Chim Lạc là con chim gì?
Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “Chim Lạc là chim gì?” chính là câu trả lời sau đây: “Chim Lạc là con chim trên mặt trống đồng nước ta”.
Câu hỏi sau đây mới là câu khó: Con chim nguyên mẫu của Chim Lạc là chim gì?
Tổ tiên chúng ta là con Rồng cháu Tiên. Rồng là con giao long, tức là con thuồng luồng, tức là con cá sấu. Con rồng trên mặt trống đồng Hòa Bình và trống đồng Phú Xuyên vẫn là con cá sấu cách điệu bò lổm ngổm. Đến Lý-Trần vẫn còn phảng phất con cá sấu. Qua đời Lê thì râu ria vẩy viếc như cá chép, bây giờ trong Hoàng Thành vẫn còn mấy con đẹp ngất ngây, chỉ tội là rồng lai tàu. Đến thời Nguyễn thì chắc là rồng rởm, đếch biết ở đâu ra. Duy có chính ông Gia Long là rồng xịn, nếu như không nói là cực xịn.
Con cá sấu chắc sống đâu đó ở đồng bằng bắc bộ, nơi các cửa sông và đầm lầy. Cũng có đầy ở chỗ sông Hồng uốn khúc mà sau này nhà Lý dời đô về.
Thuở vua Hùng rời núi xuống trung du rồi lại gần các lưu vực, con cá sấu – thuồng luồng hẳn vẫn còn nhiều lắm nên tục xăm mình không phải là thời trang anh chị mà là trang phục bắt buộc để xuống sông. Vậy nên con Chim Lạc – dòng dõi nhà Tiên, cũng mới chỉ hình thành cũng tầm tầm thời đó. Hình thành qua tín ngưỡng và truyền kỳ. Từ con sấu nâng cấp thành con Rồng. Từ vua Hùng lộn xa quá thời Thục Phán để lờ mờ thành Lạc Long Quân (đúng ra phải là Âu Cơ do phóng chiếu ngược của tiềm thức kẻ thua cuộc). Còn đất mẹ, mẫu hệ, lộn về quá khứ mơ hồ thành Âu Cơ dòng dõi nhà tiên. Nông nghiệp và thời tiết, mẫu hệ và lực lượng sản xuất, đất mẹ và mặt trời đã gây ra sự lộn xộn âm dương khi đất mẹ có ông ngoại là mặt trăng phải thờ thần mặt trời (vai đức ông chồng tỏa nắng gieo mầm sống trên đất), mới có sự ẩm ương trong ngôn ngữ lúc gọi ông trăng lúc gọi chị hằng. Ông Trăng mới là chuẩn vì ông là chồng của bà Trời.
Cả hai vật tổ đều đẻ trứng nên mới thành truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân đẻ bọc trăm trứng. Khả năng bà Âu Cơ và ông Lạc Long Quân là bịa hoàn toàn, chỉ đến vua Hùng mới có thật.
Vật tổ là con Giao Long – Cá Sấu chắc mới xuất hiện sau này khi vua Hùng và một số bộ tộc anh em đã xuống đồng bằng. Cho nên giống nòi do vua Hùng đẻ ra mới là con Rồng. Còn vật tổ là con Chim Lạc hẳn đã theo đoàn người di cư từ phương nam dọc theo dãy Trường Sơn trong suốt hành trình có lẽ kéo dài hàng trăm năm. Cho nên giống nòi mới lùi xa một thế hệ nữa và gọi là Cháu Tiên. Con chim nguyên mẫu của Chim Lạc trên mặt trống đồng, ắt phải là một con chim gần gũi và gắn bó với tổ tiên của vua Hùng trong những năm dài du canh du cư từ Nam ra Bắc, từ núi xuống đồng bằng. Cái sự di cư để bảo tồn giống nòi ấy nó ăn sâu vào trong tiềm thức để rồi sau này có hàng triệu người từ bắc vào nam năm 1954, hay hàng trăm ngàn người từ đất này bỏ nước mà đi qua tận bên kia thái bình dương. Không phải là theo Chúa vào Nam, cũng không phải khổ quá không chịu được mà cột điện cũng phải đi. Mà là bản năng di cư để bảo tồn nòi giống nó thúc đẩy. Ai đã từng đi tàu đánh cá bé như cái lá tre trên mặt biển mênh mông mới có thể hiểu được đấy chính là bản năng. Còn không, thì chỉ vài người ra đi như Papillon người tù vượt ngục, chứ không thể nào ra đi cả ngàn cả vạn con người.
Trên hình trống đồng Hòa Bình và Phú Xuyên, Chim Lạc có hai loại đứng và bay. Con Chim Lạc đứng thì rất giống con Cốc (Cò, Vạc, Bồ Nông) là mấy con chim lội nước mò tôm bắt cá. Con Chim Lạc bay thì giống rất nhiều con chim khác mà xem kỹ thì chẳng giống con gì. Vậy nên giờ người ta cũng không biết con chim Lạc bản gốc là con chim gì nữa. Đã có lúc tôi đoán Chim Lạc cùng loài với chim Ch’Rao ở Tây Nguyên. Nhưng sau này nghĩ lại con Chim Lạc mỏ dài và to thế mà hót thì người nghe toác tai, không thể nào tổ tiên của vua Hùng thờ làm vật tổ được (còn con chim Ch’rao thì nó lại hót mới đau chứ).
Chim Lạc Bay có những đặc điểm sau đây:
+ Mỏ rất dài và to
+ Đầu có mào hoặc lông gáy xù lên (kiểu teenager bôi keo xịt tóc bây giờ)
+ Đuôi cánh én rất to.
+ Chân. Có hình trên trống không thấy chân đâu. Có hình thì có chân đang duỗi ra và ngắn hơn đuôi. (Hình không có chân là vì nhìn từ dưới lên chân duỗi ra ngắn hơn đuôi và ẩn vào đuôi)
+ Kích cỡ: không rõ. Có thể bé như con sáo, có thể to như đại bàng.
+ Sống theo đàn hay một mình: Cũng không rõ. Trên trống đồng thì rõ ràng là một đàn chim Lạc nối đuôi nhau bay vòng quanh mặt trời. Nhưng rất có thể chỉ là một con được cách điệu.
+ Có di cư hay không: Không rõ nốt. Nhưng có vẻ như là có bay về tổ dưới ánh trời chiều (ngược chiều kim đồng hồ).
Chim Lạc trên Internet:
Cũng giống như ngày Giỗ Tổ hay nguồn gốc của tổ tiên chúng ta, có rất nhiều thuyết giải thích Chim Lạc gốc là con chim gì nhưng tựu trung chỉ chia làm hai nhóm: nhóm Con Cò và nhóm Con Cắt.
Artist: Dao Duy Tung |
Thuyết phổ biến nhất thì cho rằng chim Lạc là con … Cò (hehehe) với giải thích về hình dáng của Chim Lạc rất giống Cò, Vạc và đặc biệt là giống con Hạc trong Văn Miếu. Ngoài hình dáng, thuyết này dựa vào việc con cò với nông nghiệp với …vua Hùng rất là gắn bó với nhau ở đồng bằng bắc bộ nên dần dần đuợc coi là vật tổ. Mặc dù thuyết này có nhiều nhóm con, nhóm thì cho rằng chim Lạc là con Cò, nhóm thì bảo con Bồ Nông, nhóm thì bảo là con Vạc. Đại khái đều là họ nhà cò lội nước mò tôm bắt cá, chả liên quan gì đến vua Hùng cả.
Thuyết này có hai điểm sai lớn:
+ Thứ nhất là vật tổ chim Lạc chắc chắn là có trước khi vua Hùng xuống đồng bằng và làm lúa nước (trước đó có thể làm lúa nếp lúa nương rồi) cho nên con Cò là con đến sau và đi vào dân ca, chứ không thể nào đi lên mặt trống đồng được.
+ Thứ nhì (cái này mới là sai chết người): con Cò khi bay, chân nó duỗi ra dài hơn đuôi nhiều. Tức là con Cò Đứng và con Chim Lạc Đứng nhìn hao hao giống nhau. Nhưng con Cò Bay thì cái chân nó duỗi dài ra khác hẳn con Chim Lạc Bay
Và một điểm sai nhỏ:
+ Trong Bộ Cò/Hạc thực ra chỉ có con Diệc là có cái bờm tóc ở gáy, các con khác nhẵn thín. Ngoài ra bộ Bồ Nông thì chân còn có màng.
(Mọi người có thể tìm tài liệu, ảnh về con Cò, Vạc, Bồ Nông, phân bộ khoa học (pháp danh) là Ciconiiformes)
Con Cò và cá sấu giành ăn. |
Thuyết phổ biến thứ nhì là cho rằng Chim Lạc là bộ chim săn mồi (chim ưng, chim cắt, chim ó biển). Nói chung ai cũng khoái tổ tiên nhà mình là một con dữ tợn như vậy cho giống Hoa Kỳ hehehe. Tuy nhiên các con chim cắt, ưng, đại bàng đều có mỏ khoằm và ngắn. Sai hẳn so với cái mỏ dài ngoằng của Chim Lạc.
Trong thuyết này còn có ông đi tìm thấy con chim Lạc của tổ tiên ta ở … trong Văn Miếu thờ Khổng Tử.
(Mọi người có thể tìm tài liệu, ảnh về chim cắt chim ưng ở bộ Falconiformes)
Chim Cắt |
Thế con Chim Lạc giống con gì nhất?
Với các đặc điểm trên trống đồng (trừ kích thước) thì chim Lạc giống con chim … Gõ Kiến (Woodpecker) nhất. Nghe thì buồn cười, nhưng con Chim Lạc cực kỳ giống một loài Gõ Kiến lưng đỏ và có sừng mào tên là Ivory-billed Woodpecker. Nhưng con này sống ở Hoa Kỳ và Cuba.
Con thứ nhì giống chim Lạc là con Gõ Kiến Lưng Lửa tên là Greater Flameback sống ở rừng rậm Đông Nam Á.
Con Gõ Kiến có loài sống cô độc, có loài sống theo đàn, cũng có loài di cư. Chúng cũng có tổ và chiều chiều bay về sau một ngày kiếm mồi ăn. Cách chúng dùng mỏ có lẽ đã gợi cho tổ tiên của vua Hùng cách làm rìu để đi săn và dùng giáo nhọn để chọc lỗ gieo hạt; nên hình người trên trống đồng hoặc là cầm giáo có mũi chĩa xuống, hoặc là cầm rìu lưỡi dài như mỏ chim gõ kiến.
Vậy là Gõ Kiến giống Chim Lạc nhất. Nhưng Chim Lạc có phải là Gõ Kiến không thì đúng là bó tay. Nếu đúng thì cũng rất hay bởi nó cho thấy tổ tiên chúng ta là dân sơn cước chăm chỉ làm nương rẫy hơn là săn bắn thú rừng.
Với các đặc điểm trên trống đồng (trừ kích thước) thì chim Lạc giống con chim … Gõ Kiến (Woodpecker) nhất. Nghe thì buồn cười, nhưng con Chim Lạc cực kỳ giống một loài Gõ Kiến lưng đỏ và có sừng mào tên là Ivory-billed Woodpecker. Nhưng con này sống ở Hoa Kỳ và Cuba.
Con thứ nhì giống chim Lạc là con Gõ Kiến Lưng Lửa tên là Greater Flameback sống ở rừng rậm Đông Nam Á.
Con Gõ Kiến có loài sống cô độc, có loài sống theo đàn, cũng có loài di cư. Chúng cũng có tổ và chiều chiều bay về sau một ngày kiếm mồi ăn. Cách chúng dùng mỏ có lẽ đã gợi cho tổ tiên của vua Hùng cách làm rìu để đi săn và dùng giáo nhọn để chọc lỗ gieo hạt; nên hình người trên trống đồng hoặc là cầm giáo có mũi chĩa xuống, hoặc là cầm rìu lưỡi dài như mỏ chim gõ kiến.
Vậy là Gõ Kiến giống Chim Lạc nhất. Nhưng Chim Lạc có phải là Gõ Kiến không thì đúng là bó tay. Nếu đúng thì cũng rất hay bởi nó cho thấy tổ tiên chúng ta là dân sơn cước chăm chỉ làm nương rẫy hơn là săn bắn thú rừng.
Greater Flameback |
Còn có ai tự hỏi về cái khăn mỏ rìu không? Khăn mỏ rìu là chỉ hình thức chít khăn đội đầu của người nông dân đi làm đồng, xa hơn nữa là của người tiều phu, và xa hơn nữa là của những người thợ săn du cư. Cái thắt nút và “mỏ rìu” rũ xuống có giống đầu và mỏ con chim Lạc không? Quá giống. Tại sao “rìu” là một từ cổ thuần Việt lại dính đến dụng cụ lao động (lưỡi rìu) và khăn chít đầu vừa là để tóc dài không xõa ra khi đi rừng, vừa là để che nắng khi làm ruộng. Hẳn trước đó tổ tiên chúng ta thấy trong thiên nhiên một loài chim có cái mỏ như vậy rồi từ đó gọi “chim rìu” hằng ngày bổ củi (bắt kiến), rồi đến “lưỡi rìu” bằng đá bằng đồng, rồi đến “khăn mỏ rìu” chít ngang tai. Hay Chim Lạc là Chim Rìu. Còn Chim Rìu biết đâu là chim Gõ Kiến???
Greater Flameback |
Theo: Blog của 5xu