Monday, February 20, 2023

BIỂN VĨ ĐẠI BỞI BIỂN THẤP HƠN MỌI CON SÔNG, NGƯỜI THÔNG MINH BIẾT CÚI ĐẦU ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

Dân gian có câu ngạn ngữ: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Người thông tuệ biết cúi xuống để trưởng thành, biết hạ mình để vươn lên. Sống như nước mới là đạo lý người người hướng tới.


Trong cuộc sống có những người thông minh, có học vị cao hơn người khác nhưng lại nhưng họ thương có chung một yếu điểm là thích thể hiện mình, luôn cho rằng mình ở trên người khác. Tuy nhiên trên thực tế, một người có năng lực giỏi lại có thái độ uyển chuyển, mới có khả năng đột phá chướng ngại, khiến mọi việc trở nên thuận lợi, mới thật sự là người trí.

Có một câu chuyện như thế này: Một vị tiến sĩ mới vừa du học trở về nước vào trong một bưu cục để giải quyết công việc. Trong đó có một nhân viên có thái độ vô cùng không tốt, vị tiến sĩ này bị chọc giận đến tức điên, liền trở về nói với người bạn cũng là trưởng phòng của bưu cục: “Ông hãy thay tôi dạy cho anh ta một bài học. Cũng cảnh cáo anh ta về thái độ làm việc của mình”.

Người bạn chỉ cười gượng, gật gật đầu…

Vài ngày sau, vị tiến sĩ lại đến bưu cục làm việc, không ngờ lại gặp người nhân viên phụ trách kia, nhưng thái độ của anh ta không những không thay đổi mà ngược lại còn tìm mọi cách gây khó dễ, khiến vị tiến sĩ càng thêm tức giận.

Cỏ dại thích thể hiện bản thân, lúc nào cũng ngẩng đầu lên.

Vị tiến sĩ lại tiếp tục đến nói chuyện với người bạn trưởng phòng, trách móc một hồi: “Ông hãy đi nói cho nhân viên đó biết về thân phận của tôi, nói hắn nên khách khí một chút”.

Hai ngày sau, tiến sĩ đi tới bưu cục làm việc lại gặp nhân viên kia, nhưng lần này anh ta không những không làm khó dễ, ngược lại còn tỏ vẻ tươi cười, thái độ thân thiết.

Vị tiến sĩ rất đắc ý, trở về gọi điện thoại cho người bạn, hỏi: “Lần này ông đã thay tôi giáo huấn cho tên nhân viên đó một bài học rồi hả?”

Vị bằng hữu trả lời: “Không, tôi không thay ông giáo huấn mà chỉ nói cho anh ta biết, rằng ông không ngừng tán thưởng cách làm việc cẩn thận của anh ta”.

Vị tiến sĩ kinh ngạc không nói được lời nào, bằng hữu tiếp lời: “Nhiều khi cúi mình còn hữu dụng hơn nhiều so với đầu ngẩng cao”.

Cổ nhân có câu “Cứng quá thì dễ gãy, chí thiện như nước”. Làm người không thể không có cốt cách khí tiết, nhưng cũng tuyệt đối không được mãi ngẩng cao đầu.

Khiêm tốn, cúi đầu không phải là chỉ biết cúi xuống cam chịu mà là biết cách ứng xử, tràn đầy ý chí và khát khao.

Người quân tử đối nhân xử thế giống như nước chảy, tốt cho vạn vật, mà lại rất mềm mại, chẳng phân tranh mãi với người. Vì họ hiểu rõ, người biết ở chỗ thấp, thì mới có thể lên cao; người biết co, thì mới có thể duỗi; người biết nhu, thì mới có thể cương; người biết lùi, thì mới có thể tiến.

Rất nhiều người thường có một loại hiểu sai, cảm thấy rằng khi mình ở thế thượng phong thì có thế cưỡng chế người khác, thể hiện rằng bản thân rất giỏi, nhưng phương thức lại thường ngược lại hoàn toàn, còn khiến cho những người ở sau lưng xì mũi coi thường mà chính mình lại hồn nhiên không biết.

Rất nhiều người cả đời ngẩng đầu nỗ lực, cuối cùng nhìn lại mới nhận ra, thứ mà mình giành được rốt cuộc cũng chỉ là phù du, mây khói, là vật ngoài thân mà thôi. Những người có sự nghiệp thuận lợi nhất, tiến bộ nhanh nhất thông thường đều là những người hiểu được rằng làm người phải biết “cúi đầu”.

Khi đã sai lầm thì phải sửa nhưng trước đó cần phải biết can đảm “cúi đầu” thừa nhận lỗi lầm của bản thân.

Người trí tuệ thường có câu “Biển vĩ đại bởi biển thấp hơn mọi con sông”, cũng vì vĩ đại, tấm lòng rộng lớn, bao dung nên biển mới có thể thâu nhập được trăm sông. Con người cũng vậy, khi hạ thấp cái tôi cá nhân, người đó sẽ tiếp nhận được những tinh hoa từ người khác để hoàn thiện mình.

Trong cuộc sống, một người có năng lực giỏi lại có thái độ uyển chuyển, mới có khả năng đột phá chướng ngại, khiến mọi việc trở nên thuận lợi, mới thật sự là người trí.

Chân Kiến biên tập
Từ Thanh / Theo: vandieuhay

No comments: