Nhiều ngành khoa học luôn muốn khám phá xem chuỗi nguyên nhân-kết quả này có thật hay không, trong đó có ngành tâm lý học. Đã có rất nhiều phân tích dưới góc độ tâm lý để xem nghiệp có thật sự tồn tại, hay chỉ là do tâm lý con người gây nên ảo tưởng như vậy.
Nghiệp có tồn tại không
Một bài nghiên cứu tâm lý gần đây có dựa vào hai luận điểm để phản biện nghiệp không thật sự tồn tại. Họ cho rằng, nếu như định nghĩa về nghiệp khẳng định hành động của một người sẽ quyết định điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì tuyên bố này mâu thuẫn với khái niệm về số phận. Theo thuyết số phận, điều gì phải xảy ra thì sẽ xảy ra thôi.
Luận điểm thứ hai đưa ra chính là nếu làm nhiều điều thiện lành được hưởng phúc báo, thì tại sao trong cuộc sống không ít người tốt nhưng lại hay gặp những điều bất hạnh và ngược lại.
Thuyết về nghiệp hay số phận hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau. Vì sao bài nghiên cứu đó cảm thấy có sự mâu thuẫn giữa hai thuyết này, chính vì họ đã thiếu đi một yếu tố quan trọng khi nhìn nhận vấn đề, đó là thuyết luân hồi.
Nghiệp thực sự có tồn tại. Và sự tồn tại của nó chỉ có thể được minh bạch khi đặt cùng thuyết luân hồi.
Mối liên hệ giữa Nghiệp và Luân hồi
Luân hồi có thật hay không? Ngày nay, khoa học hiện đại đã phải dần thừa nhận sự thực tại của hiện tượng luân hồi.
Luân hồi thực sự tồn tại nghĩa là một người luôn có nhiều kiếp sống khác nhau. Do vậy số phận của họ không chỉ được quyết định bởi hành động của kiếp sống hiện tại, mà sẽ được xem xét trên một trục thời gian kéo dài nhiều kiếp.
Nhìn nhận được vấn đề dưới góc độ này, người ta có thể dễ dàng lý giải tại sao một người tốt lại phải chịu nhận nhiều thứ xấu ở đời này. Bởi vì ở những kiếp sống khác, họ hẳn đã phạm tội, hoặc có nhiều hành động xấu. Những điều không may phải nhận ở kiếp sống hiện tại chính là nghiệp quả họ phải trả cho những gì đã gây ra ở (những) kiếp sống trước đó. Tuy nhiên, những hành vi tốt ở đời này cũng góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của nghiệp phải trả, hoặc đặt định cơ sở cho những phúc báo họ sẽ nhận trong tương lai ở kiếp này, hoặc kiếp sống tiếp theo.
Thuyết số phận nói: điều gì xảy ra sẽ xảy ra thôi. Đúng thế! Một vài chục năm tốt đẹp ở cuộc đời này có thể không đủ để hóa giải, bù đắp cho những sự việc xấu hay những tội đã phạm ở một hay nhiều kiếp trước. Nên những gì phải xảy ra cũng sẽ phải xảy ra. Chứ không giống như những gì con người vẫn tưởng tượng cho rằng đã làm bao điều tốt đẹp ở đời này thì phải được hưởng quả ngọt.
Qua đó, luân hồi cũng lý giải vì sao nhiều người sống rất tệ hại nhưng kiếp sống này của họ vẫn được hưởng nhiều may mắn, thuận lợi.
Con người vì sao luôn cảm thấy cuộc sống có nhiều bí ẩn hay mâu thuẫn? Chính bởi họ luôn không để tư duy của mình vượt qua những hạn cuộc cố hữu, ăn sâu trong tiềm thức, do sự giáo dục trên nền tảng khoa học sơ khai mang lại, chứ không chịu đi cùng sự phát triển của khoa học hiện đại.
Tất cả các ngành khoa học đều đã có những khám phá, phát hiện, phủ nhận những học thuyết cố hữu thủa ban đầu.
Khảo cổ học liên tục phát hiện ra những dấu tích tồn tại nhiều nền văn minh tiên tiến khác nhau với những niên đại lên tới hàng trăm triệu năm, thậm chí cả tỉ năm. Như thế, chẳng phải đã phủ nhận thuyết tiến hóa của Darwin? Khoa học vũ trụ đã có những nghiên cứu về sự tồn tại của nhiều thời không khác nhau, hay còn gọi là thuyết đa vũ trụ. Nhà tiên tri Edgar Ceyce đã chữa lành nhiều trường hợp bệnh y học bó tay, chỉ bằng liệu pháp thôi miên, xem nhân quả tiền kiếp.
Có thể nói những ai còn ngần ngừ, thậm chí cực đoan cho rằng những vấn đề liên quan đến luân hồi, hay nghiệp chỉ là mê tín, là những người đã bị tụt hậu so với chính khoa học thực chứng ngày nay.
Lê Na / Theo: ntdvn