Trong khi nỗi sợ lặn biển bằng bình hơi thường là do sự thiếu hiểu biết và hoàn toàn không có cơ sở, có những mối nguy ở dưới nước cũng giống như ở trên cạn. Khi bạn nghĩ về mối nguy khi lặn biển, có lẽ bạn sẽ tự động liên tưởng đến cá mập hay sứa biển, nhưng có những mối đe dọa khác với những người lặn biển thường không phải từ những gì mà bạn nghĩ ban đầu. San hô lửa (fire coral) là một sinh vật biển có hình dáng san hô nhưng thực sự có quan hệ gần hơn với cả sứa và cò chân ngỗng biển. Có nhiều loài trong giống Millepora, bao gồm M. alcicorns, M. boschma, M. complanata, M. dichotoma, M. platyphylla, M. squarrosa với hình dáng khác nhau giữa dạng lưỡi dao, dạng nhánh và những dạng khác mà các loài san hô cứng thông thường cũng có.
Làm sao nhận biết san hô lửa.
San hô lửa có thể khó phân biệt vì chúng rất giống với những loài san hô cứng. Một trong những cách nhận biết thông thường là màu sắc, chúng có màu tiêu biểu là nâu vàng hoặc xanh nâu với những đỉnh màu trắng làm chúng có thể nhận ra. Khi lặn trong những vùng nước nhiệt đới hay cận nhiệt đới, những người lặn biển thường được khuyên là hãy nhìn thật kỹ trước khi sờ vào bất cứ sinh vật biển nào có dạng giống san hô, trong khi tránh đụng chạm vào san hô là lời khuyên tốt nhất và thân thiện môi trường nhất, thỉnh thoảng xảy ra tình cờ, vì điều này người lặn biển nên cách xa san hô lửa một chút. Chúng thường được phát hiện với hình dạng san hô sừng nhưng ngoại trừ màu sắc.
Bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng, quan sát đầy đủ, bạn có thể nhận thấy những dạng như những sợi tóc nhỏ trên loại san hô này. Đây là những kiểu chích chất độc nối dài ra từ những tế bào độc.
Ảnh hưởng từ san hô lửa.
Khi một người bị chạm vào san hô lửa, họ sẽ có cảm giác rất đau đớn ở vùng bị chạm trong vòng 5 – 30 phút. Sự đau đớn này có thể kéo dài hàng ngày hay thậm chí hàng tuần. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là vết đỏ hay sưng. Nếu một người bị nghi là đụng phải san hô lửa, người đó nên tham vấn bác sĩ để xác nhận vết thương. Nếu không thể đến bác sĩ để chữa bệnh, nên dùng dấm hoặc nước tiểu để xoa và sau đó rửa sạch bằng nước muối. Không được dùng nước lạnh để rửa chỗ bị ảnh hưởng vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình hình.
Vết chích có thể gây nhức, nhưng điều quan trọng là không làm rách da. Mặc dù có thể là những hành động tẻ nhạt, tuy nhiên có thể dùng một cái nhíp để gắp gai ra khỏi da.
San hô lửa chích như thế nào
Khi người lặn tiếp xúc ới san hô lửa, các tua trên tế bào độc của nó chích vào da thợ lặn giống như cách mà sứa biển đã làm, bằng cách phóng chất độc vào da. Không giống như sứa và cò chân ngỗng biển thường chứa những tế bào độc trên các tua mềm của nó, san hô lửa còn có một khung nhọn kéo dài có thể cào rách da thợ lặn làm rộng vùng bị thương.
San hô lửa là những loài san hô độc nhất có thể sinh sản vô tính bằng cách sáng tạo ra những túi nhỏ (giống như con sứa). Túi này có chứa cả trứng và tinh trùng được thả vào trong nước và sau đó sẽ nở thành ấu trùng bám vào đá và san hô và tạo thành quần thể.
Theo: Biển và Người
Link tham khảo thêm:
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment