Sunday, August 21, 2016

TÂM TRÚC (竹笙, 竹荪)

Tháng 7 âm lịch có lẽ là tháng ăn chay vì dường như ai cũng nguyện ăn chay trong tháng này. Tôi thì chưa nguyện ăn chay vì theo suy nghĩ ăn chay là tùy duyên chớ không nhất định phải là ngày nào hay tháng nào.


Có lúc ngán thịt, khi ăn trưa tôi vào tiệm kêu một đĩa cơm "La Hán chay", anh chủ quán hỏi "anh chay thiệt". Tôi nói hôm nay không thích ăn thịt chớ không phải ăn chay. Đĩa cơm xào lên, có cải, có tàu hủ, có kim châm và có thêm một món ăn sừng sực , giòn giòn, không mùi nhưng làm cho ngon miệng. Đôi khi bà xã ăn chay có xào món như vậy. Tôi nhớ nhiều khi có món canh mặn mà có bỏ loại này vào. Tôi hỏi anh chủ quán, anh nói đó là món "tâm trúc", hỏi thì bà xã thì nói là "trúc sanh". Nếu các bạn có uống qua canh Miso của Nhật thì cũng thấy có món này cùng với tàu hù và rong biển.


Tôi tìm người hỏi thêm thì có nhiều người nói là món "tâm trúc" lấy và làm từ những tâm tre non, những vành mõng trong ruột của tre hay trúc. Sai hết các bạn ơi. Tới bây giờ mới biết đó là một loại nấm hay mọc từ những gốc tre. Tiếng Anh đơn giản hơn gọi là "Bamboo fungus", tiếng Tàu họi là 竹荪屬 (Trúc tôn thuộc) hay 竹荪 (Trúc tôn) nhưng thường nhất được gọi là 竹笙 (Trúc sanh) nhưng người Việt nam thì thường gọi là "Tâm trúc".
Tôi thì tới bây giờ mới biết, các bạn nào chưa biết thì cùng tôi đọc bài giới thiệu sơ lược về món ăn này" (LKH)


TÂM TRÚC (竹笙, 竹荪)
Nấm Tâm trúc hay còn gọi là nấm nữ hoàng, có tên khoa học là Dictyophora indusiata. Nấm là loại thực phẩm cao cấp, có lợi cho sức khỏe con người và có nhiều công dụng chữa bệnh.
Nấm thường mọc tự nhiên trong đất, khi còn nhỏ, đầu trên nấm là một hình chóp màu đen hoặc nâu đậm, có một lớp nhầy bao phủ.


Khi Nấm trưởng thành phần chóp nấm nở bung ra một lớp giống như những mắt lưới đan vào nhau, có màu vàng hoặc trằng, bao phủ từ đỉnh tới chân nấm. Lớp lưới này được ví như “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân chốn cung đình xưa. Vì thế, hình dạng và màu sắc nấm trông lộng lẫy và kiêu sa hơn hẳn so với các loại nấm thông thường khác. Đó cũng là lý do vì sao nấm còn được gọi là nấm nữ hoàng.
Chóp nấm, phần có chứa lớp nhầy màu đen hoặc nâu đậm cũng là vị trí có mùi hôi, thối. Đặc điểm này của nấm thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi đến đậu. Vì vậy, khi nấm mọc và nở bung lớp mạng che phủ, nếu không thu hái kịp thời, nấm sẽ nhanh chóng bị thối rữa.


Đây cũng là một hình thức, để các bào tử nấm được phân tán ra ngoài môi trường, sinh sôi và phát triển.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ nấm tâm trúc có khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh như: ung thư vú, chữa bệnh gout, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể…
Nấm được tìm thấy trong tự nhiên ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số quốc gia ở khu vực Châu Á. Trước đây, người ta chỉ tiến hành thu hái nấm trong tự nhiên, song, hiện nay, do nhu cầu sử dụng nấm trên thị trường ngày càng cao, nên Nữ hoàng đã được nghiên cứu, nhân giống và trồng nhân tạo thành công ở nhiều nơi trên thế giới.


Và đặc biệt là ở Trung Quốc, Nấm được sử dụng phổ biến dưới dạng sấy khô.
Ở Việt Nam, nấm Tâm trúc có thể được tìm thấy ở bờ ruộng, bờ tre, hoặc bờ sông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được công dụng chữa bệnh của nó, và biết cách điều chế nó thành thuốc chữa bệnh.
(Sưu tầm trên mạng)


竹荪屬
長裙竹蓀(學名:Phallus indusiatus),俗稱竹荪,又名竹笙、竹参(ㄕㄣ)、面紗菌、網紗菌、竹姑娘等,是单生或群生于竹枝内的各种竹、麻属大型真菌的总称,菌裙和菌柄在中国為高級的素食材料。竹蓀原來有自己的一個屬竹蓀屬(Dictyophora),但現時皆當作長裙竹蓀的異名,屬於鬼筆科的鬼筆屬。竹蓀生長於熱帶地區的大都會,從亞洲南部(含南亞及東南亞)、非洲、南北美洲及澳大利亞均有生長,見於樹林或園庭被土壤比較肥沃的腐爛木質之上。這種菌類於1798年為法國植物學家Étienne Pierre Ventenat最早描述。在中國,自然繁殖的竹荪主要产在四川、云南、贵州等地。


早在7世紀時的中國及尼日利亞的古老傳說,就已有食用竹蓀的記載。竹蓀的食用部分在於其圓錐狀到吊鐘狀的菌體及菌柱。成熟的菌體,長約25 cm(10寸),寬約1.5~4 cm(0.6~1.6寸)。其菌蓋被啡綠色的黏液覆蓋,散發出一股臭味,用以吸引蒼蠅及其他昆蟲去吃掉它的孢子,以便於散播。由於這些黏液很難清洗,一般不會食用菌蓋的部分。優質的食用竹荪,其色澤淺黃、味香、肉厚、柔軟、菌朵完整。 竹荪可以和瘦豬肉一起煮,成為肉湯,味道鮮美;亦可與豬肉片或雞柳一起炒。由於已成功培植,現時一些大型的亞洲食品超市均可買得到。而其豐富的蛋白質、碳水化合物與膳食纖維,高抗氧化及高菌能力,使之成為健康飲食的推介食品。
(網上搜查)