Sinh ra như thế nào không quan trọng, quan trọng là lớn lên như thế nào. Ảnh: Internet
Một đứa trẻ sinh trưởng trong gia đình giàu sang, cha mẹ đứa trẻ chắc chắn không để con phải sống cực khổ như một đứa trẻ nhà nghèo, bữa đói bữa no. Còn một đứa bé sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ đứa trẻ đương nhiên cũng không thể cho con một cuộc sống sung túc như con nhà giàu mà phải trải qua một cuộc sống thiếu thốn về vật chất.
Trên thực tế, chỉ cần lật lại lịch sử, chúng ta có thể thấy thành công của những danh nhân thế giới hay những nhân vật vĩ đại không quyết định ở hoàn cảnh sống mà là ở cách giáo dục. Sách giáo dục của Gia Cát Lượng từng viết:
“Tĩnh mà tu thân, kiệm để dưỡng đức, nếu không sống đạm bạc thì không thể có ý chí sáng suốt, nếu tâm không tĩnh lặng thì không thể đạt được những gì cao xa. Người quân tử khi học là phải tĩnh lặng, rồi mới có trí tuệ thực sự để học hỏi, không học thì không có tài năng rộng lớn, không có chí hướng thì cũng không thể thành tài được.”
Trong sách có nhắc đến một từ “kiệm”, có thể nói tiết kiệm là phẩm chất luôn có của một con người, không phân biệt gái trai,người giàu kẻ nghèo. Giáo dục là khi còn nhỏ, nhất định phải sáng tỏ bản chất của “thị” và “phi”, phải hiểu được những sự vật sự việc cơ bản. Giáo dục là phẩm cách tu dưỡng tốt đẹp trong con người được thể hiện ở vẻ đẹp nho nhã dung hòa bên ngoài, làm cho con người trở nên “hữu xạ tự nhiên hương”.
Do đó, khi được hưởng một nền giáo dục tốt, họ sẽ có được chuẩn mực tốt đẹp. Khi đạt được thành công thì không tỏ thái độ đắc ý kiêu ngạo. Khi thất bại thì không làm mất ý chí. Có chức có quyền vẫn giữ được lương tri và lòng trắc ẩn. Khi mắc sai lầm nhất định sẽ tự mình kiểm điểm chứ không trách người, chối bỏ trách nhiệm.
Giáo dục không chỉ phụ thuộc vào điều kiện sống tốt hay kém, mà gia đình và nhà trường phải tặng cho con một món quà vô giá. Đó chính là thắp lên ngọn đèn tri thức cho tâm hồn trẻ thơ sáng tạo thế giới.
Sinh ra trong một gia đình thiếu thốn nhưng có giáo dục, con cái sẽ ý thức được làm thế nào để thực hiện và phát huy được bản thân. Sinh ra trong một gia đình có điều kiện và giáo dục tốt, con cái sẽ biết được làm thế nào để phát triển được ưu thế của bản thân trong tương lai.
Vì vậy, giáo dục là linh hồn của việc nuôi dưỡng, là cơ sở thành người và là hệ thống công trình phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần của con trẻ.
Giáo dục con trẻ là một bộ môn khoa học và không phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng. Giáo dục con trẻ là tri thức và cũng là sự thử thách trong cách dạy con của bản thân các bậc phụ huynh.
Theo SKCĐ