Wednesday, August 17, 2016

TẢN MẠN VỀ THỐT NỐT

Thốt Nốt, tên đọc biến âm của từ Thốt Lốt, một loại cây giống cây cọ ở miền Bắc. Người ta đâm cây tre thụt mắc trên ngọn lấy nước làm nước giải khát hoặc để nấu đường. Ông ngoại tôi kể ngày xưa trước khi thành lập chợ thốt Nốt . Tây đến chúng triệt hạ hết cây Thốt Lốt để lập căn cứ pháo binh chĩa họng súng về phía chợ cũ (ấp Phụng Thạnh ngày nay) để canh chừng Việt minh, Hoà Hảo……


Đi qua cầu Thốt Nốt theo đường tỉnh lộ xuôi về Cần Thơ trong phạm vi ấp Qui Thạnh có con lộ Cai Tư là nhà của ông lính khố xanh thứ tư làm đến chức Cai. Mãn lính trở về dân ông lén mang theo hột xoài của vua ăn về gây giống ở vàng này với tên là xoài ngự, là một đặc sản của Thốt Nốt; bán giá cao hơn các giống xoài khác . Vì hương vị đặc biệt, ít xơ – Ngày nay giống bị lai tạo nhièu nên phẩm chất kém.

Khỏi Cai Tư là đến Bông Giang. Đúng ra phải gọi là Bông Vang một loại cây mọc ven bờ rạch có bông vàng như bông vải, đến mùa trổ bông, bông rụng nổi kín mặt con rạch lững lờ kiếp bèo giạt hoa trôi. Rạch Bông Giang ra đến bờ sông Hậu với xóm ngư dân đánh cá sông cũng khá sầm uất,


Đến Cải Ngải, Cần Thơ Bé, Thơm Rơm, cua Bánh Tét là giáp với huyện Ô Môn, những địa danh thuần Việt không có gì đáng nói. Có thể đó là những vùng đất hình thành sau này khi có con lộ tỉnh.

Hai bên cầu Thốt Nốt có 2 ngả rẽ cặp theo kinh Thốt Nốt có con lộ Hương về Trà Bay(ấp Tràng Thọ). Tương truyền khi xưa là dinh thự ( tiếng dân tộc lá Sắp Bay) của vị nữ chúa cảnh quan rất vui vẻ và sung túc. Trà Bay ( Trà: con rạch) là con rạch dẫn về dinh thự ấy. theo thầy Phùng Gi Hinh, một nhân sĩ của Thốt Nốt, người đã có ghi chép nhiều về Thốt Nốt thì từ Trà Bay ( Trà; con rạch, Bay: Cà Bay: con Voi trong câu nói:” Cà Bay tâu phức” con Voi đi uống nước) là con đường voi đi từ rừng xuống rạch Thốt Nốt uống nước mà hình thành.


Con đường bên kia cầu Thốt Nốt dẫn về Trà Cuôi( Cuôi tiếng dân tộc có nghĩa là phần cuối) là vùng tiếp giáp phần cai quản của bà chúa đất ấy.

Từ Trà Bay đi sâu vào miệt ruộng là tới Bà Chiêu ( tên của bà địa chủ) xuồng rẽ qua kinh Ông Đởm. Ông Đởm là một cấp chỉ huy hét ra lửa của lực lượng Hoà Hảo chống Tây bao chiếm cả một khoảng điền trang rộng từ Trà Bay đến cây Giáo xanh( Thạnh Lộc), là vua một cõi nổi tiếng với cây chày vồ để đánh người phạm tội với ông. Ông bắt dân cày hội( tới mùa cày phải lùa trâu tự nguyện cày giùm cho ông Bảy) và đào con kinh đó cho ông chở lúa về lẫm.


Từ Trà Bay theo rạch Thốt Nốt đi sâu vào miệt ruộng là xã Trà Ếch ( Trung An), Trà Ếch (Ếch tiếng dân tộc là Ca éts : Con ó ) xưa là vùng đất bưng rừng, nơi trú ngụ của bầy chim ó.

Theo con lộ liên tỉnh đi về phía Long Xuyên một đỗi là đến Trà Uối(ấp Long Thạnh 2 nơi tiếp giáp với xã Thới Thuận). Trà Uối ( tiếng dân tộc là Prết Sa Uôi có nghĩa thối) là vùng cư dân sinh sống bằng nông nghiệp là chính, bà con nuôi heo,gà, vịt rất nhiều, bị một trận dịch chết hàng loạt, xác thả xuống rạch gây thối một vùng. Đất Trà Uối là đất khai phá của hai gánh họ Tô và Văng đến đây sớm nhất.

Trên rạch Trà Uối là rạch Băng Lăng ( Prết Tà Nêl) là một khu rừng Bằng Lăng xưa kia, nay ở một đôi chỗ còn xót lại những cây cổ thụ.


Khỏi Bằng Lăng là đến Bò Ót( xã Thới Thuận); tương truyền rằng con kinh Bò Ót khi chảy ra sông luôn luôn bị đục, tôm cá khờ đầu nổi lên chết giả. Dân hai bờ kinh vớt lên làm mắm( tiếng dân tộc Po ot = mắm) như vậy Bò Ót là xứ mắm. Ngày nay kinh Bò Ót nước ròng vẫn còn đục vì phía trong cửa sông, khúc nhà thờ trở vô lòng sông cạn không thông đểkịp thoát nước của các ngách rạch Bà Chiêu , Vĩnh Trinh và Ngã Sáu Lộ Tự… mùa cạn vẫn còn hiện tượng cá bị sặc nước nổi đầu.

Nói đến Thốt Nốt không thể không nói đến xứ cồn ngày xưa gọi là Cù lao cát( nay là xã Tân Lộc). Đây là một vùng đất trẻ nhô lên khỏi mặt nước có lẽ khoảng từ một trăm năm nay. Ngày nay dân Thốt Nốt còn ưu ái gọi hòn đảo Ngọt, con thuyền xanh ( nhạc sĩ Vũ Hoàng có lần ghé qua Thốt Nốt và cù lao cát lên khuôn nhạc với tên gọi là con thuyền xanh). Vùng cù lao cát ấy còn rất nhiều địa danh mang dấu ấn truyền thuyết như : Đầu Mõm, Khe Long, Đuôi Thằng Chệt , Tắc Cả Hô, Tắc Cây Bàng….chưa sưu tầm được.


Vùng đất cặp kinh Cái Sắn giáp với tỉnh An Giang và Kiên Giang gồm 4 xã: Vĩnh Trinh, Thạnh Quới , Thạnh An, Thạnh Thắng được thành lập sau năm 1954 dưới trào Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới là đất cũ là vùng khai hoang của địa chủ xưa. Thạn Quới là vùng đất thấp , trũng, nhiều đìa láng nên còn có tên dân giang là Láng Sen nay được tách thêm xã Thạnh Lộc, Thạnh An( sau chia thêm Thạnh Thắng) là vùng định cư của người Bắc di cư sau hiệp định Giơ Neo

Nguồn: Forum ThotNot

No comments: