Thursday, October 14, 2021

AI CŨNG CHO RẰNG MÌNH THÔNG MINH NHƯNG TẠI SAO ĐA SỐ MÃI VẪN NGHÈO?

Nếu chỉ số IQ chỉ là phần rất nhỏ quyết định đến thành công, vậy yếu tố nào quyết định sự giàu nghèo của một cá nhân? Hay nói một cách khác: Nếu bạn thông minh, tại sao vẫn chưa thể giàu?


Nhà kinh tế học James Heckman nói rằng IQ không quan trọng như mọi người nghĩ. Ông đã thực hiện nghiên cứu với những người không làm trong lĩnh vực giáo dục - đặc biệt là các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách - để trả lời cho câu hỏi: “Thu nhập và IQ có liên quan đến nhau không?”

Nhiều người nghĩ, IQ chiếm đến 25 hay thậm chí 50% thành công một người nhưng những dữ liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng IQ chỉ chiếm từ 1 đến 2%.

Nếu chỉ số IQ chỉ là phần rất nhỏ quyết định đến thành công, vậy yếu tố nào quyết định sự giàu nghèo của một cá nhân? Hay nói một cách khác: Nếu bạn quá thông minh, tại sao bạn vẫn chưa giàu?


Khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mặc dù họ đã chứng minh rằng, yếu tố may mắn có đóng một vai trò khá quan trọng. Hơn nữa, theo một bài nghiên cứu Heckman đồng tác giả trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia tháng trước, ông chỉ ra rằng tính cách là yếu tố quan trọng không kém. Ông chia sẻ rằng thành công về mặt tài chính của một cá nhân có liên quan đến sự chăm chỉ, một đặc điểm khái quát tính siêng năng, kiên trì và kỷ luật.

Để đi đến kết luận này, ông và các đồng nghiệp đã kiểm tra bốn bộ dữ liệu khác nhau bao gồm: Điểm số IQ, điểm số trên trường và đánh giá nhân cách của hàng ngàn người ở Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan. Bộ dữ liệu này được theo dõi qua nhiều thập kỷ. Những nhà nghiên cứu không chỉ theo dõi thu nhập mà còn lần theo hồ sơ tội phạm, chỉ cân nặng cơ thể và mức độ hài lòng với cuộc sống.

Nghiên cứu cho thấy rằng, kết quả điểm và thành tựu cá nhân là yếu tố để xác định thành công tốt hơn điểm IQ. Điều đó khiến rất nhiều người ngạc nhiên vì họ nghĩ những tiêu chuẩn trên khá liên quan và giống nhau. Không hẳn.

Điểm số không chỉ phản ánh trí thông minh mà còn cho thấy những gì Heckman gọi là "tính cách ẩn" như sự kiên trì, thói quen học tập tốt và khả năng hợp tác - nói cách khác, là sự chăm chỉ.


Heckman, người đã đoạt giải Nobel năm 2000 và là người sáng lập ra Trung tâm Kinh tế Phát triển Nhân học của Đại học Chicago, tin rằng sự thành công không chỉ phụ thuộc vào trí thông minh, mà còn phụ thuộc vào những kỹ năng có thể được rèn luyện. Nghiên cứu của ông cho thấy, IQ của trẻ dễ dàng phát triển hơn nếu có sự giúp đỡ của phụ huynh từ sớm. Sự cởi mở - một tính cách bao gồm tính tò mò - liên quan chặt chẽ với điểm số và các đánh giá liên quan.

Tuy nhiên, IQ vẫn là một yếu tố quan trọng. Một người có chỉ số IQ 70 sẽ không thể thực hiện những công việc dành cho một người có chỉ số IQ 190. Nhưng Heckman chỉ ra rằng, nhiều người không kiếm được việc không phải do IQ thấp mà do thiếu kĩ năng mềm. Họ không biết cách xử lý những tình huống trong khi phỏng vấn. Họ đến muộn hoặc ăn mặc không phù hợp. Hoặc trong công việc, họ chỉ biết bảo gì làm đấy.

John Eric Humphries, đồng tác giả của bài nghiên cứu, chia sẻ rằng, ông hy vọng công việc của họ có thể giúp làm sáng tỏ những khái niệm phức tạp. Ông nói bài kiểm tra IQ, được thiết kế để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề hơn là đánh giá trí thông minh. Trong một nghiên cứu năm 2011, nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania, Angela Duckworth nhận thấy rằng điểm IQ cũng phản ánh động lực và nỗ lực của người kiểm tra. Những đứa trẻ khôi ngô, năng động sẽ làm việc chăm chỉ hơn để giải quyết những vấn đề khó hơn những người thông minh nhưng lười biếng.


Việc xây dựng tính cách và nhân cách trong trường học sẽ không hề dễ dàng. Vì chúng ta không biết, tính cách đó có hợp với đứa trẻ hay không. Hay IQ càng cao thì càng tốt? Đối với sự chăm chỉ thì sao? Các nhà nghiên cứu nhân cách đã gợi ý rằng ta cần phải cân bằng những tính cách và đặc điểm khác nhau - bạn không muốn trở nên hướng nội đến mức không dám lên tiếng, hoặc quá hướng ngoại đến mức không thể ngồi yên.

Một nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Nature Human Behavior tập trung vào khía cạnh khác của thành công: Sự khó khăn. Sau khi theo dõi khoảng 1.000 người New Zealand trong hơn 30 năm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các bài kiểm tra về ngôn ngữ, kỹ năng hành vi và khả năng nhận thức được thực hiện với những đứa trẻ 3 tuổi có thể dự đoán đứa trẻ nào sau này sẽ thành công, phạm tội hay bị bệnh kinh niên.

Tác giả chính của bài báo này, nhà tâm lý học Đại học Duke, Terrie Moffitt, nói bà hy vọng kết quả sẽ thúc đẩy lòng thấu cảm chứ không phải sự kỳ thị. Kết quả từ nghiên cứu của cô sẽ giúp mọi người nhận ra và cải thiện những kỹ năng mềm của trẻ trước khi chúng lớn lên.

Theo: Cafebiz

No comments: