Ý nghĩa ngày Rằm tháng Mười, Rằm Hạ nguyên
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là. Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn).
- Rằm tháng Giêng là ngày Vua Nghiêu ban phước cho nhân sinh, nên còn được gọi là "Thượng Nguyên Tứ Phước Thiên Quân Ðại Ðế Thắng Hội" hay "Thượng Nguyên Thiên Quân Thánh Ðản "hay gọi tắt là: "Thiên Quan Tứ Phước”.
- Rằm tháng Bảy là ngày Vua Thuấn xá tội cho các vong hồn nơi Ðịa phủ , nên còn gọi là "Trung Nguyên Xá Tội Ðịa Quan Ðại Ðế Thắng Hội" hay còn gọi là "Trung Nguyên Ðịa Quan Thánh Ðản", “Vu Lan Thắng Hội”.
- Rằm tháng Mười là ngày Vua Hạ Vũ giải tai ách cho nhân sinh nên còn gọi là "Hạ Nguyên Giải Ách Thuỷ Quan Ðại Ðế Thắng Hội" hay còn gọi là "Hạ Nguyên Thuỷ Quan Thánh Ðản", “Tết lúa mới”…
Tung bừng lễ hội mừng lúa mới |
Ca dao có câu:
Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,
Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không,
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy
Như vậy, trong ba ngày Rằm, Rằm tháng Mười là ngày mọi người ai cũng đều cúng quảy. Tại sao vậy?
Bởi vì, Rằm Hạ nguyên - Rằm tháng Mười còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao. Lễ mừng lúa mới đối với đồng bào dân tộc cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh.
Tưng bừng lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Tây nguyên |
Hạ Nguyên tiết |
Hạ Nguyên Thủy Quan Đại Đế |
Trí Bửu
Theo: PGVN
No comments:
Post a Comment