Mỗi người khi thắp nén hương thơm quỳ xuống trong tâm đều đang cầu phúc, mong rằng thần linh có thể mang tới tiền tài phú quý, sự nghiệp và sức khỏe cho mình. Nhưng hiện thực lại quá tàn khốc! Bởi lẽ tuyệt đại đa số đều không linh nghiệm.
Mỗi khi Tết đến Xuân về trong chùa lại thắp hương cầu phúc. Đây vốn là truyền thống bao đời của chúng ta từ xưa tới nay. Mồng 1 tháng Giêng mọi người chen nhau giữa biển người đông đúc. Tất cả đền chùa miếu mạo đều khói hương nghi ngút, hòm công đức nhét tiền giấy đầy chặt. Bởi lẽ mọi người ít nhiều đều tin rằng “Trên đầu ba thước có thần linh!”
Đa số người dân chúng ta cả một đời thắp hương cầu phúc…
Nhưng đại đa số lại chẳng được mấy người được đón phúc lộc lâm môn;
Nhưng nếu chúng ta lỡ gặp phải vận hạn đen đủi thế nào thì vẫn đen đủi thế nấy, số phận nghèo khổ thế nào thì vẫn nghèo khổ như vậy!
Mấy nghìn năm qua, trong biết bao nhiêu con người, số người thực sự đắc được phúc báo nhờ thắp hương cầu phúc chỉ thưa thớt như lá mùa thu.
Kỳ thực trong tim mình, mỗi người chúng ta đều hiểu rằng có cầu khấn cũng không linh nghiệm, cũng có lúc hoài nghi. Nhưng rốt cuộc lại chẳng hiểu đang xảy ra chuyện gì?
Tục ngữ có câu rằng: Tâm thành ắt linh! Phải chăng là do tâm của chúng ta không thành khẩn?
Tôi tin rằng, ngoại trừ những trường hợp cá biệt ra, thì đa số mọi người khi thắp hương bái Phật đều rất thành tâm thành ý.
Vậy phải chăng do đình chùa không linh? Mặc dù vào thời kỳ mạt Pháp, đình chùa đã bị ô nhiễm nhiều bởi thế tục, rất nhiều hòa thượng, đạo sỹ sớm đã mất đi thiện căn. Thậm chí một vài ngôi chùa, miếu mạo còn bị hòa thượng giả, đạo sỹ giả bao thầu toàn bộ để kiếm tiền nhờ việc buôn thần bán thánh.
Tuy nhiên không thể phủ định được rằng, vẫn còn không ít đình chùa thờ Phật, thờ đạo vẫn được những bậc cao tăng, đạo sỹ nhiều đời gìn giữ bao năm, tới nay vẫn còn linh nghiệm thấu tận chín tầng mây xanh!
Đa số người dân chúng ta cả một đời thắp hương cầu phúc, nhưng mấy ai cầu được Phúc, hay chỉ là cầu họa mà thôi. (Ảnh: blogspot.sg)
Rốt cuộc thì vấn đề xuất hiện ở đâu? Đây là một nút thắt mà tôi không thể tháo gỡ suốt bao năm qua. Vài ngày hôm trước, cuối cùng trong một cơ duyên tình cờ, tôi cũng đã tìm được bí mật động trời đã bị che giấu suốt mấy nghìn năm qua! Tôi đã tìm được đáp án khiến tôi khổ não suốt bao năm qua.
Câu chuyện xảy ra thật tình cờ và bất ngờ
Một hôm tôi đang lướt web thì đột nhiên phát hiện thấy trên trang web của một công ty, có một trang gọi là “Cầu phúc X”, kể về chuyện mồng 1 Tết mọi người đổ xô tới dâng hương, cầu phúc tại chùa Pháp Duyên ở Bắc Kinh.
Nhìn thấy ba chữ “Cầu phúc X” tôi đầy ngờ vực. Bởi vì xưa nay tôi từng nghe tới cách nói này, ngay cả trên mạng tôi tra cũng không thấy. Hay là họ viết nhầm nhỉ? Những lời khấn bên dưới lại càng khiến tôi cảm thấy nghi hoặc!
“Chúng con xin Thần Phật ban phúc, cầu phúc cho sự nghiệp của chúng con như nén hương thơm, có thể soi sáng khắp mọi ngóc ngách.
Xin cho chúng con được cống hiến cho quốc gia, tạo phúc cho muôn nhà, báo đáp cho xã hội, làm lợi cho nhân viên…
Chúng con cầu khấn Thần Phật, xin hãy ban cho con một cơ hội, giúp chúng con có thể thực hiện chí nguyện cao cả, thực hiện những lý tưởng tốt đẹp của mình….”
Trong bài văn khấn này có một thiếu sót rất nghiêm trọng! Bởi vì trong này không nhắc tới hai chữ “tiền tài”! Đối với một công ty mà nói, không cần xin tiền tài thì còn cầu xin thứ gì nữa đây? Chẳng phải là quá giả dối hay sao? Rõ ràng là muốn kiếm tiền nhưng lại nói đầy những lời nhân nghĩa, đạo đức giả?!
Lòng đầy ngờ vực, tôi nhấp chuột vào địa chỉ liên hệ trên mạng và tìm người quản lý. Tôi đưa ra câu hỏi của mình, nhưng lại chỉ nhận được một câu trả lời rất ngắn gọn vô cùng kỳ lạ: “Bởi vì chúng tôi không muốn cầu họa, chúng tôi muốn cầu phúc”.
Nghe xong, đầu óc tôi lại càng thêm mụ mị, chẳng hiểu thế nào mới mà đúng.
Thế nào gọi là “không muốn cầu họa”? Điều này thì có liên can gì tới “tai họa” nhỉ? Khi tôi gặng hỏi lại một lần nữa, người quản lý này mới nói rằng tôi nên tự mình đi tìm câu trả lời, và đề xuất rằng tôi hãy thử tìm hiểu hàm nghĩa chân chính của chữ “Phúc” (福).
Vậy hàm nghĩa của chữ Phúc là gì? (Ảnh dẫn theo vi.wikipedia.org) |
Sau khi về nhà tôi bắt đầu tìm hiểu hàm nghĩa của chữ “Phúc’ (福)
Tôi tìm trực tiếp từ chữ Giáp Cốt. Nhưng tìm đi tìm lại lời giải thích đều giống nhau:
Chữ “Phúc 福” trong chữ Giáp Cốt là chữ hội ý, thể hiện hành động “Hai tay nâng ly rượu dâng lên trên đàn tế lễ”. Hàm ý của nó là con người cầu khấn Thần Phật ban phúc mà đắc được phúc báo.
Lời giải thích này có gì khác thường đâu nhỉ? Mấy nghìn năm nay vẫn giải thích như vậy mà! Ngày ngày chúng ta thắp hương lạy Phật chẳng phải là để cầu xin ông trời ban phúc cho hay sao! Khi tôi mang câu hỏi này “làm phiền” người quản lý một lần nữa, tôi bị hỏi vặn lại rằng: “Hai tay nâng ly rượu dâng cho thần linh là ý cầu xin phúc báo sao?”
Ngay lập tức tôi bị hỏi đến ngây hết cả người, lẽ nào không phải vậy à? Thế là thế nào nhỉ? Không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa??? Tôi ngại ngùng làm phiền ông ấy một lần nữa, ông bèn nhờ một người bạn giới thiệu tôi tới thỉnh giáo một vị Pháp sư trong giới Phật giáo.
Khi tôi đưa ra câu hỏi, ông chỉ cười mà hỏi tôi rằng:
“Ngày xưa rượu là thứ vô cùng trân quý, còn quý hơn cả vàng! Vậy dâng lên thứ mà mình quý nhất thì gọi là gì?”
Bất chợt tôi lặng người. Dâng tặng thứ mình trân quý nhất? Đó chẳng phải là dâng hiến hay sao? Lẽ nào hàm nghĩa chân chính của chữ “Phúc” không phải là “đòi hỏi”, mà lại là “dâng hiến” sao? Không thể nào như vậy được? Điều này hoàn toàn trái ngược với nhận thức của chúng ta suốt bao năm qua!
Vị Pháp sư nói tiếp: “Những vị đệ tử nhà Phật chân chính thắp hương cầu phúc là để tỏ lòng thành kính Phật, lễ Phật, và học đạo lý của Phật Pháp. Họ nguyện dâng hiến cả sinh mệnh mình cho nhà Phật để phổ độ chúng sinh. Trong đó không hề có bất kỳ sự đòi hỏi nào cả. Không dâng hiến thì lấy đâu ra phúc báo đây? Cả ngày chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân, chỉ nghĩ tới việc đòi hỏi. Không giúp đỡ người khác, thậm chí còn làm hại người khác, thì lấy đâu ra phúc báo được đây? Nếu có thì cũng chỉ có thể là tai họa mà thôi! Đạo lý trong đó thì cậu tự mình ngộ nhé!”
Phúc là dâng hiến, chứ không phải là cầu. (Ảnh: osc.edu.vn)
Tôi cáo biệt vị Pháp sư lững thững đi ra ngoài. Tôi ngồi đờ đẫn một mình giữa cái sân rộng trong chùa. Đám người đông đúc, ồn ào huyên náo ngoài sân. Từng tốp khách hành hương kẻ vào người ra tấp nập. Nhưng trong mắt tôi mọi chuyện đã hoàn toàn đổi màu so với trước kia.
Phía trước là một thanh niên, trông có vẻ là một doanh nhân. Nhìn anh lẩm nhẩm cầu khấn chắc chắn là đang cầu Thần Phật cho mình được phát tài đây. Một người đàn ông trung niên người hơi đậm, giống như một tham quan. Nhìn dáng vẻ thành khẩn của ông chắc chắn là đang cầu xin Thần Phật bảo hộ cho mình thăng quan để vơ vét được nhiều tiền bạc hơn. Chắc chắn rằng trước mặt Thần Phật họ đang hứa hẹn sẽ quyên góp nhiều tiền hơn, trả lễ thật hậu hĩnh.
Không hiểu sao trong tâm tôi ngộ ra bao điều mới lạ, chúng bỗng chốc ùa về. Mọi người đều đang cầu xin phúc báo cho lợi ích của mình thậm chí là những việc làm độc ác của mình ư?
Khách hành hương chật kín giữa sân chùa, liệu có mấy ai đang cần khấn xin Thần Phật cho mình có cơ hội cống hiến cho xã hội, cống hiến cho người khác nhỉ? E rằng chẳng có một ai!
Chúng ta thường nói rằng, 3 nén hương mang tấc lòng thành có thể giao tiếp được với Thần Phật, truyền tải thông điệp tới pháp giới hư không! Nhưng chúng ta đang truyền tải những thông điệp gì đây? Chúng ta đang triển hiện điều gì trước mặt Thần Phật đây? Chính là những tâm hồn xấu xí, ích kỷ và tham lam!
Là những khuôn mặt và miệng lưỡi xấu xa, giả dối, kệch cỡm!
Lẽ ra chúng ta cần phải kính Phật, lễ Phật, làm theo những đạo lý Phật dạy mới phải!
Nhưng hiện nay việc bái Phật, cầu Phật lại vô tình triển hiện toàn bộ sự xấu xa và mưu tính trong lòng mình trước mặt Phật. Điều đáng buồn hơn là chúng ta còn dùng cả những đồng tiền dơ bẩn nơi thế tục làm thứ trao đổi với Thần Phật. Chúng ta muốn hối lộ để Thần Phật làm theo ý mình, giúp chúng ta trở thành những kẻ xấu xa hơn, mưu tính hơn hay sao?!
Hãy thử hỏi bản thân mình xem liệu làm vậy Thần Phật có thể bảo hộ cho chúng ta được không? Không chịu dâng hiến thì sao có thể nhắc tới phúc báo? Không cống hiến cho người khác, cho xã hội, mà chỉ muốn đạt được và hưởng thụ thôi sao?
Đây không phải là đang cầu phúc, đây là đang nóng lòng muốn nói với Thần Phật rằng: “Con là người xấu! Con là tiểu nhân! Con chỉ là thứ lông hồng kém cỏi!” Dốc hết gan ruột để nói với Thần Phật về những điều xấu xa trong nội tâm mình, chẳng phải chúng ta đang cầu xin Thần Phật ngay lập tức giáng tội cho mình hay sao?!!! Tôi giật mình thảng thốt trước câu trả lời mình vừa tìm được. Điều này đã đảo lộn hoàn toàn thế giới quan của tôi.
Khi ngộ ra điều này, tâm tôi đã bị chấn động mạnh mẽ. Tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục sâu sắc bởi tư tưởng của cha ông chúng ta. Lòng tôi lại trào dâng một niềm thương xót vô bờ.
Hóa ra suốt hàng trăm hàng nghìn năm qua con người trong cõi nhân gian hàng ngày đều đang cầu xin tai họa mà không hay biết!
Con người cầu xin tai họa mà không hề hay biết. (Ảnh: dailymail.co.uk)
Tổ tiên của chúng ta đã hiểu thấu đạo lý này từ mấy nghìn năm trước, và sáng tạo nên chữ viết tương ứng, nhằm giảng rõ ‘thiên cơ’ này. Vậy mà người đời sau lại hiểu sai lệch, ngày ngày đều đang cầu khấn tai họa sớm đến với mình. Thảo nào đời đời kiếp kiếp cũng chẳng đắc được phúc báo! Nhận thức sai lầm ấy đã khiến chúng ta làm ngược lại với nguyện vọng của mình, vậy mà điều này đã tồn tại hơn mấy nghìn năm? Thực đáng thương thay! Đáng tiếc thay!
Vậy nguyên nhân gì đã tạo ra kết cục bi ai này? Có lẽ đáp án sớm đã bị bụi hồng trần phủ kín lịch sử.
Hôm nay tôi nói ra bí mật này. Mong rằng hàng triệu triệu người dân có thể thức tỉnh sau giấc mộng dài. Mọi người đừng ngày ngày thắp hương cầu họa cho mình nữa! Xin hãy thuận theo Đạo trời mà làm thêm nhiều việc hữu ích cho xã hội, quyên góp từ thiện nhiều hơn, giúp ích cho nhiều người hơn, vừa ích nước lại lợi nhà!
Đừng cầu xin phúc lộc cho những lợi ích cá nhân, thậm chí là việc ác của mình nữa! Bởi lẽ làm vậy chỉ có thể đắc được tai họa mà thôi!
“Phúc” không phải là điều mà “con người” có thể cầu mà đạt được đâu. Ban phúc hay không là quyền của Ông trời. Mà trời thì chỉ thương người lương thiện.
Hãy chính lại tư tưởng và phẩm hạnh của mình để đền ơn gia đình, báo đáp xã hội.
Hãy quy chính lại bản thân mình thành một người có trách nhiệm, có tình yêu thương. Chỉ có làm như vậy thì “phúc” mới được ban xuống cho tôi và bạn.
Nếu bạn muốn đắc được phúc phận, xin hãy chia sẻ bài viết này, dâng tặng cho những người bạn xung quanh mình những điều may mắn!
Theo soundofhope.org
Hiểu Liên
Hiểu Liên