Theo thiên lý thiện ác tất hữu báo, kẻ xấu không thể làm ác vô độ, sẽ có ngày phải nhận báo ứng. (Nguồn ảnh: Pixabay).
Hồi nhỏ, tôi đã nghe câu này hết lần này đến lần khác. Thấy người xấu làm điều ác, nhưng nhờ có quyền lực mà thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, người có chính nghĩa thì bất lực, chỉ biết thốt lên câu này để tự an ủi chính mình. Vì tôi đã nghe câu này nhiều lần và thấy rằng trên thực tế có sự việc như vậy, nên dù tôi tin vào thiên lý thiện ác hữu báo, nhưng rồi theo thời gian, tôi sẽ không khỏi nghi ngờ: Thiên lý thiện ác hữu báo liệu có tồn tại chăng? Thiên tai nhân họa phải chăng chỉ là ngẫu nhiên?
Một ngày nọ, tôi thấy trên mạng có một bài báo nói về thiện ác báo ứng, mới đột nhiên tỉnh ngộ, thực sự như câu tục ngữ: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo; không phải là không báo, mà chưa đến lúc. Câu chuyện được kể lại như sau:
Vào thời Thuận Trị nhà Thanh, ở huyện Thuận Nghĩa có một phú hộ họ Cống rất giàu có, gia chủ đến tuổi trung niên có một con trai là Cống Khánh Hữu, một người hầu trong nhà họ Cống cũng sinh một người con trai tên là Lý Phúc. Vì sự thỉnh cầu của người hầu, Cống gia cho phép Lý Phúc đi cùng Cống Khánh Hữu để theo học một vị lão tiên sinh. Khi hai đứa trẻ được mười bốn tuổi, một buổi tối, Lý Phúc nằm mơ thấy Cổng Trời rộng mở, hai vị Thần giáng hạ xuống sân, một vị Thần chỉ vào Cống Khánh Hữu và nói: “Chàng trai này thế nào?”
Vị Thần kia nói: "Chàng trai này là người có phúc khí đầy đủ, mười bảy tuổi đỗ tú tài, mười chín tuổi đỗ cử nhân, làm quan to đến nhị phẩm, một đời vinh hoa phú quý."
Rồi vị Thần kia lại chỉ Lý Phúc và nói rằng: “Hãy kể với bạn bè và phụ mẫu về giấc mơ này”. Nói rồi, vị Thần này lại hỏi cuộc đời của Lý Phúc sẽ ra sao, vị Thần kia nói: "Cậu ta mệnh khổ, cả đời công danh không có phúc phận".
Nói xong, hai vị Thần thăng thiên, Cổng Trời đóng lại. Sau khi Lý Phúc tỉnh dậy cảm thấy rất buồn phiền.
Lý Phúc luôn chú ý đến tình hình của Cống Khánh Hữu, năm mười bảy tuổi, Cống Khánh Hữu thực sự đỗ tú tài, còn Lý Phúc thì nghỉ học về nhà làm ruộng. Cống Khánh Hữu vừa xấu tính, vừa hung bạo, làm nhiều việc ác nhưng từ sau khi đỗ tú tài, con đường quan lộ rất thông suốt, làm quan đến chức quan nhị phẩm. Sau khi làm quan thì tham của đút lót làm trái pháp luật, tàn hại bách tính.
Lý Phúc cho rằng Cống Khánh Hữu gian ác như vậy ắt sẽ gặp ác báo, nhưng Cống Khánh Hữu sống đến hơn bảy mươi tuổi, giàu sang phú quý, ông cũng đoán trước được lúc chết của mình. Nhiều người thấy rằng sau khi làm điều ác không phải chịu báo ứng ngay lập tức mà sinh ra nghi ngờ đạo lý nhân quả báo ứng. Lý Phúc cũng như vậy, ông cũng rất bất bình, ông muốn xem rốt cuộc dưới âm phủ sẽ ra sao. Thế là vào ngày Cống Khánh Hữu chết, Lý Phúc cũng chết và xuống âm phủ.
Lý Phúc thấy ở cõi âm Cống Khánh Hữu cũng được sủng ái nên càng thêm đau lòng, rồi lập tức đem mối nghi hoặc của mình tâu lên Diêm Vương, Diêm Vương ra lệnh cho phán quan mở một cuốn sách có ghi lại sinh tử thiện ác của Cống Khánh Hữu. Diêm Vương nói: "Kiếp trước người này đã làm rất nhiều việc thiện. Làm việc ác trong kiếp này đã tiêu hao rất nhiều phúc đức đã tích lũy trước đây, nhưng vẫn còn rất nhiều phúc. Người này kiếp sau lại được hưởng phước, nhưng sẽ không lớn bằng kiếp này. Còn những việc ác của hắn, thì chưa đến lúc phải chịu quả báo.”
Ông nói với Lý Phúc rằng kiếp trước Lý Phúc đáng lẽ phải chịu khổ vì ông không làm điều thiện và tích đức, nhưng bởi vì đời này ông chuyên tâm làm việc thiện và tích đức, nên không thiếu cơm ăn áo mặc đã tốt lắm rồi, chờ đến khi chuyển sinh sẽ được hưởng phúc.
"Ngươi trở về đi. Sau khi trở về trên đó, hãy kể lại tình hình trông thấy ở dưới đây cho những người đang sống nghe".
Diêm Vương đặc cách cho phép Lý Phúc đầu thai với Cống Khánh Hữu, thấy rằng Cống Khánh Hữu được đầu thai vào một gia đình giàu có, và bản thân Lý Phúc cũng được đầu thai vào một gia đình trung lưu. Cống Khánh Hữu khi lớn lên được làm huyện lệnh, ông ta vẫn tàn hại bách tính, vẫn tham của đút lót làm trái pháp luật, hãm hại người thiện lương, ông từng dùng cực hình móc mắt để bức cung, có một vụ án khác, thậm chí còn chặt chân của người ta. Ông lâm bệnh và chết ở tuổi bảy mươi.
Kiếp này Lý Phúc vẫn làm việc thiện tích đức, và còn bắt đầu nỗ lực tu hành, sau khi Cống Khánh Hữu qua đời, thì Lý Phúc đã có thể nguyên thần ly thân, xuống âm phủ xem chuyện gì xảy ra. Thấy Cống Khánh Hữu bị phán xét ở âm phủ, sách ghi chép rằng phúc đức của Cống Khánh Hữu đều đã hưởng hết, khi ông làm quan thì móc mắt người ta, chặt chân người ta, những tội ác đó không còn phúc đức nào để bù đắp được nữa, tất phải dùng thân mình để hoàn trả nợ nghiệp, nên bị trừng phạt đầu thai vào một gia đình nghèo khó, hai mắt mù quáng, tàn tật, suốt ngày ăn xin ngoài đường, khổ sở vô cùng.
Lý Phúc nhìn thấy quả báo ba đời của Cống Khánh Hữu, ông càng nỗ lực tu hành, hy vọng có thể sớm ngày siêu thoát khỏi bể khổ luân hồi.
Cống Khánh Hữu trong câu chuyện, vì phúc báo của kiếp trước, trải qua hai kiếp hành ác, tiêu hết phúc phận, ác báo ở kiếp thứ ba mới triển hiện ra tại thế gian. Chỉ vì con người ở trong mê mà không nhìn ra được quan hệ nhân duyên ở trong đó. Con người thực sự không thể hoài nghi Thiên lý. Phật gia giảng, hết thảy mọi thứ trên thế gian đều là huyễn tượng, những gì người ta nhìn thấy bằng mắt thường có thể không phải là chân thực, chỉ có người tu luyện đến một cảnh giới nhất định mới có thể nhìn chân tướng ở nhân gian.
Chiểu theo thiên lý thiện ác tất hữu báo, kẻ ác không thể làm ác vô độ, mà sẽ có ngày nhận quả báo. Cổ nhân nói: Tích đức càng nhiều, đời sau càng sống tốt. Cống Khánh Hữu trong câu chuyện trên đã làm rất nhiều việc thiện trong kiếp trước, tích được nhiều phúc đức nên đã làm quan trong hai kiếp, làm ác cũng là đang tiêu hao phúc đức của mình, khi phúc phận hết rồi, không chỉ phải chịu khổ trong địa ngục, mà khi chuyển sinh thành người, thành người mù quáng, tàn tật, suốt ngày ăn xin ngoài đường. Đây chẳng phải quả báo của kẻ ác sao?
Lam Sơn
Theo: Vision Times
No comments:
Post a Comment