Phương ngữ “trà ba rượu bốn” của người dân Triều Sán có nghĩa là gì? (ảnh: Spk)
Bạn đã từng nghe qua câu nói “trà ba rượu bốn” chưa? Vốn dĩ ban đầu câu nói này đầy đủ là “trà ba rượu bốn đá đào hai” (茶三酒四踢桃二 Trà tam tửu tứ thích đào nhị). Vậy câu này có nghĩa là gì?
Trà ba
Trên bàn trà của người Triều Sán bình thường chỉ có ba chén trà. Điều này có nghĩa là ba người thích hợp để uống trà, tức là “trà ba”.
Vậy tại sao lại là “ba”?
Số “ba” là một con số rất có ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Người xưa tin rằng “Vô tam bất thành lễ”, có ý nói làm việc gì cần phải đủ ba thì mới thành lễ. Lão Tử cũng đã từng nhắc đến trong Đạo Đức Kinh rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Dù nói theo cách nào đi chăng nữa thì nội hàm của số “ba” thể hiện sự “hòa hợp”.
Nhà văn Trần Kế Nho thời nhà Minh đã đặc biệt đề cập đến vấn đề số lượng người uống trà trong “nham thê u sự”. Ông nói: “Khi thưởng thức trà, một người thì đắc được tinh thần, hai người thì đắc được có được niềm vui, ba người đắc được hương vị, bảy hoặc tám người được gọi là thi trà”.
Khi người Triều Sán pha trà đạo, dù có bao nhiêu vị khách cũng chỉ có 3 chén. Khi rót trà, 3 chén trà sẽ được đặt cạnh vào nhau tạo thành hợp nhất một bộ ba của chữ “品” (phẩm). Nó hàm chứa ý nghĩa là mọi người nên nói những điều phù hợp phẩm hạnh và đạo đức. Hơn nữa, nên tránh xếp chén trà theo hàng ngang. Nếu không sẽ tạo cho mọi người cảm giác đang thờ cúng.
Khi rót trà, 3 chén trà sẽ được đặt cạnh vào nhau tạo thành hợp nhất một bộ ba của chữ “品” (phẩm) (ảnh: Tienthientra)
Tất nhiên, văn hóa uống trà ở các khu vực khác nhau sẽ có đôi chút khác biệt. Ví dụ như ở một số vùng, khi pha trà và chia trà, sẽ luôn hữu ý để lại một chén không rót trà. Chén trà này là để chủ nhà mời khách và vãn bối kính trưởng bối. Điều này cho thấy sự cung kính và khiêm nhường trong nghệ thuật thưởng trà. Đó cũng thể hiện một nét đẹp trong văn hóa người dân bản địa.
Rượu bốn
“Rượu bốn” có nghĩa là uống rượu bốn người với nhau là vừa vặn và phù hợp.
Số “bốn” cũng là một con số rất đặc biệt trong văn hóa truyền thống: Ví như phương hướng được chia thành “đông nam tây bắc”; mùa được chia thành “xuân, hạ, thu, đông”; mai, lan, trúc, cúc là “bốn người bạn mùa đông”; cầm kỳ thi hoạ là “bốn người bạn văn hoá”; bút, mực, giấy, nghiên là “văn phòng tứ bảo”.v.v. Trong thực tế, số “bốn” cũng có nghĩa là cân bằng, hài hoà và phù hợp.
Trong sách Lễ Ký – Hương ẩm tửu nghĩa có chép rằng: “Ngồi bốn phía giống như bốn mùa”. Ở Triều Sán, bàn rượu phần lớn là bàn vuông, bốn người cùng uống với nhau, vừa vặn chiếm đúng bốn phương vị, bao hàm cả ý nghĩa hanh thông thuận lợi trong suốt bốn mùa.
So sánh với trạng thái yên tĩnh khi uống trà thì uống rượu xem trọng sự náo nhiệt hơn, nhưng không phải càng nhiều người là càng tốt. Bởi vì quá nhiều người rất dễ trở nên hỗn loạn, ‘tốt quá hóa lố’. Sự việc gì cũng cần chừng mực, nếu quá mức thì ngược lại sẽ làm hỏng việc.
Có câu nói: “Gặp được tri kỷ ngàn ly ít, người không hợp ý nửa câu nhiều”.
Gặp được tri kỷ ngàn ly ít, người không hợp ý nửa câu nhiều (ảnh: Mumtastic)
Đá đào hai
“Đá đào” có nghĩa là cách chơi chữ trong phương ngữ Triều Sán. “Đá đào hai” có ý nghĩa là khi hai người ra ngoài chơi với nhau thì sẽ rất vui.
Tương tự như vậy, đi du lịch hai người với nhau thì sẽ vô cùng thích hợp. Cả hai có thể tự do thoải mái, cũng sẽ không có quá nhiều ý kiến tranh luận, hay có người kêu mệt nửa đường và muốn về nhà, làm ảnh hưởng đến cuộc vui của mọi người v.v.
Đi du lịch hai người với nhau thì sẽ vô cùng vui vẻ (ảnh: Listaka)
Câu phương ngữ “trà ba, rượu bốn, đá đào hai” đã thể hiện một cách sinh động phong tục dân gian vùng Triều Sán, cũng như quan niệm về văn hóa truyền thống tao nhã, cao đẹp, thể hiện nét đặc sắc của một dân tộc.
Uyển Nhi / Theo: Vision Times
Link tham khảo: