Có bạn nào chưa biết khổ không ? Chắc chắn là không. Bài giảng đầu tiên của Đức Phật là bài giảng cho 5 anh em ông Kiều Trần Như về "Tứ Diệu Đế" (四妙諦) trong đó "Khổ Đế" (苦諦) đi đầu.
Làm người thì nghèo có cái khổ của nghèo, giàu có cái khổ của giàu, vượt qua được những cái khổ mới có thể thành công và hy vọng "khổ tận cam lai" (苦盡甘來), một vị ngọt của cuộc sống.
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHỊU KHỔ
Nỗi khổ trong tinh thần, có lúc nhói tim, có lúc thấu xương. Người ta thường nói: “Chưa chịu một phen lạnh thấu xương, Khó biết hoa mai tỏa mùi hương“. Chỉ sau khi phó xuất, chịu đựng gian nan, thì người ta mới nếm trải được vị ngọt ngào.
Hãy nhìn búp sen do các hạt sen tổ thành kia, chúng khiến người ta tự nhiên liên tưởng tới Giác Giả đang ngồi ngay ngắn trên đài sen. Để thành tựu quả vị, hạt sen phải nếm trải biết bao nỗi khổ trong hằng mấy đời, thấm đẫm cảm xúc đắng cay nơi trần thế, vì thế hạt sen mới có vị đắng vô cùng. Bởi vì khổ, búp sen mới được phong phú và sung mãn; cũng bởi vì khổ, bông sen mới lộ vẻ thánh khiết và trang nghiêm, mọc lên giữa bùn dơ.
Bởi vì ai ai cũng đều có nỗi khổ của bản thân, nên từ đó mới có thể học được tha thứ và khoan dung, mới học được điềm tĩnh và tự tỉnh. Bởi vì khổ, sinh mệnh thường nhớ lại vẻ thanh cao nơi trời xa, hồi tưởng lại ký ức mỹ hảo chốn Phật quốc. Cũng bởi người ta tin cuộc đời là bể khổ, nên trong hành trình thú vị của giác ngộ, họ mới không ngừng nhìn thấy mặt bên kia của chân ngã tiên thiên.
Khổ là tiên tri của chân phúc, là ngọn nguồn của ngọt ngào.
Bởi vì nếm trải nỗi khổ trăm năm trên thế gian, nên thiên nhiên tự mang theo khí độ phi phàm bát ngát, hàm chứa sự chín chắn và độ lượng bao dung vạn vật. Cũng bởi nếm trải vô số nỗi khổ trong tinh thần, nên thương khung có sẵn thần thánh và sâu thẳm, hàm chứa khoáng đạt và tự tại, lánh xa ân oán thị phi nơi thế tục.
Minh bạch điều này, tôi không còn coi những nỗi khổ trong đời là bất công đối với mình nữa. Có lẽ, đây chính là điều kỳ diệu của chịu khổ.
Hạo Thiên
(Sưu tầm trên mạng)
吃苦的妙处
作者: 昊天
.
精神上的苦,有时苦的刺心,有时苦的刺骨。人们常说:不经一番寒彻骨,怎得梅花扑鼻香。人只有在付出,在承受艰辛之后,才会品尝到甘甜的滋味。
作者: 昊天
.
精神上的苦,有时苦的刺心,有时苦的刺骨。人们常说:不经一番寒彻骨,怎得梅花扑鼻香。人只有在付出,在承受艰辛之后,才会品尝到甘甜的滋味。
看看由颗颗莲子组成的莲盘,总会让人自然而然的想到,端坐在莲台上的觉者。果位的成就,莲心要吃掉几生几世的苦,要饱浸尘世千辛万苦的感触,所以莲子的莲心才奇苦无比。因为苦,莲盘才得以充实和饱满;也因为苦,莲花才有了出淤泥而不染的圣洁与庄严。
因为人人都有自己的苦,所以从中能学会体谅和宽容,学会沉稳和自省。因为苦,生命常得以想念天外的高洁,常记忆佛国的美好,也常信心满满的跨过人生的沟沟坎坎,在奇遇和趣味的行程中,不断看到先天的真我一面。
苦是真福的先知,苦是甘甜的源头。
因为吃尽了世间千百年的苦,所以大自然拥有了辽阔非凡的气度,拥有了包容万物的沉稳和雅量。因为吃尽了无数星辰演变的苦,所以苍穹拥有了神圣和高远,拥有了远离世俗恩怨是非的豁达和自在。
明白了这些,我便不再把生活中的苦,当作对自己的不公。也许,这就是吃苦的妙处。
(網上搜查)
No comments:
Post a Comment