Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tại Sài gòn, nguyên quán ở Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, thuở nhỏ học tiểu học và trung học đệ nhất cấp ở Đakao (Sài gòn).
Vào những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi đất nước có những biến động lớn lao, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ nên lâm vào cảnh khuynh gia bại sản và ly tán. Sau khi trường trung học ở Đakao đóng cửa, ông tự ý xin theo học trường Thiếu sinh quân Việt Nam, trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam, nơi đào tạo nhiều tướng lãnh tài ba của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông đã học 5 năm ở ngôi trường này, được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp vốn là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp.
Khi mới 15 tuổi, ông đã là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên như lời kể của ông: “Trường Thiếu sinh quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một nhạc trưởng người Pháp chỉ huy”. Khi tham gia đoàn quân nhạc này, ông đã sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như kèm trumpet, trống, đàn madoline và đàn guitar Hawaii, có dịp học sáng tác với những giáo sư người Pháp và viết được những ca khúc đầu tiên khi mới 16 tuổi như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…
Sau khi tốt nghiệp Trường Thiếu sinh quân, ông theo học Trường Võ bị sĩ quan Vũng Tàu, tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy, rồi theo học tại Trường Võ bị Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp Trường Võ bị Đà Lạt vào năm 1953, ông về giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng ở Trường Chiến thuật tại Hà Nội. Trong 2 năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ trưởng Phòng Hành quân. Vào thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ trưởng phòng 3 của Chiến khu Đồng Tháp Mười do đại tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy.
Năm 1957, ông theo học khóa chỉ huy và tham mưu tại bang Hawaii của Mỹ và ca khúc “Nhớ một chiều xuân” đã được sáng tác trong thời gian này. Bên cạnh việc sáng tác nhạc, ông cũng chú trọng đến việc tổ chức những chương trình văn nghệ, đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân. Năm 1958, ông là trưởng ban Tíếng Thời Gian của Đài phát thanh Sài gòn, quy tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc… Từ cấp bậc thiếu úy, ông thăng dần lên cấp bậc đại tá cho tới năm 1975 nên sau ngày 30 tháng 4 phải đi học tập cải tạo suốt 10 năm.
Nguyễn Văn Đông bắt đầu sáng tác nhạc khi đất nước đang có chiến tranh nên những nhạc phẩm đầu tay như “Súng đàn”, “Lên đường”, “Vui ra đi” là những ca khúc về người lính được phổ biến rất hạn chế. Mãi đến năm 1956, ông mới được nhiều người biết đến khi những ca khúc như “Phiên gác đêm xuân”, “Sắc hoa màu nhớ”, “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” lần lượt ra mắt, trong đó 2 ca khúc nổi tiếng nhất là “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” bị Bộ Thông tin cấm phổ biến vào năm 1961 vì ca từ được cho là ủy mị, thể hiện tinh thần phản chiến.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Đông không chỉ có những nhạc phẩm viết về người lính mà còn có những bản tình ca như “Cung thương ngày cũ”, “Nếu có em bên anh”, “Tình đầu xót xa”, “Xa người mình yêu”, “Niềm đau dĩ vãng” ký tên Phượng Linh.
Ông đã kể về thời gian dùng bút danh Phượng Linh khi sáng tác nhạc: “Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sài gòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách giám đốc sản xuất, tôi phụ trách giám đốc nghệ thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn tân nhạc và sân khấu cải lương, ca cổ. Về lãnh vực tân nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier.
Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với dàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương…”.
Vào những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi đất nước có những biến động lớn lao, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ nên lâm vào cảnh khuynh gia bại sản và ly tán. Sau khi trường trung học ở Đakao đóng cửa, ông tự ý xin theo học trường Thiếu sinh quân Việt Nam, trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam, nơi đào tạo nhiều tướng lãnh tài ba của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông đã học 5 năm ở ngôi trường này, được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp vốn là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp.
Khi mới 15 tuổi, ông đã là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên như lời kể của ông: “Trường Thiếu sinh quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một nhạc trưởng người Pháp chỉ huy”. Khi tham gia đoàn quân nhạc này, ông đã sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như kèm trumpet, trống, đàn madoline và đàn guitar Hawaii, có dịp học sáng tác với những giáo sư người Pháp và viết được những ca khúc đầu tiên khi mới 16 tuổi như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”…
Nguyễn Văn Đông thời là nhạc trưởng. (Ảnh: nguoiviet.com) |
Năm 1957, ông theo học khóa chỉ huy và tham mưu tại bang Hawaii của Mỹ và ca khúc “Nhớ một chiều xuân” đã được sáng tác trong thời gian này. Bên cạnh việc sáng tác nhạc, ông cũng chú trọng đến việc tổ chức những chương trình văn nghệ, đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân. Năm 1958, ông là trưởng ban Tíếng Thời Gian của Đài phát thanh Sài gòn, quy tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc… Từ cấp bậc thiếu úy, ông thăng dần lên cấp bậc đại tá cho tới năm 1975 nên sau ngày 30 tháng 4 phải đi học tập cải tạo suốt 10 năm.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, hàm đại tá (năm 1971). (Ảnh: Thúy Nga) |
Tuy nhiên Nguyễn Văn Đông không chỉ có những nhạc phẩm viết về người lính mà còn có những bản tình ca như “Cung thương ngày cũ”, “Nếu có em bên anh”, “Tình đầu xót xa”, “Xa người mình yêu”, “Niềm đau dĩ vãng” ký tên Phượng Linh.
Ông đã kể về thời gian dùng bút danh Phượng Linh khi sáng tác nhạc: “Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sài gòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách giám đốc sản xuất, tôi phụ trách giám đốc nghệ thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn tân nhạc và sân khấu cải lương, ca cổ. Về lãnh vực tân nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier.
Ca sĩ Giao Linh, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và ca sĩ Thanh Tuyền (Ảnh: Trường Kỳ, chụp năm 2004 (?)/dẫn qua nguoi-viet.com) |
Chính hãng Continental, Sơn Ca đã đi tiên phong trong việc thực hiện album riêng cho từng ca sĩ như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều album cho Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh. Riêng về bộ môn sân khấu cải lương, ca cổ , tôi đã thực hiện hàng trăm chương trình tân cổ giao duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh điển nổi tiếng như “Nửa đời hương phấn”, “Đoạn tuyệt”, “Tiếng hạc trong trăng”, “Sân khấu về khuya”, “Mưa rừng”…
Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với dàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương…”.
Nhạc phẩm “Niềm đau dĩ vãng”, năm 1965 |
“Niềm đau dĩ vãng” là một ca khúc có lời lẽ rất thiết tha về một mối “duyên tình dở dang” đã khiến cho “lòng nhớ mãi khôn nguôi” và “buồn theo ngày tháng âm thầm trôi” cho đến phút cuối của cuộc đời:
Ngày hai đứa ân tình vỡ đôi
Đời hai lối phương trời lẻ loi
Thuyền tình anh lạc bến yêu rôi
Niềm thương đã trót trao người
Âm thầm anh khóc khi biệt ly.
Người yêu thuở ban đầu khó quên
Ngày xa em anh càng nhớ thêm
Dù mai đây vật đổi sao dời
Đường tơ đã lỗi cung rồi
Tình yêu một thưở không hề quên.
Yêu nhau chiều nào rồi xa nhau chiều nay
Lòng ai không đảo điên xót xa tình đầu tiên
Em ơi một phút bên nhau rồi, tình ấy cao vời vợi
Lòng nhớ mãi không nguôi.
Lời ân ái đâu ngờ chóng phai
Tình gian dối nên nhiều đắng cay
Hồn anh xin trọn kiếp theo người
Dù duyên tình dở dang rồi
Buồn theo ngày tháng âm thầm trôi.
Huỳnh Duy Lộc
No comments:
Post a Comment