Wednesday, February 5, 2020

ĐẢO GIÁNG SINH (CHRISTMAS ISLAND)


Đảo Giáng Sinh là một lãnh thổ của Úc nằm ở Ấn Độ Dương, 2600 kilômét (1600 mi) về phía tây bắc của Perth ở Tây Úc và 500 kilômét (300 mi) về phía nam của Jakarta, Indonesia.


Có 2.205 cư dân sống trong một số "vùng định cư" ở đỉnh bắc của đảo: Flying Fish Cove (còn gọi là Kampong), Settlement, Silver City, Poon Saan và Drumsite.


Nó có địa thế độc đáo và là điểm đến yêu thích của nhiều nhà khoa học và nhà tự nhiên học do số chủng loại động thực vật đặc hữu sống tách biệt và không bị quấy nhiễu bởi sự sinh sống của con người.


Trong khi đã có những hoạt động khai thác mỏ trên đảo trong nhiều năm, 65% trong 135 km² (52 sq mi) hiện là Công viên Quốc gia và có những khu vực lớn là rừng nhiệt đới hoang sơ và cổ đại.


Hòn đảo được ghi nhận lần đầu bởi những nhà thám hiểm người Anh và Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII, và được thuyền trưởng William Mynors đặt tên khi ông đặt chân lên đảo vào ngày Giáng sinh 25 tháng 12 năm 1643 trên chiếc tàu Royal Mary của công ty Đông Ấn. Tấm bản đồ đầu tiên xuất hiện Đảo Christmas được phát hành năm 1666 bởi Pieter Goos, trong đó Goos đặt tên cho đảo là Mony. Chuyến viếng thăm sớm nhất được ghi lại là 3/1688 bởi William Dampier trên chiếc tàu Anh mang tên Cygnet. Ông đã phát hiện ra là không có cư dân của hòn đảo. Một tài khoản của chuyến thăm có thể được tìm thấy trong Voyages của Dampier, trong đó mô tả làm thế nào, khi cố gắng tiếp cận Cocos từ New Holland, con tàu của anh ta đã bị kéo ra khỏi hướng đông và sau 28 ngày đến đảo Christmas (ven biển phía đông) và hai thủy thủ của ông là những người đầu tiên đặt chân lên đảo.


Chuyến viếng thăm kế tiếp là của Daniel Beekman, ông đã mô tả nó trong cuốn sách của ông viết 1718, A Voyage to and from the Island of Borneo, in the East Indies.

(Theo Wikipedia)


Có gì đặc biệt ở hòn đảo Giáng Sinh thu hút khách thăm?

Hòn đảo Giáng Sinh là nơi có loài cua đỏ với cuộc di cư độc đáo hàng năm thu hút du khách toàn thế giới. Cuộc di cư của hơn 65 triệu con cua bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12.


Hòn đảo Giáng Sinh nằm trên vùng biển Ấn Độ Dương, cách đảo Java của Indonesia khoảng 350km. Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 là hòn đảo Giáng Sinh tại Australia lại thu hút du khách tới thăm.


Không chỉ vì nơi đây có cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp mà còn một hiện tượng lạ là cứ đến mùa Giáng Sinh, loài cua đỏ lại lũ lượt kéo về, kín cả một vùng đất.


Loài cua đỏ bắt đầu có mặt tại đây vào tháng 10 đến tháng 12. Khoảng 65 triệu con cua sẽ vượt qua chặng đường dài 8km trong vòng 9-18 ngày để đi ra biển.


Ở biển chúng sẽ giao phối trong các hang cua được cua đực đào sẵn và bò ra biển đẻ trứng. Sau khi kết thúc hành trình sinh nở, cua lại bò trở về nhà là rừng quốc gia đảo Christmas.


Mùa cua đỏ di cư cũng là lúc mà du khách kéo đến đây, ngắm nhìn cảnh tượng đỏ rực cả con đường. Để bảo vệ lũ cua đỏ khỏi phương tiện giao thông, hòn đảo này cũng đã cho dựng hàng rào dọc theo tuyến đường dẫn vào các khu mỏ.


Những cây “cầu vượt” cũng được dựng lên, để cua có thể vượt qua đường dễ dàng và các phương tiện giao thông đều bị cấm lưu thông trong thời gian này để có thể bảo toàn số lượng loài cua độc đáo.


Các cửa hàng, sân chơi golf hay phương tiện xe cộ cũng đều ngừng hoạt động để nhường đường cho cua đỏ. Trên đường cũng xuất hiện biển báo phong tỏa đường phục vụ cua đỏ di cư.


Loài cua đỏ không chỉ giúp vùng đất đảo Giáng Sinh trở nên đặc biệt nhất toàn thế giới mà nó còn rất có lợi cho nông nghiệp. Dù thịt cua rất độc không thể ăn được nhưng loài cua này lại tiêu thụ hết lá khô trong rừng và thải phân làm cho vùng đất trở nên màu mỡ.


Hơn nữa, vùng đất này cũng được thu lợi từ du lịch khi cứ đến mùa đông, du khách lại kéo đến chứng kiến cảnh cua di cứ, ngắm nhìn những chú cua đỏ đáng yêu cật lực trên hành trình sinh sản.


Thiên nhiên và những câu chuyện lý thú của cuộc di cư màu đỏ cũng đã thu hút các nhà khoa học đến với hòn đảo Giáng Sinh, một hòn đảo nhỏ thân thiện và hấp dẫn.


Người dân ở đây coi cua đỏ là biểu tượng, là niềm tự hào và là điềm lành. Rất nhiều quán ăn, quán cà phê và khách sạn sử dụng hình ảnh cua đỏ để làm biểu tượng riêng không nơi nào có được.

No comments: