Từ Hy Thái hậu là người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối, trong thời đại đế chế của lịch sử Trung Quốc, là một trong số ít những người phụ nữ của lịch sử Trung Hoa nắm giữ triều chính trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với việc cân bằng quyền lực giữa các hoàng thân quốc thích và các đại thần trong triều đình, Từ Hy được xem là tài giỏi, uy quyền, bảo vệ được triều đại cuối cùng của nhà Thanh.
Năm Từ Hy 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, bà ta được chọn vào trong cung, được Hàm Phong Đế phong làm Lan quý nhân, trong vài năm sau đó, bà không những từ quý nhân thăng một mạch lên đến Ý quý phi, mà còn sinh cho Hàm Phong Đế một người con trai duy nhất là Tái Thuần.
Năm 1861, Hàm Phong Đế qua đời trong khi chạy đến Nhiệt Hà để né tránh chiến tranh, lúc bấy giờ hoàng thái tử Tái Thuần mới chỉ sáu tuổi lên ngôi, trở thành Đồng Trị Đế.
Trước khi Hàm Phong Đế qua đời đã từng thiết lập tám vị đại thần phò chính hoàng đế trẻ tuổi xử lý triều chính, Từ Hy và Từ An hoàng hậu đều được lên làm hoàng thái hậu, hai vị hoàng thái hậu này mỗi người giữ một con dấu hoàng quyền. Tuy nhiên tám vị đại thần phò tá này không có ý phò tá vua mà chỉ có dã tâm muốn nắm giữ chính quyền, điều này khiến cho Từ Hy thực sự không thể nào chấp nhận. Thế là bà bắt tay với Cung Thân Vương phát động Tân Dậu chính biến, loại trừ tám vị đại thần đó và đoạt lại quyền lực.
Sau lần đó, Từ Hy trở thành người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối.
Sau khi Từ Hy lên nắm chính quyền, bà thường xuyên giao lưu với các đại thần trên triều, những người thân cận bên cạnh bà phần lớn đều có mục đích riêng của mình. Từ sau khi vào cung, Từ Hy ngày đêm nhớ mong cha mẹ nhưng lại rất khó để gặp mặt.
Đến một năm nọ, đúng lúc vào ngày đại thọ 70 tuổi của mẹ Từ Hy, Từ Hy vốn dĩ đã chuẩn bị sẽ chúc mừng mẹ mình thật linh đình, bà bắt đầu sắp đặt mọi thứ từ rất sớm. Các ban quan văn võ trong triều vì muốn lấy lòng Từ Hy nên tất nhiên là cũng chọn lựa kỹ lưỡng một món quà đặc biệt mang đến phủ của mẹ Từ Hy để chúc mừng. Nhưng tiếc rằng, vào ngày đại thọ của mẹ Từ Hy lại có đoàn sứ thần của nước ngoài đến thăm viếng. Từ Hy là người nắm quyền, bất luận là về mặt lễ nghi hay là phương diện chính quyền thì cũng đều phải đích thân tiếp đãi đoàn sứ thần, nên bà đành phải vắng mặt trong tiệc sinh nhật của mẹ mình.
Tuy rằng Từ Hy không đi chúc thọ, nhưng bà kêu người mang rất nhiều lễ vật đến phủ của mẹ mình. Trong đó ngoài vàng bạc châu báu ra, Từ Hy còn viết một bài thơ dán khung cẩn thận, để chung với các món lễ vật mang đi tặng.
Tạm dịch:
Đây là bài thơ duy nhất mà Từ Hy sáng tác trong cuộc đời của mình, câu cuối cùng “Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm” (Thương thay lòng dạ cha mẹ trên đời này) cũng trở thành một câu danh ngôn đạo lý được lưu truyền đến ngày nay.
Thời nay khi người ta nhắc đến con cái không thấu hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ, thông thường sẽ dùng câu nói này để dẫn chứng. Vì vậy, không thể không nói rằng Từ Hy viết ra câu thơ này, đã nói lên tất cả tình thương chân thật mà cha mẹ dành cho con cái.
Chữ hiếu là cái gốc của đạo làm người, chỉ khi một người biết báo đáp cha mẹ thì mới có thể được tính là một người hoàn chỉnh.
Thiên hạ xem trong chữ hiếu, chữ hiếu đi đầu, chỉ một chữ hiếu cả nhà bình an, làm người cần phải hiếu thuận cha mẹ.
Nỗi lòng của tất cả cha mẹ trong thiên hạ này đều giống nhau, trái tim của họ từ đầu đến cuối vẫn yêu thương con cái một cách nồng nhiệt.
Cha mẹ nuôi dạy con cái, con cái biết báo đáp cha mẹ, trong lòng biết ơn cha mẹ, dùng thái độ biết ơn đó để báo đáp lại công ơn nuôi dạy của cha mẹ.
Dùng khuôn mặt dịu dàng để cười với bố mẹ, dùng trái tim chân thành để lắng nghe cha mẹ cằn nhằn. Chúng ta đối xử với cha mẹ mình như vậy, thì chắc chắn cha mẹ sẽ cảm thấy họ là người hạnh phúc nhất trên đời.
Năm Từ Hy 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, bà ta được chọn vào trong cung, được Hàm Phong Đế phong làm Lan quý nhân, trong vài năm sau đó, bà không những từ quý nhân thăng một mạch lên đến Ý quý phi, mà còn sinh cho Hàm Phong Đế một người con trai duy nhất là Tái Thuần.
Năm 1861, Hàm Phong Đế qua đời trong khi chạy đến Nhiệt Hà để né tránh chiến tranh, lúc bấy giờ hoàng thái tử Tái Thuần mới chỉ sáu tuổi lên ngôi, trở thành Đồng Trị Đế.
Trước khi Hàm Phong Đế qua đời đã từng thiết lập tám vị đại thần phò chính hoàng đế trẻ tuổi xử lý triều chính, Từ Hy và Từ An hoàng hậu đều được lên làm hoàng thái hậu, hai vị hoàng thái hậu này mỗi người giữ một con dấu hoàng quyền. Tuy nhiên tám vị đại thần phò tá này không có ý phò tá vua mà chỉ có dã tâm muốn nắm giữ chính quyền, điều này khiến cho Từ Hy thực sự không thể nào chấp nhận. Thế là bà bắt tay với Cung Thân Vương phát động Tân Dậu chính biến, loại trừ tám vị đại thần đó và đoạt lại quyền lực.
Sau lần đó, Từ Hy trở thành người thống trị đích thực của nhà Thanh trong thời kỳ cuối.
Từ Hi Thái hậu đang ngắm tuyết (ảnh: Wikipedia).
Sau khi Từ Hy lên nắm chính quyền, bà thường xuyên giao lưu với các đại thần trên triều, những người thân cận bên cạnh bà phần lớn đều có mục đích riêng của mình. Từ sau khi vào cung, Từ Hy ngày đêm nhớ mong cha mẹ nhưng lại rất khó để gặp mặt.
Đến một năm nọ, đúng lúc vào ngày đại thọ 70 tuổi của mẹ Từ Hy, Từ Hy vốn dĩ đã chuẩn bị sẽ chúc mừng mẹ mình thật linh đình, bà bắt đầu sắp đặt mọi thứ từ rất sớm. Các ban quan văn võ trong triều vì muốn lấy lòng Từ Hy nên tất nhiên là cũng chọn lựa kỹ lưỡng một món quà đặc biệt mang đến phủ của mẹ Từ Hy để chúc mừng. Nhưng tiếc rằng, vào ngày đại thọ của mẹ Từ Hy lại có đoàn sứ thần của nước ngoài đến thăm viếng. Từ Hy là người nắm quyền, bất luận là về mặt lễ nghi hay là phương diện chính quyền thì cũng đều phải đích thân tiếp đãi đoàn sứ thần, nên bà đành phải vắng mặt trong tiệc sinh nhật của mẹ mình.
Tuy rằng Từ Hy không đi chúc thọ, nhưng bà kêu người mang rất nhiều lễ vật đến phủ của mẹ mình. Trong đó ngoài vàng bạc châu báu ra, Từ Hy còn viết một bài thơ dán khung cẩn thận, để chung với các món lễ vật mang đi tặng.
世間爹媽情最真,
淚血溶入兒女身.
殫竭心力終為子,
可憐天下父母心!
Thế gian đa ma tình tối chân
Lệ huyết dung nhập nhi nữ thân
Đàn kiệt tâm lực chung vì tử
Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm!
Tạm dịch:
Tình cảm cha mẹ chân thật nhất thế gian
Máu và nước mắt tan vào thân con cái
Vắt kiệt tâm can sức lực cũng vì con
Thương thay lòng dạ cha mẹ trên đời này!
Đây là bài thơ duy nhất mà Từ Hy sáng tác trong cuộc đời của mình, câu cuối cùng “Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm” (Thương thay lòng dạ cha mẹ trên đời này) cũng trở thành một câu danh ngôn đạo lý được lưu truyền đến ngày nay.
Thời nay khi người ta nhắc đến con cái không thấu hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ, thông thường sẽ dùng câu nói này để dẫn chứng. Vì vậy, không thể không nói rằng Từ Hy viết ra câu thơ này, đã nói lên tất cả tình thương chân thật mà cha mẹ dành cho con cái.
Chữ hiếu là cái gốc của đạo làm người, chỉ khi một người biết báo đáp cha mẹ thì mới có thể được tính là một người hoàn chỉnh.
Thiên hạ xem trong chữ hiếu, chữ hiếu đi đầu, chỉ một chữ hiếu cả nhà bình an, làm người cần phải hiếu thuận cha mẹ.
Nỗi lòng của tất cả cha mẹ trong thiên hạ này đều giống nhau, trái tim của họ từ đầu đến cuối vẫn yêu thương con cái một cách nồng nhiệt.
Cha mẹ nuôi dạy con cái, con cái biết báo đáp cha mẹ, trong lòng biết ơn cha mẹ, dùng thái độ biết ơn đó để báo đáp lại công ơn nuôi dạy của cha mẹ.
Dùng khuôn mặt dịu dàng để cười với bố mẹ, dùng trái tim chân thành để lắng nghe cha mẹ cằn nhằn. Chúng ta đối xử với cha mẹ mình như vậy, thì chắc chắn cha mẹ sẽ cảm thấy họ là người hạnh phúc nhất trên đời.
Theo: Vision Times
Châu Yến biên dịch