Pearl Sydenstricker Buck (1892-1973) là nữ sĩ người Mỹ, viết nhiều tiểu thuyết lấy bối cảnh Trung Hoa, đất nước mà bà đã sống cho tới năm 1924. Quyển The Good earth (Đất lành, 1931) đã giành cho bà giải thưởng văn chương Pulitzer (Mỹ). Với hơn tám mươi lăm tác phẩm, bà đã đoạt giải thưởng văn chương quốc tế Nobel (1938).
Bà còn nổi tiếng vì hầu như đã dành trọn cuộc đời cho trẻ em, nhất là những trẻ bất hạnh - mồ côi, tật nguyền, con lai. Ngoài các con đẻ, bà còn nhận thêm chín con nuôi. Năm 1949 bà lập ra Welcome House (tạm dịch: Mái Ấm) để nuôi trẻ mồ côi châu Á lai Mỹ; người ta có thể nhận các trẻ ở đây về làm con nuôi. Sau này bà lại lập ra tổ chức từ thiện mang tên Pearl S. Buck Foundation ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ) để cứu giúp các trẻ lai bị bỏ rơi ở nước ngoài, sau khi lính Mỹ rút đi.
Do những hoạt động từ thiện, bà cũng hay viết về trẻ bất hạnh. Câu chuyện sau đây nói về một bé gái đã đến với Mái Ấm của bà. Mary không phải tên thực của em, nhưng sự việc thì có thực.
TRẢ LẠI CHO EM (COME IN, MARY)
Mười bốn năm trước tôi gặp cháu lần đầu tiên. Hồi ấy cháu tám tuổi. Tôi biết cháu qua lá thư nhận được ban sáng. Thư viết về một cháu bé bị bỏ quên ở ký nhi viện [1]. Các trẻ khác tới rồi đi, nhưng Mary vẫn còn ở lại. Trong những năm từ khi cháu được gởi vào viện, vì lẽ nào đó mà mọi hồ sơ của cháu đều thất lạc. Không ai biết chắc lai lịch cháu, nhưng trông cháu có nét xinh đẹp phương Đông. Cháu chẳng bao giờ nói, vậy hẳn là tâm trí trì độn. Liệu Mái Ấm có thể nhận cháu không? Thư hỏi thế. Mái Ấm là tổ chức do tôi thành lập vài năm trước.
TRẢ LẠI CHO EM (COME IN, MARY)
Mười bốn năm trước tôi gặp cháu lần đầu tiên. Hồi ấy cháu tám tuổi. Tôi biết cháu qua lá thư nhận được ban sáng. Thư viết về một cháu bé bị bỏ quên ở ký nhi viện [1]. Các trẻ khác tới rồi đi, nhưng Mary vẫn còn ở lại. Trong những năm từ khi cháu được gởi vào viện, vì lẽ nào đó mà mọi hồ sơ của cháu đều thất lạc. Không ai biết chắc lai lịch cháu, nhưng trông cháu có nét xinh đẹp phương Đông. Cháu chẳng bao giờ nói, vậy hẳn là tâm trí trì độn. Liệu Mái Ấm có thể nhận cháu không? Thư hỏi thế. Mái Ấm là tổ chức do tôi thành lập vài năm trước.
Lá thư chẳng có gì khác thường ngoại trừ một điểm – cháu bé không nói và tâm trí trì độn. Tôi phúc đáp, lấy làm tiếc rằng tổ chức của chúng tôi không đủ trang bị để làm được gì cho Mary, nhưng nếu bản thân tôi có thể tìm ra một nơi cho cháu sống chung với các trẻ chậm phát triển khác thì tôi sẽ làm thế. Thư gởi rồi và tôi cố quên đi cháu gái bé nhỏ bị bỏ rơi.
Đôi khi thao thức trong đêm, tôi hiểu ngay nguyên cớ. Tôi trăn trở với câu hỏi: Làm sao tôi biết Mary tâm trí trì độn? Tôi chưa hề gặp cháu. Những người trong ký nhi viện đều tốt nhưng quá bận bịu, và có lẽ không ai dành được thời gian để khám phá xem Mary đích xác là đứa trẻ thế nào. Tôi phải tìm ra. Tôi nhổm dậy khỏi giường và viết một lá thư. Tôi muốn chính mắt mình nhìn thấy Mary. Liệu họ có chịu đưa cháu đến chỗ tôi ở vài ba tháng?
Sau mấy ngày tôi bắt gặp ở ngưỡng cửa một bà trung niên tử tế dắt theo cháu gái mảnh khảnh, nhỏ bé cầm trong tay túi xách con con màu đỏ, rẻ tiền nhưng mới.
Tôi bảo: “Vào đi con. Mary, vào đi con.”
Mary nhẫn nại đứng yên trong khi người phụ nữ cởi áo khoác ngoài và lột nón cháu ra. Chẳng nhìn lên, cháu cứ đứng đợi, tay bấu chặt túi xách đỏ cho tới khi chị ấy dịu dàng ấn cháu ngồi xuống một chiếc ghế.
Chị nói: “Cháu nó vẫn thế. Không nhúc nhích. Không hở môi.”
“Chị có thể cho tôi biết được gì khác hơn về cháu?”
Chị đáp: “Chẳng có gì. Cháu vẫn cứ như thế – không làm chi hết trừ khi có người khiển cháu.”
Lúc này Mary chẳng nhúc nhích. Cháu ngồi im re, không nhìn lên mà cũng không tỏ ra chú ý đến nơi cháu đang có mặt.
Chị đứng dậy: “Nếu ông bà có gì trục trặc, xin cho tôi biết.”
Tôi đáp: “Chúng tôi sẽ chẳng gặp trục trặc đâu.”
Đó là khởi đầu. Nói gì về những tuần tiếp theo nhỉ? Chúng tôi trò chuyện với Mary như thể cháu biết nói. May thay trong lẫm lúa có một ổ mèo con và cháu bắt đầu cất tiếng cười khi chơi đùa với chúng. Tôi để cháu mặc tình theo ý thích, và rồi cháu biết đánh đu dưới tàng cây hồ đào đen to lớn. Đi đâu cháu cũng mang theo túi xách đỏ. Cuối cùng, một ngày kia cháu bỏ túi xách lại trên lầu, đó là dấu hiệu hy vọng đầu tiên. Kế đến là những ngày tốt đẹp khác. Cháu chạy nhảy trên đồng cỏ, hết còn sợ những con bò sữa, và cháu thôi không chạy trốn mỗi khi có khách đến nhà bởi lẽ cháu biết sự xuất hiện đó không có nghĩa là người ta đến bắt cháu mang đi.
Sau một tháng cháu bắt đầu mở miệng. Lúc ấy cháu bắt đầu nói vì có những thứ cháu muốn – quả cam, búp bê, áo đẹp. Qua hai tháng thì cháu đã nói liền miệng và chúng tôi quyết định cho cháu đến trường. Chúng tôi tìm được một giáo viên biết cảm thông, bằng lòng không ép buộc Mary phải học đọc ngay mà chịu chờ đợi trong khi Mary quan sát các trẻ khác. Cháu đã học chơi trước khi học đọc. Sau sáu tháng chẳng có gì phải nghi hoặc về cháu cả. Tôi đưa cháu đến một nhà tâm lý để làm các khảo sát toàn diện.
Ông ta bảo: “Cháu chẳng sao hết. Hoàn toàn bình thường, nhưng cháu bị sốc về mặt cảm xúc – cháu bị lạc lõng, nếu bà thích nói thế. Giờ thì cháu đang tìm lại con người của cháu. Cháu phải tìm lại mình trước khi người khác tìm ra cháu.”
Muộn mằn lắm chúng tôi mới để cháu được nhận làm con nuôi. Chúng tôi quá lớn tuổi không thể làm bố mẹ nuôi của cháu được, mà tôi không thể để cháu xa tôi, dù chỉ là sang một thị trấn khác.
Tôi bảo cháu: “Con phải có bố mẹ trẻ. Chúng ta sẽ là ông bà của cháu.”
Cháu chấp nhận điều này sau khi làm quen một cặp vợ chồng trẻ có hai con đang muốn nhận nuôi cháu. Đến lúc ấy cháu hoàn toàn tự tin mặc dù vào buổi sáng cuối cùng đã có vài giọt lệ đọng trên rèm mi. Tôi giả vờ không thấy gì hết.
“Mai đến bơi với ông bà, con nhé.”
Nghe vậy cháu mỉm cười vì lẽ cháu chỉ mới tập bơi mà thôi.
Nói gì đây về những năm kế tiếp? Càng ngày cháu càng ít cần chúng tôi hơn và điều ấy làm chúng tôi vui, vì nó có nghĩa là cháu đã có một gia đình riêng.
Theo thời gian cháu càng xinh ra. Mái tóc đen xoăn ôm lấy khuôn mặt, và đôi mắt vô hồn vô cảm năm nào giờ đây đã long lanh, ngời sáng. Cháu có vóc người duyên dáng và nét quyến rũ ngọt ngào. Tôi cho rằng khi cháu đang ở trung học thì Jonathan bắt đầu để ý. Chàng trai ấy cao ráo, tài hoa, say mê khoa học và toán. Ba má cháu và tôi cảm thấy run sợ.
Tôi van nài họ: “Đừng để cháu trao con tim mình cho cậu ta. Cháu còn trẻ quá mà cậu ấy cũng thế. Tôi không muốn cháu phải khổ. Vả lại, liệu gia đình cậu đó có chấp nhận cháu không? Chúng mình đâu thể nào nói cho họ biết lai lịch của cháu, ngoại trừ là tình trạng hiện nay.”
Bố mẹ cháu là người khôn ngoan. Họ không để cậu trai có dịp gặp Mary quá thường xuyên. Bản thân Mary cũng rất bận. Cháu học may vá, nấu nướng. Mùa hè cả nhà đi nghỉ nơi xa, và cháu gặp các chàng trai khác. Xong trung học, Mary được gởi vào trường cao đẳng.
Rốt cuộc mọi lo sợ của chúng tôi đều uổng công. Sau mỗi lần chia cách đôi trẻ lại tìm đến nhau. Jonathan tốt nghiệp đại học hạng ưu với lời khen của các giám khảo, được rất nhiều học bổng yểm trợ và đã sẵn sàng đi tiếp bậc sau đại học. Mary có nghề nghiệp tốt đã hai năm. Thế rồi hai trẻ tự giải quyết các vấn đề bằng chính đôi tay của chúng. Tôi nhớ buổi tối hai cháu đến thăm, là một đêm đông tuyết phủ ngay trước lễ Giáng sinh mà tôi đang ngồi trước lò sưởi trong phòng khách, lắng nghe một khúc giao hưởng của Brahms.[2] Hai cháu bước vào, tay trong tay, gò má ửng đỏ vì lạnh giá.
Jonathan tuyên bố: “Mary và con sắp kết hôn.”
Chúng tôi trò chuyện cho đến khi ngọn lửa lò sưởi chỉ còn là lớp than hồng và chàng trai trao tặng cô gái chiếc nhẫn để mừng Giáng sinh.
Sau đấy tôi ra nước ngoài mấy tháng nhưng đã vội vàng quay về dự cái đám cưới mà không đời nào tôi chịu bỏ lỡ. Đó là một chiều tháng Sáu oi ả. Mary hiện ra trong trang phục sa tanh trắng, với voan che mặt và hoa. Khoác tay bố, mặt cháu rạng rỡ niềm vui và nét mỹ miều. Giờ đây hồi tưởng lại mà nước mắt tôi cũng tuôn trào y như hôm đám cưới. Không phải nước mắt cảm thương. Hôm ấy và hôm nay, đó là những giọt lệ vui mừng viên mãn. Tôi nhớ lại gương mặt đứa trẻ, đứa trẻ tuyệt vọng cách đây nhiều năm về trước, đứa trẻ lạc lõng. Và gương mặt tôi thấy bây giờ đã được tin yêu chuyển hóa.
Khi lễ cưới kết thúc, khi cháu đã là vợ của Jonathan, mẹ chú rể đi đến nắm lấy tay tôi: “Tôi muốn bà biết rằng có Mary trong gia đình, chúng tôi coi là một vinh dự. Chúng tôi thương yêu cháu.”
Cuối cùng Mary đã biết cháu là ai. Tất cả chúng tôi cũng thế.
Dũ Lan Lê Anh Dũng dịch
Chú thích:
[1] Ký nhi viện: nhà giữ trẻ tạm một thời gian khi bố mẹ không thể chăm sóc được trẻ.
[2] Johannes Brahms (1833-1897): nhà soạn nhạc lừng danh Đức.
[1] Ký nhi viện: nhà giữ trẻ tạm một thời gian khi bố mẹ không thể chăm sóc được trẻ.
[2] Johannes Brahms (1833-1897): nhà soạn nhạc lừng danh Đức.
COME IN, MARY
Pearl S. Buck
Mary was eight years old when I first heard of her through a letter. It told of a child whom everyone had forgotten. She was in a home where children were kept for a time when parents could not care for them. Children came and went, but Mary stayed. No one was sure who she was, but she looked partly Oriental. She never talked,so she must be mentally retarded. Could Welcome House take her? the letter asked. Welcome House is an adoption agency I had helped to found a few years before. It was not equipped to do anything for Mary. I tried to forget the little girl whom everyone else had forgotten.
Pearl S. Buck
Mary was eight years old when I first heard of her through a letter. It told of a child whom everyone had forgotten. She was in a home where children were kept for a time when parents could not care for them. Children came and went, but Mary stayed. No one was sure who she was, but she looked partly Oriental. She never talked,so she must be mentally retarded. Could Welcome House take her? the letter asked. Welcome House is an adoption agency I had helped to found a few years before. It was not equipped to do anything for Mary. I tried to forget the little girl whom everyone else had forgotten.
Sometime in the night I awoke to a question: How did I know Mary was mentally retarded? I had not seen her.The people in the institution were good people, but busy.Perhaps no one had taken the time to find out exactly what Mary was. I must find' out. I rose and wrote a letter.Would they send Mary to me for a few months?
A few days later, at my open door stood a kindly middle-aged woman. With her was a small, delicate girl,in her hand a little red handbag, cheap but new.
“Come in," I said. "Come in. Mary."
Mary did not look up. She stood waiting, clutching the red bag until the woman pushed her gently into a chair.
"That's the way she is.", the woman said. "Never moves, never talks."
“What else can you tell me about her?"
"Nothing," the woman said. "She's just like this - never does anything until someone makes her."
Mary did nothing now.- She sat very still, not looking up or seeming to notice where she was.
In the weeks that followed, we talked to Mary as if she could talk. Luckily, there was a litter of new kittens in the barn, and she began to laugh as she played with them.I let her come and go as she learned to swing under the big tree in the backyard. ,
Wherever she went, she carried her red bag. Then oneday, at last she left it upstairs. Other good days followed.She ran over the meadows; she stopped being afraid of the cows; she no longer hid when a visitor came, for she knew that it did not mean she was going to be taken away.
It was a month before she began to talk. She beganthen because there were things she wanted - an orange, adoll, a pretty dress. In two months, she was chattering,and we decided to send her to school. We found asympathetic teacher who agreed not to insist on her learning to read immediately. Mary watched the other children. She learned to play games before she learned to read. In six months, there was no doubt about her. I look her to a psychologist for thorough tests.
"She's all right," he said, "quite normal, but she has been emotionally shocked - lost, if you like. Now she'sfinding herself. She has to find herself first before anyone else can find her."
Still later, we gave her up for adoption; we were too old to be her parents.
"You must have a young mother and father," I told her. "Wewill be your grandparents."
She accepted this, after getting to know the younger couple and their two children who wanted her. Though a few tears hung on her dark lashes that morning, I pretended not to see them.
Her parents came over for consultation now and then,and she ran to the barn to look for new kittens. It was notall easy, her parents said. She was normal, but she wouldhave to work hard. College? Well, maybe.
Meanwhile, she was growing pretty. Her dark hair curled about her face, and her eyes, once so dull andunseeing, grew bright and sparkling. Sometime in her high-school life, Jonathan began to notice her. He was a tall, brilliant boy, interested in science and mathematics.We trembled, her parents and I.
"Don't let her settle her heart on him," I -begged."She's too young and so is he. I don't want her hurt.Besides, will his family accept her? We can't tell them who she is – except what she is now."
The parents were wise. They saw to it that the boy didnot see Mary too often. Mary herself was very busy. Shewas learning to sew and to cook. She saw other boys. She finished high school and went away to college.
Our fears were groundless after all. The two came back to each other after every separation. One evening,they came to see me.
"Mary and I are going to be married," Jonathan announced.
They were married one June afternoon in the little church where Mary was baptized. The best man was Mary's adopted brother; the maid of honor, her adopted sister.
Mary came down the aisle, hand on her father's arm,face radiant with Joy and beauty. The tears came to myeyes - not sentimental tears, but tears of joy andfulfillment. I remembered the child's face, the hopeless child so many years ago, the lost child.
After the ceremony, Jonathan's mother took my hand."I want you to know," she said, "that we consider it anhonor to have Mary in our family. We love her."
Mary knew at last who she was. So did we.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment