Tết Hàn Thực là ngày gì?
Tết Hàn Thực là ngày Tết truyền thống được lưu truyền theo quan niệm dân gian của người miền Bắc và là một ngày lễ lớn đối với một số các dân tộc miền núi phía Bắc cũng như các tỉnh miền xuôi phía Bắc. Tết Hàn Thực hay còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay. Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt sẽ nấu các món bánh truyền thống là bánh trôi, bánh chay dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên.
Tết Hàn Thực dâng cúng tổ tiên bánh trôi, bánh chay tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ cội nguồn
Nguồn gốc Tết Hàn Thực mùng 3/3
Tương truyền, Tết Hàn Thực theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "Thực" là thức ăn, Tết Hàn Thực có nghĩa là Tết đồ ăn lạnh. Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thời Xuân Thu (770 - 221 TCN).
Chuyện lưu truyền rằng, vào thời vua Tấn Văn Công nước Tần gặp loạn, phải lưu vong song nước Tề, nước Sở. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức.
Một hôm trên đường lánh nạn, lương thực đã cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt thịt đùi của mình để dâng vua ăn, khi biết được vua Tấn Văn Công vô cùng cảm kích.
Giới Tử Thôi đã phò tá vua trong suốt 19 năm trời, sau này khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, trọng thưởng cho rất nhiều người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi không hề oán trách và cho rằng phò tá vua là trọng trách của bề tôi, không phải để lấy vinh hoa phú quý. Về sau, Giới Tử Thôi lặng lẽ về quê nhà, đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn sống những ngày an yên.
Sau này, khi vu Tấn nhớ ra, gọi người tìm Giới Tử Thôi. Nhưng Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Vua Tấn bèn ra lệnh đốt rừng để ép ông trở về. Nhưng không ngờ Giới Tử Thôi vô cùng kiên định, đã cùng mẹ già chết cháy trong rừng.
Vua Tấn vô cùng thương xót và hối hận, lập đền thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi thành Núi Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, khoảng từ ngày mùng 3 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch, chỉ ăn đồ nguội lạnh đã nấu sẵn để bày tỏ lòng thương nhớ.
Từ đó, ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ Giới Tử Thôi cùng với đồ cúng lạnh chuẩn bị từ hôm trước. Và sau đó được gọi là Tết Hàn Thực.
Tết Hàn Thực tại Việt Nam
Tuy Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng sang Việt Nam thì lại có một ý nghĩa tâm linh khác. Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Việt chuẩn bị một mâm lễ có món bánh trôi, bánh chay (món bánh lạnh) để dâng cúng bàn thờ tổ tiên. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đường… để dâng cúng, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Tại Việt Nam, vào ngày 3/3 âm lịch vẫn nỗi lửa bình thường chứ không giống như Trung Quốc.
Ý nghĩa Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 tại Việt Nam
Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị món bánh trôi, bánh chay cùng một mâm lễ có lễ vật, hương đăng để dâng lên bàn thờ cúng phật, bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đến nguồn cội, hướng về cội nguồn.
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của người Việt, món bánh này không có trong ngày Tết này của người Trung Quốc. Chính vì vậy, ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam còn được gọi là ngày Tết bánh trôi, bánh chay.
Dùng bánh trôi, bánh chay để cúng là sự đúc kết của văn hóa Việt, tinh thần Việt, nguồn gốc và bản sắc của người Việt. Bánh trôi bánh chay được làm thành những viên vo tròn, trắng xếp cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ sự tích "Mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng".
Tết Hàn Thực 2021 là ngày nào? Có phải Tết Thanh Minh không?
Tết Hàn Thực 2021, ngày 3/3 âm lịch là vào thứ tư, ngày 14/4/2021 dương lịch.
Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh Minh. Tết Hàn Thực theo truyền thống diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn Tết Thanh Minh (tảo mộ) cũng là một ngày lễ truyền thống diễn ra không cố định vì tùy thuộc vào ngày Lập Xuân. Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày thứ 60 kể từ ngày Lập Xuân. tết Thanh Minh năm 2021 diễn ra vào ngày 23/2 âm lịch tức ngày 4/4 dương lịch.
Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực truyền thống
Như đã nói, Tết Hàn Thực của Việt Nam sẽ dâng cúng món bánh trôi, bánh chay và kèm với hương đăng để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ cội nguồn. Mâm lễ cúng Tết bánh trôi bánh chay thường có:
- Đĩa bánh trôi (3 hoặc 5 đĩa)
- Bát bánh chay (3 hoặc 5 bát)
- 1 đĩa trầu, cau - 1 đĩa hoa
- 1 mâm ngũ quả
- 1 ly nước
- Hương
- Đèn cày hoặc nến.
Tương truyền, Tết Hàn Thực theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "Thực" là thức ăn, Tết Hàn Thực có nghĩa là Tết đồ ăn lạnh. Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thời Xuân Thu (770 - 221 TCN).
Chuyện lưu truyền rằng, vào thời vua Tấn Văn Công nước Tần gặp loạn, phải lưu vong song nước Tề, nước Sở. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức.
Một hôm trên đường lánh nạn, lương thực đã cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt thịt đùi của mình để dâng vua ăn, khi biết được vua Tấn Văn Công vô cùng cảm kích.
Giới Tử Thôi đã phò tá vua trong suốt 19 năm trời, sau này khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, trọng thưởng cho rất nhiều người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi không hề oán trách và cho rằng phò tá vua là trọng trách của bề tôi, không phải để lấy vinh hoa phú quý. Về sau, Giới Tử Thôi lặng lẽ về quê nhà, đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn sống những ngày an yên.
Sau này, khi vu Tấn nhớ ra, gọi người tìm Giới Tử Thôi. Nhưng Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Vua Tấn bèn ra lệnh đốt rừng để ép ông trở về. Nhưng không ngờ Giới Tử Thôi vô cùng kiên định, đã cùng mẹ già chết cháy trong rừng.
Vua Tấn vô cùng thương xót và hối hận, lập đền thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi thành Núi Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, khoảng từ ngày mùng 3 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch, chỉ ăn đồ nguội lạnh đã nấu sẵn để bày tỏ lòng thương nhớ.
Từ đó, ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ Giới Tử Thôi cùng với đồ cúng lạnh chuẩn bị từ hôm trước. Và sau đó được gọi là Tết Hàn Thực.
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tết Hàn Thực tại Việt Nam
Tuy Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng sang Việt Nam thì lại có một ý nghĩa tâm linh khác. Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Việt chuẩn bị một mâm lễ có món bánh trôi, bánh chay (món bánh lạnh) để dâng cúng bàn thờ tổ tiên. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đường… để dâng cúng, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Tại Việt Nam, vào ngày 3/3 âm lịch vẫn nỗi lửa bình thường chứ không giống như Trung Quốc.
Tết Hàn Thực tại Việt Nam sẽ làm món bánh trôi bánh chay truyền thống
Ý nghĩa Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 tại Việt Nam
Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị món bánh trôi, bánh chay cùng một mâm lễ có lễ vật, hương đăng để dâng lên bàn thờ cúng phật, bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đến nguồn cội, hướng về cội nguồn.
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của người Việt, món bánh này không có trong ngày Tết này của người Trung Quốc. Chính vì vậy, ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam còn được gọi là ngày Tết bánh trôi, bánh chay.
Dùng bánh trôi, bánh chay để cúng là sự đúc kết của văn hóa Việt, tinh thần Việt, nguồn gốc và bản sắc của người Việt. Bánh trôi bánh chay được làm thành những viên vo tròn, trắng xếp cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ sự tích "Mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng".
Tết Hàn Thực tại Việt Nam có ý nghĩa khác và có món bánh trôi, bánh chay đặc trưng
Tết Hàn Thực 2021 là ngày nào? Có phải Tết Thanh Minh không?
Tết Hàn Thực 2021, ngày 3/3 âm lịch là vào thứ tư, ngày 14/4/2021 dương lịch.
Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh Minh. Tết Hàn Thực theo truyền thống diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn Tết Thanh Minh (tảo mộ) cũng là một ngày lễ truyền thống diễn ra không cố định vì tùy thuộc vào ngày Lập Xuân. Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày thứ 60 kể từ ngày Lập Xuân. tết Thanh Minh năm 2021 diễn ra vào ngày 23/2 âm lịch tức ngày 4/4 dương lịch.
Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực truyền thống
Như đã nói, Tết Hàn Thực của Việt Nam sẽ dâng cúng món bánh trôi, bánh chay và kèm với hương đăng để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ cội nguồn. Mâm lễ cúng Tết bánh trôi bánh chay thường có:
- Đĩa bánh trôi (3 hoặc 5 đĩa)
- Bát bánh chay (3 hoặc 5 bát)
- 1 đĩa trầu, cau - 1 đĩa hoa
- 1 mâm ngũ quả
- 1 ly nước
- Hương
- Đèn cày hoặc nến.
Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực cũng bao gồm hương đăng, hoa quả và bánh trôi, bánh chay
Gợi ý một số mâm lễ cúng Tết Hàn Thực đẹp
Hương Giang / eva.vn