Những bích họa ở hang đá Mạc Cao phần lớn nói về lịch sử và quá trình truyền bá Phật Giáo vào Trung Hoa. Đa số đều là hình vẽ nói về tích Phật, các vị Bồ Tát, Hộ Pháp của Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc.
Sự ra đời của hang đá Mạc Cao
Có ghi chép cho rằng sự ra đời của hang đá Mạc Cao gắn liền với một tích cổ về con đường truyền bá Phật pháp. Đạo Phật của Ấn Độ ban đầu di chuyển đến vùng núi đá của tỉnh Hà Tây và sau đó truyền ra khắp Trung Quốc. Vì thế Đôn Hoàng đã trở thành thánh địa của đạo Phật.
Hay có người truyền miệng rằng, có một vị hòa thượng tên là Lạc Tôn đi đến Đôn Hoàng. Ông thấy trên núi phát ra thứ ánh sáng huyền ảo tôn uy, lấp lánh. Trong phút chốc ông dường như thấy có hàng trăm vị Phật xuất hiện. Thầy tu Lạc Tôn nghĩ rằng: “Nơi đây hẳn là thánh địa của Phật.” Mang theo suy nghĩ và lòng sùng bái ông kể lại với một số người và cùng họ thuê người bắt đầu đào hang Phật đầu tiên trên vách núi.
Hang đá Mạc Cao còn có tên gọi là Thiên Phật Động hay hang Đôn Hoàng
Ngày nay, hang đá mà hòa thượng đào đầu tiên, không thể xác định được cụ thể là hang nào. Cũng có một số ghi chép khác thì cho rằng, khi Đạo Phật truyền vào Trung Quốc, rất nhiều người giác ngộ được giáo lý của nhà Phật, họ biết được đây chính là con đường tu luyện chân chính, nên đã đoạn tuyệt thế tục, vào núi sâu rừng già, để chuyên tâm tu tập, chịu khổ mà chuyên tu. Vì thế mà rất nhiều hang đá được khắc để sử dụng cho mục đích đó.
Trong tour du lịch Đan Hà của bạn sẽ được ghé hang đá độc đáo này. Khu vực Đôn Hoàng còn là một trong những địa điểm có "Con Đường Tơ Lụa" huyền thoại,vì vậy, càng thu hút nhiều khách du lịch.
Quang cảnh chính diện của hang Mạc Cao
Hang Mạc Cao nhìn tổng quát là một ngôi nhà đá có quy mô lớn chứa nhiều nội dung phong phú của nghệ thuật kiến trúc và hội họa của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu là các tượng điêu khắc và các bích họa.
Những bức bích họa được các sư thầy khắc lại trên các bức tường đá
Hiện nay nơi này còn có 492 hang động, 45.000m² bích họa và 2415 pho tượng, 5 ngôi nhà gỗ từ đời Đường, Tống. Năm 1987 hang Mạc Cao đã được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”.
Hang Mạc Cao sở hữu một vị trí đắc địa
Người xưa đã xây dựng hang Mạc Cao trên sườn núi đá núi Minh Sa. Địa thế hang được xây dựng theo hướng Tây nhìn về Đông. Đối diện ở phía Đông hang Mạc Cao là núi Tâm Nguy, ở giữa có một con sông chảy qua. Hang Mạc Cao phân bổ các hang nhỏ có hình dáng như tổ ong, nơi cao nhất không vượt quá 40m. Nhiều chuyên gia địa lý cho rằng Đôn Hoàng nằm ở giữa hoang mạc Gobi, đây là điều kiện then chốt để hang động không bị gió cát xâm thực.
Tượng đá Phật ở hang Mạc Cao
Mùa hè, gió Đông thổi mạnh, núi Tam Nguy đối diện trở thành tấm khiên to lớn che chắn cho hang Mạc Cao, khiến gió cát không thể xâm nhập vào trong hang. Như vậy, hang Mạc Cao đã tự biến mình trở thành một vùng đất an toàn nhất trong khu vực đầy nguy hiểm.
Sự lựa chọn vị trí địa lý của người cổ đại có tác dụng quan trọng đối với việc bảo tồn hang Mạc Cao
Một số nhà phong thủy nhận định: “Mạc Cao sở hữu vị trí phong thủy đắc địa, có núi có sông, hướng gió thuận lợi. Thể hiện ý chí kiên định như sơn, tâm tĩnh như thủy. Hang động lưng dựa núi, mặt nhìn xa ra sông.” Nước sông do các suối từ trong hang đá tạo thành trước cửa hang là nguồn nước nuôi dưỡng cây xanh xung quanh hang. Được đánh giá là một dòng tịnh thủy. Hang Mạc Cao không những hình thành nên phong cảnh thanh tịnh độc đáo mà còn ngăn cản bức xạ của ánh sáng mặt trời đối với toàn bộ hang động ở đây.
Kể từ năm 366 bắt đầu xây dựng, trải qua hơn một ngàn năm mưa bão, hang Mạc Cao vẫn bảo tồn được 482 hang động, rất nhiều tranh vách đá, và bích họa điêu khắc.
Một phần bên trong hang đá Mạc Cao vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay
Những tác phẩm nghệ thuật bích họa và điêu khắc có một không hai trên thế giới bên trong hang
Ngoài ra, trong động còn cất giữ Kinh Phật với phát hiện khoảng 5 vạn bản kinh chép tay và các tư liệu lịch sử khác. Trong đó, có hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh thêu và nhiều tác phẩm thư pháp. Một số bích họa trên tường cũng phản ánh đời sống xã hội của mọi tầng lớp vào thời đại lúc đấy như trang phục, đồ trang sức, tạo hình và âm nhạc, múa, xiếc vv…
Rất nhiều bức bích họa được chạm trổ trên đá trong hang
Từ nguồn tư liệu đô sộ này mà nhiều học giả phương Tây gọi tranh trong hang đá Mạc Cao Đôn Hoàng là “Thư viện trên vách đá”.
Từ góc độ xã hội kinh tế, các chuyên gia cho rằng việc xây dưng hang Mạc Cao rất có ý nghĩa. Sau khi “Con đường tơ lụa” khai thông với tư cách là cửa ngõ thông đến Tây Vực (Tân Cương) của đế quốc Hán - Đường, điểm giao lưu văn hóa Đông Tây, Đôn Hoàng đã trở thành một thành phố trung chuyển mậu dịch phồn hoa một thời.
Thương gia các nước đều cố gắng tập trung đến đây để giao thương. Bên cạnh đó, họ cũng rất cần một nơi thờ Phật để cầu khấn bình an, buôn bán thuận lợi. Lúc đó rất có thể các nhà buôn lớn đã bỏ tiền ra đào hang tạc tượng để phục vụ nhu cầu tâm linh.
Những tượng Phật to lớn được "tả" bên ngoài hang
Câu chuyện về việc đào hàng Mạc Cao vẫn đang là một bí ẩn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng với những di tích để lại đến giờ thì hang Mạc Cao vẫn là một kiệt tác của nhân loại được Unesco công nhận. Nếu có dịp các bạn hãy thử đến đây để có thể tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử hào hùng và chiêm ngưỡng những bích họa đầy sống động.
Theo: VYC Travel
No comments:
Post a Comment