Người có giáo dưỡng sẽ không bao giờ làm người khác xấu hổ. (Ảnh: medium)
Bạn có thể hỏi, nhưng đừng khiến người khác khó xử
Mấy hôm trước đồng nghiệp của tôi đi xem mặt. Cô ấy năm nay 28 tuổi, là mẫu người phụ nữ độc lập, còn người đàn ông kia lớn hơn cô mấy tuổi, hai người họ đều mải mê sự nghiệp nên trễ nải chuyện yêu đương.
Xét về các phương diện hai người họ đều rất thích hợp, thế là họ đã hẹn gặp mặt nhau. Nhưng không ngờ, chẳng những cô không gặp được tình yêu, mà lại còn bị nhận một ‘cục tức’ rất lớn.
Lúc hai người vừa mới ngồi được 5 phút, anh ta cười và nói với cô: “Xem ra em còn tròn trịa hơn trong ảnh, nhìn em ngoài đời còn mập mạp hơn nhiều”.
Sau khi cô nghe xong tức muốn hộc máu, nhưng vẫn giữ bình tĩnh, trong lòng nghĩ thầm: “Tôi và anh thân nhau lắm sao mà anh lại nói tôi béo chứ?”
Sau đó, anh ta còn hỏi cặn kẽ nguyên nhân chia tay của cô với người bạn trai trước. Đồng nghiệp của tôi đã trả lời rằng, do hai người không hợp.
“Vậy lý do gì khiến hai người không hợp? Em làm sao có thể đánh giá là hợp hay không?”, anh ta hoàn toàn không nghĩ đến cảm nhận của cô và không ngừng đặt câu hỏi.
Mấy hôm trước đồng nghiệp của tôi đi xem mặt. Cô ấy năm nay 28 tuổi, là mẫu người phụ nữ độc lập, còn người đàn ông kia lớn hơn cô mấy tuổi, hai người họ đều mải mê sự nghiệp nên trễ nải chuyện yêu đương.
Xét về các phương diện hai người họ đều rất thích hợp, thế là họ đã hẹn gặp mặt nhau. Nhưng không ngờ, chẳng những cô không gặp được tình yêu, mà lại còn bị nhận một ‘cục tức’ rất lớn.
Lúc hai người vừa mới ngồi được 5 phút, anh ta cười và nói với cô: “Xem ra em còn tròn trịa hơn trong ảnh, nhìn em ngoài đời còn mập mạp hơn nhiều”.
Sau khi cô nghe xong tức muốn hộc máu, nhưng vẫn giữ bình tĩnh, trong lòng nghĩ thầm: “Tôi và anh thân nhau lắm sao mà anh lại nói tôi béo chứ?”
Sau đó, anh ta còn hỏi cặn kẽ nguyên nhân chia tay của cô với người bạn trai trước. Đồng nghiệp của tôi đã trả lời rằng, do hai người không hợp.
“Vậy lý do gì khiến hai người không hợp? Em làm sao có thể đánh giá là hợp hay không?”, anh ta hoàn toàn không nghĩ đến cảm nhận của cô và không ngừng đặt câu hỏi.
Cô có hơi tròn trịa một xíu. (Ảnh minh họa: livedoor.jp)
Sau khi trở về, đồng nghiệp của tôi đã cho anh ta vào danh sách đen.
Khi xem mặt, hai người cần tìm hiểu nhau, nhưng không có nghĩa là bạn có thể tùy tiện đặt câu hỏi mang tính xâm phạm người khác, cũng không có nghĩa là bạn có thể vô ý tứ mà khiến đối phương khó xử.
Người không có giáo dưỡng và trí tuệ thì dẫu có đẹp cũng là vô dụng
Tôi từng nghe một câu thế này: “Đối với nam giới, trí tuệ và giáo dưỡng là 2 điều quan trọng nhất, đẹp trai hay không đều không phải vấn đề. Nếu trong đầu bạn không có giáo dưỡng và trí tuệ thì cho dù bạn có đẹp trai đến đâu cũng là vô dụng”. Thực ra đàn ông và phụ nữ đều giống nhau.
Trước đây, nhóm bạn thân của chúng tôi đã lập thành một nhóm trên WeChat, bình thường chúng tôi sẽ nói chuyện thoải mái ở trong đó. Trong nhóm chúng tôi có một cặp đôi yêu nhau, có một lần, cô gái đã chế nhạo người bạn trai của mình trong nhóm rằng anh ta không có xe, không có nhà, cũng không có tiền, nghèo tới nỗi không có cơm để ăn, còn nói vì kiếp trước anh ta ăn ở có đức nên kiếp này mới có thể gặp được cô ấy.
Những lời này thoạt nghe có vẻ không có vấn đề gì, nhưng quả thực nó đã khiến cho người bạn trai của cô cảm thấy xấu hổ. Tính cách của cô ấy rất thẳng thắn, có gì nói đó, nhưng điều này không có nghĩa là cô ấy không cần học cách tôn trọng người khác và không để ý đến cảm nhận của người khác.
Con người ai cũng có sĩ diện, bất luận là thân thiết với bạn bè như thế nào cũng đều muốn giữ cho mình một chút tôn nghiêm. Có nhiều lời nói nên giữ làm bí mật chứ không nhất thiết phải để cho người khác biết.
Đừng nghĩ rằng mọi người ai cũng phải như bạn
Có rất nhiều người thường thích dùng ưu thế của mình để làm tổn thương chỗ thiếu sót của người khác, để chứng minh bản thân rất lợi hại. Ví dụ họ sẽ nói với người khác rằng:
“Cái này mà cũng không biết, thật là hết chỗ nói!”
“Không biết não bạn đựng thứ gì…”
“Những thứ này đều rất rẻ! Ngay cả cái này mà bạn cũng không mua nổi sao?”
Thế giới vốn rất đa dạng, mỗi cá nhân khi sinh ra đã có sự khác biệt hoàn toàn, chúng ta không thể yêu cầu tất cả mọi người đều phải có gia cảnh, năng lực, học thức và cách nhìn nhận giống như chúng ta.
“Đôi mắt tràn đầy ước mơ và khao khát hướng tới tất cả những điều tốt đẹp, trái tim chứa đựng sự khoan dung và cảm thông về tất cả những điều bất hạnh trong cuộc sống”. Đây chính là cách hiểu của tôi về giáo dưỡng.
Trong cuộc sống này, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng bao dung cho những lời nói khó nghe của bạn, cũng đừng để những lời nói ngay thẳng trở thành lý do khiến người khác phải chịu tổn thương.
Càng lớn càng phát hiện ra rằng thứ quan trọng nhất chính là giáo dưỡng
Có người bạn gái từng kể với tôi một chuyện như thế này. Cô ấy nói đã có lần đã phải chịu uất ức trong công việc, rồi chạy vào phòng vệ sinh khóc rất lâu, lúc cô ấy đi ra thì đúng lúc đồng nghiệp đi vào. Lúc đó, khóe mắt cô ấy vẫn còn đọng những giọt nước mắt, nhưng đồng nghiệp chỉ chào hỏi một tiếng mà không hề hỏi han thêm chuyện gì.
Sau khi trở về văn phòng, người đồng nghiệp cũng giả bộ như chưa nhìn thấy gì, tiếp tục làm việc. Không bàn tán với người khác, cũng không hỏi cô ấy rằng nguyên nhân tại sao, cũng không hề an ủi, giữ khoảng cách như thế thật khiến người khác thoải mái.
Chúng ta đều đã trưởng thành, không ai muốn người khác nhìn thấy bộ dạng yếu đuối của mình. Sự quan tâm chân thành chính là sự bình tĩnh, không cố tỏ ra đồng cảm, nhưng cũng đừng làm tăng thêm nỗi đau cho người khác.
Một người có giáo dưỡng nói cho cùng chính là biết dùng thiện tâm mà nghĩ cho người khác. (Ảnh: psychologies)
Một người có giáo dưỡng nói cho cùng chính là biết dùng thiện tâm mà nghĩ cho người khác, đó là sự tu dưỡng từ nội tâm của mình, không cần ai nhắc nhở, không cần ai ước thúc. Trong cách hành xử đều khiến cho người khác cảm thấy thoải mái, không đem lại thêm phiền toái cho họ, cũng không khiến họ cảm thấy khó xử.
Để hiểu được người khác, chúng ta phải học cách đứng ở vị trí của họ để suy nghĩ, đối xử chân thành với mọi người, không làm khó họ, cũng không tự cho là đúng. Làm người, nhất định phải chú ý đúng mực, đừng lấy cớ thẳng thắn mà làm tổn thương người khác, đó cũng là biểu hiện của một người thiếu giáo dưỡng.
Tuệ Tâm