Niên hiệu Hàm Phong là ngoài ý muốn, hàm chứa vận mệnh quốc gia ở trong tình trạng “hai quốc chủ giang sơn đánh nhau”. Vậy hai quốc chủ này là đang ám chỉ đến ai? Chúng ta cùng nhau nhìn lại lịch sử, khám phá những câu chuyện thú vị ẩn giấu đằng sau các niên hiệu của nhà Thanh.
Thư họa của Càn Long thành lời tiên tri: “Nghênh đón Gia Khánh”
Năm Càn Long thứ 25 (năm Canh Thìn 1760), vua Càn Long đích thân vẽ một bức “Tuế triều đồ”, trong tranh có đề một bài thơ của ông, trong bài thơ đó có một câu là “Phù mộc sơ huy thiếu hải hồng”.
Mặt trời từ đằng đông nhô lên, ánh sáng đỏ rực chiếu sáng mặt biển. Ngung Diễm, vị hoàng tử thứ 15 của Càn Long chào đời, ứng với câu nói “thiếu hải sơ huy”. Càn Long cho rằng Ngung Diễm có số kế thừa Thiên tử. Ảnh: Shutterstock.
Bài thơ này của Càn Long được trích dẫn từ một điển tích trong “Sơn Hải Kinh”: “Vô cao chi sơn, nam vọng ấu hải, đông vọng phù mộc, vô thảo mộc, đa phong”, có nghĩa là: Đến núi Vô Cao, tức núi Hoàng Cai, nay gọi là núi Lương Sơn, phía nam nhìn thấy biển cạn, phía đông nhìn thấy cây Phù tang, không cây cỏ, lộng gió. Phù mộc tức là Phù Tang, là một loại cây thần trong truyền thuyết, sinh trưởng ở nơi mặt trời mọc. Cây này muốn nói rằng mặt trời mọc ở phía đông, ánh sáng màu đỏ chiếu vào mặt biển. Thiếu hải tức là biển cạn, được nhắc đến trong “Hàn Phi Tử” và “Hoài Nam Tử”. Vào thời xưa, mặt trời tượng trưng cho hoàng đế. Mặt trời vừa nhô lên chiếu rọi vào biển cạn (thiếu hải). Từ “thiếu hải” còn mang một hàm ý khác. Theo sách “Chiêu Minh văn tuyển” ghi chép: “Ân huệ sâu rộng như sóng của biển cạn, theo lẽ đó, Thiên tử (vua) ví như đại hải (biển lớn), thái tử ví như thiếu hải (biển cạn)”. Người xưa ví hoàng đế là đại hải, ví thái tử là thiếu hải. Vào ngày 6 tháng 10 năm Càn Long thứ 25, cùng ngày Càn Long vẽ bức tranh họa, vị hoàng tử thứ 15 của Càn Long tức Ngung Diễm chào đời, ứng với câu nói “thiếu hải sơ huy” (thái tử như ánh sáng nhô lên đầu tiên). Càn Long cho rằng Ngung Diễm có số mệnh kế thừa hoàng vị.
Ngoài ra, Càn Long giới thiệu trong phần tiêu đề rằng: “Ngày Nguyên Đán năm Canh Thìn, ta đích thân viết chữ vẽ tranh, viết hai bài trường luật, thơ viết ở phía trên bức tranh, nghênh tiếp tân thiều Gia Khánh”.
Thời Càn Long năm thứ 54, Ngung Diễm được sắc phong làm Gia Thân Vương. Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm chính thức được sắc phong làm Hoàng thái tử. Năm thứ hai (tức năm Càn Long thứ 70), Càn Long nhường lại ngôi vua, Ngung Diễm lên đăng cơ làm hoàng đế, lấy đế hiệu là Thanh Nhân Tông, cai trị từ năm 1760 đến năm 1820, đặt niên hiệu là Gia Khánh, năm đó là năm Gia Khánh thứ nhất.
Người đời sau nhận định rằng: Bức thư họa đó của Càn Long không khác gì là một châm ngôn. “Nghênh tiếp tân thiệu Gia Khánh”, về sau vị hoàng tử thứ 15 lên ngôi, lấy “Gia Khánh” làm niên hiệu, điều này thật sự là quá trùng hợp.
Niên hiệu Hàm Phong ẩn chứa vận mệnh quốc gia: Hai chủ tương tranh
Năm Đạo Quang thứ 30 (năm 1850), Thanh Tuyên Tông Mân Ninh băng hà. Con trai thứ tư của Đạo Quang hoàng đế (tức Thanh Tuyên Tông) là Dịch Trữ lên ngôi, trở thành Thanh Văn Tông, đổi niên hiệu là Hàm Phong, lịch sử gọi ông là Hàm Phong hoàng đế.
Khi Thanh Văn Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Hàm Phong, vào thời bấy khắp hang cùng ngõ hẻm đều lan truyền một bài đồng dao: “Nhất nhân nhất khẩu khởi can qua, nhị chủ tranh sơn đả phá đầu”. Bức tranh này là một phần trong “Hạ Cảnh Hý Anh” của nhà Nguyên. Ảnh: Phạm vi công cộng.
Khi Thanh Văn Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Hàm Phong, vào thời bấy khắp hang cùng ngõ hẻm đều lan truyền một bài đồng dao: “Nhất nhân nhất khẩu khởi can qua, nhị chủ tranh sơn đả phá đầu” (Một người một miệng động khiên giáo, hai chủ tranh nhau đánh vỡ đầu). Bài đồng dao này có một từ hai nghĩa: “Nhất nhân nhất khẩu khởi can qua” là chữ “hàm”, can qua cũng ám chỉ chiến tranh. “Nhị chủ tranh sơn đả phá đầu” là chữ “phong” phồn thể, dự báo rằng nước Trung Quốc khi đó đang rơi vào tình cảnh hai quốc chủ đối kháng lẫn nhau. Hai quốc chủ đó là Hàm Phong hoàng đế của Đại Thanh và hoàng đế Hồng Tú Toàn của Thái Bình Thiên Quốc.
Vào tháng 6 năm Đạo Quang – Canh Tuất (năm 1850), Hồng Tú Toàn tại thôn Kim Điền, huyện Quế Bình, Quảng Tây khởi nghĩa phản lại nhà Thanh, lập nên Thái Bình Thiên Quốc. Từ đó về sau, lực lượng quân sự của Thái Bình Thiên Quốc trải dài khắp 16 tỉnh, đánh chiếm được hơn 600 tòa thành trì của Đại Thanh. Khí thế quân sự của Thái Bình Thiên Quốc cao ngút trời, tiếp tục càn quét lãnh thổ của Đại Thanh. Cuộc chiến tranh này kéo dài 15 năm, mãi cho đến thời của Đồng Trị Đế, triều đình nhà Thanh mới tiêu diệt được Thái Bình Thiên Quốc.
Niên hiệu Đồng Trị tại sao lại là “diện mạo mới”
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chỉ kéo dài 15 năm.
Năm Hàm Phong thứ 11 (năm 1861), Thanh Văn Tông băng hà, đích trưởng tử Tái Thuần lên ngôi, trở thành Thanh Mục Tông, và đổi niên hiệu thành Đồng Trị. Vì vậy người đời lại gọi ông là Đồng Trị hoàng đế (cai trị từ năm 1856 đến năm 1875). Ông lên nắm quyền chỉ có 13 năm, nhưng lại trở thành diện mạo phục hưng. Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm Đạo Quang, trải qua ba triều đại Quang Đạo, Hàm Phong đến Đồng Trị mới bị Đại Thanh tiêu diệt. Khi Tái Thuần mới lên ngôi và thay đổi niên hiệu, có một bài thơ ghi chép về chuyện này, nói rằng: “Nhất quốc can qua tịnh, ba trị khí tượng tân”. Phồn thể của chữ “quốc” (國) bỏ đi “can qua” (干戈) thì chính là chữ “đồng” (同). Lộng ngữ của câu “Nhất quốc can qua tịnh” chính là ám chỉ chữ “đồng”, và dự đoán Thái Bình Thiên Quốc sẽ bị Đại Thanh tiêu diệt. Năm 1864, Hồng Tú Toàn bệnh chết, quân Thanh tấn công vào thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Thiên Kinh bị chiếm, đánh dấu sự diệt vong của Thái Bình Thiên Quốc. “Tam trị” (三台) chính là chữ “trị” (治). “Khí tượng tân” chính là nói Thái Bình Thiên Quốc bị tiêu diệt, triều đình nhà Thanh dưới sự cai trị của Đồng Trị Đế xuất hiện diện mạo phục hưng. “Thanh Sử Cảo” đánh giá rằng: “Quốc vận phục hưng, trong mười năm, quét sạch đạo tặc, trong ngoài bình yên”.
Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch