh. Sau đó bà gửi cho anh một email chỉ có vỏn vẹn một hàng chữ: “Chúc mừng anh! Anh có thể viết văn được!” Sau đó bà đã giới thiệu Lam với nhà xuất bản Doubleday ở Canada. Hơn thế nữa, bà còn lấy một truyện ngắn của Lam và thay đổi bố cục của nó cũng như gợi ý Lam viết một truyện ngắn khác dựa trên những hiểu biết về y học của bệnh SARS. Lam thực hiện theo gợi ý của bà và viết thành truyện ngắn “Contact Tracing”. Ðây là một truyện ngắn nổi bật nhất của Lam trong tuyển tập “Bloodletting & Miraculous Cures” đoạt giải Scotiabank Giller Prize. Lam thường xuyên dành cả buổi sáng để viết văn còn buổi chiều và ban đêm thì túc trực trong phòng cứu cấp của bịnh viện Toronto. Anh làm việc trong bịnh viện và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại dịch bệnh SARS cũng như am hiểu những tình cảnh và tâm lý của người bệnh. Anh kể “ở phòng cấp cứu của bệnh viện, người y sĩ là tâm của cơn giông bão tạo ra bi kịch và căng thẳng. Chúng tôi làm việc trong một thế giới của cả hai tính chất y khoa và con người thường phối hợp lại, nơi mà tiêu chuẩn thật cao và có khi không tiên đoán trước được những trở ngại. Là bác sĩ, tôi đáp ứng tất cả những điều chung quanh tôi, và làm việc trong thế giới ấy. Là một người viết văn, tôi vận dụng tất cả để có chất sống động và mới lạ trên trang giấy”
Với những câu chuyện của bốn sinh viên y khoa: Ming, Fitz, Sri and Chen; Lam đã mở ra những thế giới của những người theo đuổi nghề nghiệp chữa bệnh cho người. Lam đã có một câu ví von:
“Tôi nghĩ rằng làm cha và làm nhà văn còn khó hơn là làm nhà văn và bác sĩ vì lý do với làm bác sĩ và nhà văn thì phải lập kế hoạch để có bằng cấp. Còn khi làm cha mẹ thì không bao giờ chấm dứt được vai trò và trách nhiệm của bậc cha mẹ. Khi bạn đang chăm chú với công việc của mình và đứa con trai dập cửa thình thình và hét “Mở cửa! Mở cửa!” thì chắc chắn bạn phải đứng dậy và mở cửa.”
Người cha đã để lại nhiều ấn tượng cho tâm hồn Lam. Ðó là một người đàn ông sinh trưởng ở Trung Hoa nhưng đã sống lưu lạc ở nhiều quốc gia và đã lăn lộn với nhiều nghề nghiệp. Cuộc đời ấy đã thành một ám ảnh thôi thúc Lam viết một thiên tự truyện về gia đình mình. Cuốn truyện viết về một nơi chốn mà gia đình Lam đã sống một thời gian khá lâu.
Vincent Lam thố lộ: “Tác phẩm có tên là “Chợ Lớn, Near Forgotten”. Ðó là cuốn sách đầu tiên tôi định viết. Năm 14 tuổi tôi đã muốn viết nó. Khi tôi không còn làm công việc phụ trách về sức khỏe y tế cho cộng đồng, tôi lại muốn viết lại về nó. Nhưng rồi, lại băn khoăn bất định và đành viết tập truyện ngắn “Bloodletting & Miraculous cures” trước. Vậy là cuốn tiểu thuyết này đã bị đình hoãn nhiều lần”
Một lần khác, trong một cuộc phỏng vấn của CBC Radio, người con của một gia đình Trung Hoa đã là cư dân của Chợ Lớn đã phát biểu về sự đam mê viết văn của mình:
“Tôi như đang bị kiệt sức như một nhà văn trong lúc đang chấm dứt một ngày cầm bút, nhưng thường thường lại làm tôi hài lòng khi đến nhà thương làm việc, bởi vì sau một ngày thất bại khi đối diện với trang giấy trắng tinh, đó là giây phút hồi sinh lại mênh mông, như khi đến phòng cấp cứu để nhìn thấy những bệnh nhân có thực của đời sống có thực với những bệnh tật, những cơn đau ngực, những vết cắt và những cơn sốt..’
Một người trẻ tuổi có khi đã muốn và đã quyết định làm nhà văn trước khi trở thành bác sĩ, Lam đã nói về quyết định của đời mình:
“Tôi nghĩ khi tôi ở tuổi 14,15 có lúc tôi đã ngồi vào bàn viết và đột nhiên tự nhận ra là tôi chẳng có một ý nghĩ nào để viết cả rồi tôi nghĩ tôi phải bắt buộc hội nhập vào thế giới để học hỏi một điều gì đó trước khi cầm bút viết về nó..”
Cuốn sách “Cho Lon, Near Forgotten” kể về nhân vật chính là Percival Chen sinh ra ở một ngôi làng nhỏ ở Quảng Ðông cùng thời gian với sự suy tàn của đế chế Mãn Thanh. Ông ta bị mồ côi cha mẹ và sau cuộc xâm chiếm của quân đội Nhật Bản vào Hồng kông thì chạy qua Việt Nam và vào Sài Gòn sinh sống. Ông ta đã tạo được sự may mắn khi làm hiệu trưởng một trường dạy Anh ngữ ở Sài Gòn nhưng lại làm mất đi cơ hội khi làm nghề cờ bạc chuyên nghiệp trong những năm chiến tranh. Khi cuộc chiến bùng nổ Chen di cư ra khỏi Việt nam và khi sang sống ở Brisbane , Úc Châu thì bị ung thư và ở trong hoàn cảnh thời gian đợi chờ cái chết. Trong tâm cảnh ấy, Chen chỉ chờ mong những cuộc viếng thăm của con cháu sống rải rác mọi quốc gia trên thế giới. Những đứa con và cháu là những mẫu người sống lưu lạc và không bao giờ muốn đối mặt với quá khứ sống ở những nơi không phải là quê hương mình và rất ngần ngại khi xác định lý lịch của mình….
Chợ Lớn, dần đã lãng quên. Những cửa hiệu, những sạp hàng, những con phố, những ngõ hẻm. Những người Tiều trồng rau. Những người Quảng buôn bán. Những người Hẹ dệt vải. Những người Hải Nam tiệm ăn. Những phố Tản Ðà, Ðồng Khánh, Nguyễn Tri Phương đầy tiệm ăn náo nhiệt… Vincent Lam đã trở về, đã chụp ảnh, đã gặp lại những người thân của gia đình. Những tấm ảnh mở ra những cuộc sống. Ở một nghĩa nào đó, viết về ngày đã qua tương tự như làm hồi sinh lại quá khứ. Mà quá khứ ấy, không phải là của Vincent Lam mà còn là của một gia tộc mà vì thời thế hoặc vì mưu sinh mà lưu lạc khắp bốn phương trời sinh sống ở mọi nơi mọi quốc gia trên thế giới.
Ðọc Marguerite Duras để nao nao nhớ lại bến Bắc qua sông Hậu Giang, để ngậm ngùi về tâm tình của một người đàn bà ngoại quốc đã để lại tâm tình nơi xứ sở tạm ngụ. Ðọc Graham Greene để nhớ tới Sài Gòn, nhớ tới quán cà phê bên lề đường của khách sạn Continnental, nhớ tới thời gian của chiến tranh của xáo trộn chính trị.
Còn đọc Vincent Lam, ý nghĩ nào hiện đến? Có còn tồn tại không cái thế giới của người Hoa, những người ngụ cư nhưng vẫn tồn tại văn hóa riêng, vẫn đèn nến sáng choang ở những ngôi chùa thờ Quan Thánh, thờ Bà Thiên Hậu?
Còn tôi, vẫn thỉnh thoảng bâng khuâng về những khi tuổi nhỏ, tinh nghịch đóng vai vua Quang Trung để tập kích đám học trò trường Tàu đi qua xóm mình. Nhưng, hình như Chợ Lớn là lãnh địa của họ. Buổi chiều đi học về muộn, nhìn bầy chim én bay lượn trên nóc Chợ Lớn, thấy những hàng quán bán ăn đêm với những tiếng người các chú ngọng líu ngọng lo, tự nhiên thấy mình đi lạc vào một lãnh địa khác. Cái cảm giác ấy, thật là kỳ lạ… Qua Hoa Kỳ, ngụ cư ở xứ người, tự nhiên lại thấy những người Tàu Chợ Lớn ấy với dân tộc mình cũng có điều gần gũi. Họ đi khắp nơi trên thế giới để sinh sống nhưng với Việt Nam họ vẫn còn nhiều điều quan hệ. Ít ra, họ cũng chịu chung số phận của những nạn nhân của CS và đã mang cuộc đời mình thách đố với biển cả với bão giông để tìm kiếm tự do…
NGUYỄN MẠNH TRINH