Kimono và Yukata - trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật
Kimono và Yukata là hai trang phục truyền thống của người Nhật Bản, mang vẻ đẹp thanh lịch, nền nã.
Cấu trúc của Kimono và Yukata đều có dạng chữ T, tay áo dài và được cố định bằng dây thắt lưng (Obi) chính vì vậy rất nhiều bạn nhầm lẫn chúng.
Sự khác nhau giữa kimono khác yukata
Ý nghĩa của từ “kimono” và “yukata”
- “Ki” - Mặc, “Mono” – Đồ, “Kimono” có nghĩa là “Mặc đồ". Đây là một loại trang phục trang trọng, truyền thống của Nhật được dùng cho cả nam lẫn nữ.
- Yukata” được ghép bởi 2 từ “Yu” – Tắm và “Katabira” – Đồ Mặc Lót Trong. Thông thường, Yukata là loại trang phục dùng để mặc sau khi tắm.
Về chất liệu
Chất liệu để may 2 loại trang phục này cũng có sự khác nhau.
Theo truyền thống, loại vải lí tưởng dùng để may kimono là lụa. Tuy nhiên ngày nay, chất liệu may Kimono đa dạng hơn với chất liệu cotton, tơ nhân tạo, sa-tanh hay loại vải sợi nhân tạo polyeste.
Còn yukata được làm từ một loại vải duy nhất đó là cotton, loại vải này thường nhẹ hơn và phù hợp với mùa hè vì khá thoải mái và thấm hút mồ hôi.
Loại nào dễ mặc hơn?
Kimono có sẽ gây khó khăn cho bạn khi mặc hơn so với yukata lại dễ dàng hơn nhiều vì yukata là loại trang phục đơn lớp.
Về giá cả
Kimono truyền thống thường được làm từ lụa giá cả sẽ đắt hơn so với Yukata. Tuy nhiên, hiện tại bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua một bộ kimono với chất liệu cotton hay polyester với giá rẻ hơn rất nhiều.
Về tính chất trang phục
Kimono là loại trang phục mang tính chất trang trọng hơn và thường được mặc vào những dịp lễ Tết đặc biệt trong năm.
Còn yukata ít trang trọng hơn và có thể mặc trong bất kì dịp nào trong năm. Tại các lễ hội pháo hoa hè Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bộ Yukata đầy màu sắc dưới bầu trời rực rỡ của pháo hoa.
Về thời điểm mặc
Là trang phục mang tính chất trang trọng, Kimono thường được người Nhật diện trong những dịp lễ Tết hoặc trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang hay các buổi trà đạo.
Còn yukata là loại trang phục được mặc phổ biến hơn, cả với những cô gái trẻ và phụ nữ trung niên trong lễ hội mùa hè.
Tay áo
Cả Kimono và Yukata đều có một phần vô cùng đặc biệt được là “tay áo”. Với Kimono, tay áo có thể rất dài hoặc trung và thường dài qua bắp tay của người mặc. Trong khi đó, Yukata lại có tay áo ngắn.
Về obi
Obi là một loại thắt lưng sử dụng cho kimono và yukata. Hình dạng của các obi này cũng khác nhau với mỗi loại trang phục. Có rất nhiều loại obi khác nhau. Obi của trang phục yukata thường có hình dạng như một dây băng còn obi của kimono dày dặn hơn nhiều.
Dép và vớ đi kèm
Dép và vớ là hai phụ kiện quan trọng khi bạn mặc kimono hay yukata.
Geta (kiểu dép truyền thống Nhật Bản) là phụ kiện bắt buộc phải có khi bạn mặc Kimono, vớ trắng cũng được lựa chọn như một phần không thể tách rời với bộ trang phục này. Trong khi đó, dép và vớ là những phụ kiện không bắt buộc khi mặc yukata.
Geta và vớ trắng là hai phụ kiện không thể thiếu khi diện kimono
Thiết kế và màu sắc
Yukata thường mang những gam màu rực rỡ còn kimono lại mang vẻ trang nghiêm với gam màu tối và trung tính.
Trang phục Yukata truyền thống được thiết kế với màu xanh đậm và trắng. Tuy nhiên, theo xu hướng thời trang ngày nay đã có nhiều thay đổi. Vào những dịp lễ hội mùa hè, bạn có thể dễ dàng trông thấy những cô gái Nhật Bản diện những bộ Yukata với nhiều hình dáng và thiết kế nhiều màu sắc với các họa tiết trái cây, hoa và những con vật ngộ nghĩnh.
Yukata mang những màu sắc sặc sỡ
Kimono lại thường có màu nền tối nhưng họa tiết trang trí ngày nay cũng đa dạng hơn nhiều. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bộ Kimono được trang trí với họa tiết hoa anh đào và những chú hạc trắng lộng lẫy. Những chiếc Kimono mặc trong lễ cưới hiện đại được trang trí đầy màu sắc.
Kimono thường có màu nền tối
Hi vọng qua bài viết này bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại trang phục truyền thống của Nhật Bản là kimono và yukata. Nếu có cơ hôi ghé thăm Nhật Bản, nhất định phải mặc thử các trang phục này nhé! Khoác trên mình những bộ Kimono và Yukata truyền thống để dạo phố Nhật Bản thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ đấy!
Theo: XKLĐ