Nhìn càng lã chã giọt hồng
Rỉ tai, nàng mới giãi bày trước sau:
Hổ sinh ra phận thơ đào
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong ?
Trong sách thuốc có viết: Nhân hữu vựng uất, hốt hôn mê bất tỉnh nhân sự (người có chứng vựng uất thường hay bị ngất).
Giọt hồng, giọt nước mắt có màu hồng như máu, người đời còn gọi là huyết lệ khóc cho nổi đau khổ cùng cực trong những hòan cảnh khốn cùng. Điển tích Giọt hồng có trong trong Ngụy Thư:
Đời vua Ngụy Văn Đế có vị quan Tiết Hằng tuổi già về quê ở huyện Lộc Nam cùng với vợ và con gái Tiết Linh Vân (薛靈蕓). Linh Vân đang tuổi trăng tròn, nổi tiếng là một trang thiên hương quốc sắc, học giỏi, lại rất hiếu thảọ Hai năm sau khi Tiết Hằng về quê, trong vùng Lộc Nam nạn cướp bóc hoành hành, giáp biên giới giặc giã lại nổi lên. Triều đình sai Trương Bá Sanh, một vị quan trẻ kiêu ngạo, tham lam, về dẹp loạn. Tình hình tạm yên; Bá Sanh được bổ nhiệm làm tri huyện Lộc Nam.
Giọt hồng, giọt nước mắt có màu hồng như máu, người đời còn gọi là huyết lệ khóc cho nổi đau khổ cùng cực trong những hòan cảnh khốn cùng. Điển tích Giọt hồng có trong trong Ngụy Thư:
Đời vua Ngụy Văn Đế có vị quan Tiết Hằng tuổi già về quê ở huyện Lộc Nam cùng với vợ và con gái Tiết Linh Vân (薛靈蕓). Linh Vân đang tuổi trăng tròn, nổi tiếng là một trang thiên hương quốc sắc, học giỏi, lại rất hiếu thảọ Hai năm sau khi Tiết Hằng về quê, trong vùng Lộc Nam nạn cướp bóc hoành hành, giáp biên giới giặc giã lại nổi lên. Triều đình sai Trương Bá Sanh, một vị quan trẻ kiêu ngạo, tham lam, về dẹp loạn. Tình hình tạm yên; Bá Sanh được bổ nhiệm làm tri huyện Lộc Nam.
Nghe tiếng nhan sắc Linh Vân, quan huyện mon men tìm đến. Khi trở về, tức tốc huyện ta cho người mai mối. Cha con Linh Vân từ chối. Bá Sanh sinh thù. Nhân lúc giặc giã lại nổi lên, Bá Sanh lập mưu vu cáo lão quan về hưu tư thông giặc rồi sai nha quân đến nhà bắt Tiết Hằng dẫn lên huyện đường, giam vào ngục, nói là chờ ngày xét xử nhưng thật ra để ép duyên Linh Vân. Linh Vân quá đau đớn vì nỗi hàm oan của cha, đánh liều gởi thư về triều kêu oan. Làm sao thư đến được tay vua. Linh Vân lại thư cầu cứu đến vị quan thứ sử họ Huỳnh, là một người bạn cũ của cha nàng. Huỳnh Thứ sử vào chầu vua xin chiếu chỉ, phái Mạnh Quang, một viện sĩ Hàn Lâm giỏi văn chương thi phú, về huyện Lộc Nam tuần tra.
Hai tháng về Lộc Nam thanh tra, hồ sơ kêu oan của người dân đã chất cao ngất, vậy mà hàn sĩ Mạnh Quang không hề ngó ngàng tới. Suốt này quan thanh tra chỉ thơ thới với gió núi mây ngàn, chẳng buồn quan tâm đến chuyện thế sự.
Một hôm Mạnh Quang lang thang xuống đường. Phố chợ sao mà đìu hiu, dân tình xơ xác. Mạnh Quang ghé vào một quán nước chè, bỗng gặp một giai nhân, áo quần xốc xếch, không chút phấn son, đang ngồi khóc tấm tức. Mạnh Quang hỏi dò bà lão chủ quán, mới hay người đẹp là Tiết Linh Vân đang khóc cho nỗi oan khiên của cha. Bấy giờ Mạnh Quang mới chợt nhớ nhiệm vụ của mình là về đây giải oan cho gia đình người con gái hiếu thảo này.
Mạnh Quang đi thẳng đến huyện đường Lộc Nam, vào nhà tù thăm các phạm nhân. Mạnh Quang đòi quan huyện Trương Bá Sanh trình những hồ sơ của các phạm nhân có quan hệ với giặc. Xét xong hồ sơ, Mạnh Quang chỉ thị phóng thích hết các tù nhân loại này vì không đủ chứng cứ buộc tội.
Huyện quan chấp hành lệnh quan triều đình. Ít hôm sau, Mạnh Quang lại xuống chợ, ghé lại quán nước chè của bà lão, lại vẫn thấy nàng Tiết Linh Vân ngồi khóc tức tưởi. Hỏi ra mới hay, nhiều tù nhân đã được về đoàn tụ gia đình, nhưng phụ thân của nàng bị hàm oan, vẫn chưa được cứu xét. Mạnh Quang hộc tốc quay về nha phủ gặp quan huyện:
- Ta được chiếu chỉ về huyện Lộc Nam này xét lại các vụ án kêu oan. Nay, ta muốn thẩm tra hồ sơ của Tiết Hằng, người bị kết tôi tư thông với giặc.
Thì ra, Bá Quang đã dấu nhẹm hồ sơ của Tiết lão. Bây giờ quan khâm sai của triều đình đã gọi đích danh thì phải trình rạ Bá Quang đem hồ sơ về, ngày sau trả lại cho Bá Sanh với lời phê: không nhân chứng, không vật chứng sao lại kết tội người ta, lệnh phải tức tốc phóng thích nghi can.. Bá Sanh hận vô cùng, nhưng đành cắn răng chấp lệnh của quan khâm sai.
Hai ngày sau, Bá Quang tìm đến thăm gia đình Tiết Hằng. Một già một trẻ, mới gặp nhau lần đầu mà đã tâm đắc, văn chương thi phú đối đáp đến sáng đêm. Tiết Hằng ngỏ ý muốn gả con gái mình cho Bá Quang. Quan khâm sai hân hoan nhận lời. Bá Qung cáo từ phải về kinh trình tấu kết luận thanh tra và xin hẹn tháng sau sẽ trở lại lam lễ thành hôn cùng Tiết Linh Vân.
Phần quan huyện Bá Sanh, vì oán thù cha con Tiết Hằng, nay lại được tin tình địch của mình là Bá Quang sắp ẵm nàng Tiết Linh Vân đi, đâu được, ta phải cho chúng bây tan tác. Trương Bá Sanh liền thư về triều đình, dâng lên vua, xin đề cử tiế'n cung một nhan sắc tuyệt trần chim sa cá lặn. Vua Ngụy Văn Đế thích ý, liền ra chỉ dụ, triệu Tiết Linh Vân nhập cung.
Ôi thôi, lại một kiếp hồng nhan. Ngày phải bước lên kiêu về cung, Tiết Linh Vân đã khóc như mưa, nước mắt uớt cả xiêm y. Lòng quặn đau thương cha . nhớ mẹ, nặng tình quê hương. Hai tì nữ theo hầu, phải dùng một bình sứ để hứng nước mắt cho nàng. Khi về đến kinh thành, bình sứ đã đầy quá nửa nước mắt hồng, cô đặc lại như máu, gọi là huyết lệ.
(Sưu tầm trên mạng)