Theo truyền thuyết để lại, tỳ hưu là một loại mãnh thú nhưng lại mang đến những điều thiện, tốt lành cho con người. Là đứa con thứ 9 của rồng, cũng là đứa con sở hữu ngoại hình đẹp nhất, miêu tả về tỳ hưu được sách cổ ghi lại như sau: đầu mang hình dáng của Kỳ Lân, có sừng, phần thân to như gấu lớn và có cánh. Con đực là Tỳ, con cái là Hưu.
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ, khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nhả nhanh những thỏi vàng sáng chói mang vào trong cung vua. Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn.
Sau đó, vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Miêu tả về tỳ hưu được sách cổ ghi lại : đầu mang hình dáng của Kỳ Lân, có sừng, phần thân to như gấu lớn và có cánh
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Vua thấy vậy nên cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi người Mãn lên ngôi vua, lập ra nhà Thanh, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con kỳ Hưu hay cũng gọi là tỳ hưu. Tỳ hưu là linh vật không có hậu môn nên chỉ ăn vào mà không nhả. Do vậy có tác dụng chiêu tài, giữ lộc. Ngoài ra, tỳ hưu rất hung dữ, chuyên cắn tinh huyết ma quỷ nên điều tai ương không dám tới gần. Vì vậy mang linh vật quý giá này bên mình còn có tác dụng hộ mệnh, trừ tà.
Tỳ hưu là linh vật không có hậu môn nên chỉ ăn vào mà không nhả nên có tác dụng chiêu tài, giữ lộc
Đặc biệt, tỳ hưu có sừng (loại này có sừng dài nhất trong tất thảy), có cánh, mông nhỏng cao, thuôn là những đặc điểm về hình dáng mà con tỳ hưu có tác dụng giúp bạn phát triển về sự nghiệp công danh. Nếu muốn cầu sức khỏe, bình an thì bạn nên chọn con tỳ hưu có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng (không cần sừng dài như công danh, nhưng phải có sừng) và có cánh.
Mặt trước của tỳ hưu - linh vật phong thủy quý giá
Ngoài ra, màu sắc của tỳ hưu cũng là một yếu tố mang tài lộc khác nhau cho bạn: tỳ hưu màu đen có tác dụng chiêu tài, phát lộc. Còn tỳ hưu màu trắng, vàng có tác dụng bảo trợ sức khỏe, phát tài phát lộc. Tỳ hưu màu xanh có tác dụng may mắn trong công danh. Tỳ hưu màu tím, hồng có tác dụng mang đến hạnh phúc gia đình. Nếu có điều kiện bạn có thể thỉnh bộ 4 màu tỳ hưu hoặc 3 màu để có được đầy đủ tác dụng mà linh vật phong thủy này mang lại cho gia đình. Bên cạnh đó, tỳ hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, bạn đặt tỳ hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như: Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí” thì tỳ hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà. Vì vậy, nó còn trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của bạn.
Thêm vào đó, tỳ hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành: những người kinh doanh hay đặt chúng ở nhà và ở công ty. Khi đặt, đầu tỳ hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương. Tỳ hưu hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ: mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận. Nếu ở phương vị “Ngũ hoàng đại sát” bay đến, ta đặt hai con tỳ hưu phía sau cửa chính, đầu tỳ hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của Ngũ hoàng đại sát.
Tỳ hưu nếu đặt đúng nơi có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, đem lại điều tốt lành
Bên cạnh những điều tốt lành khi có tỳ hưu là vật phong thủy, bạn cũng cần chú ý những điều cấm kỵ. Chẳng hạn như, không được đặt tỳ hưu xông chính môn (từ ngoài quay vào trong nhà) mà phải đặt đầu Tỳ hưu quay ra ngoài. Hơn nữa, không quay tỳ hưu vào gương, vì gương có quang sát, tỳ hưu rất kỵ. Thêm vào đó, không đặt đối với giường ngủ, vì như thế không có lợi cho chính mình. Ngoài ra, còn một số điều nên chú ý nếu bạn thờ tỳ hưu: Bát hương không đuợc cho đất cát vào, mà phải cho gạo đỏ, gạo đen, gạo trân châu. Đồ thắp hương không được cho lê, dâu tây. Phụ nữ đến tháng, có thai không được thắp hương, sờ mó tỳ hưu (vì chúng kỵ huyết sát, quang sát, thai sát). Đặc biệt, bạn không nên thường xuyên lau chùi tỳ hưu, mổi năm chỉ lau chùi 4 lần: âm lịch 6/2, 2/6, 14/7, 12/9. Và tuyệt đối không được tuỳ tiện thay đổi vị trí, không nên sờ mó vào mồm và phần đầu tỳ hưu. Nếu muốn thay đổi vị trí tỳ hưu trước tiên phải dùng vải đỏ che phần đầu tỳ hưu rồi mới chuyển.
Không được di chuyển tỳ hưu tùy ý và có nhiều lưu ý khi đặt linh vật phong thủy quý giá này trong nhà
Việc sử dụng tỳ hưu làm trang sức cũng cần chú ý, tránh phạm phong thủy: tỳ hưu đeo cổ, miệng phải hướng lên trên, không đeo tỳ hưu hướng đầu xuống dưới, móc cắm vào mông tỳ hưu không những thô thiển mà còn sai phong thủy. Khi tỳ hưu làm nhẫn đeo, quay ngang hoặc hướng miệng về phía móng tay, không hướng vào trong lòng bàn tay.
Việc sử dụng tỳ hưu làm trang sức cũng cần chú ý, tránh phạm phong thủy
Tuy tỳ hưu là linh vật đại cát nhưng trong một số trường hợp cũng không nên sử dụng tỳ hưu tránh rước vận hạn vào bản thân. Ví dụ như những người khí nhược: tỳ hưu là loại thú uy mãnh, những người khí nhược đeo vào không những không trấn áp được, mà lại còn bị tỳ hưu trấn áp ngược lại, điều này không tốt, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Chưa kể, phụ nữ mang thai cũng không nên đeo tỳ hưu vì bản thân nó cũng mang sát khi, đem lại điềm không tốt với thai nhi.Những người tuổi Tuất, Dần, Mão đều không thích hợp đeo tỳ hưu. Tương truyền rằng, tỳ hưu là con thứ 9 của Rồng mà dân gian thì có câu “Long tranh Hổ đấu”, nên tỳ hưu không thích hợp với người tuổi Dần. Bên cạnh đó, tuổi Tuất và tuổi Mão cũng không hợp với tuổi Rồng nên những người thuộc hai con giáp này cũng lưu ý khi chọn tỳ hưu.
Lưu ý chọn tỳ hưu theo tuổi thích hợp để tránh phạm phong thủy, trước họa vào thân
Song, những người mắc bệnh về tiêu hóa hay hoặc phụ nữ đến kì kinh nguyệt đều nên tránh đeo tỳ hưu. Vì nó là linh vật không có hậu môn, không có chức năng đào thải, những người mắc bệnh tiêu hóa khi đeo tỳ hưu chỉ làm bệnh thêm trầm trọng.Có thể nói, tỳ hưu là linh vật phong thủy quý giá được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, việc tìm hiểu, áp dụng đúng cách sẽ tạo nên những điều thuận lợi. Làm cách nào để phát huy hết giá phong thủy của tỳ hưu? Tất cả đều phụ thuộc vào gia chủ và sự hiểu biết của bản thân về mỗi linh vật trước khi rước đặt trong nhà hay mang theo bên mình.
Theo: VYC Travel