Dãy Himalaya không hề có "rễ" ở phía dưới, cứ "lơ lửng" trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng như một tòa lâu đài trên bầu trời. (Ảnh: pixabay)
Trong tiếng Tây Tạng, Himalaya có nghĩa là “Quê hương của tuyết”, là dãy núi cao nhất thế giới nằm ở rìa phía nam của Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, với hơn 110 đỉnh núi cao từ 7.350 mét so với mực nước biển.
Đây là ngọn núi ranh giới tự nhiên của lục địa Đông Á và tiểu lục địa Nam Á, cũng như ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Pakistan và các quốc gia khác.
Chúng ta biết rằng Himalaya là ngọn núi cao nhất trên thế giới và có rất nhiều ngọn núi cao trên 8.000 mét so với mực nước biển trong dãy Himalaya, với đỉnh Everest là đỉnh cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ngay từ năm 1994, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật đáng kinh ngạc: Dãy Himalaya không hề có "rễ" ở phía dưới, cứ lơ lửng trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng như một tòa lâu đài trên bầu trời.
Cho đến ngày nay, điều này vẫn khiến nhiều nhà khoa học không thể tin được.
Làm sao Himalaya có thể cân bằng mà ‘không có rễ’
Cái gọi là "rễ núi" trong địa chất dùng để chỉ việc các ngọn núi xuyên qua lớp vỏ trái đất dưới tác dụng của trọng lực và ăn sâu vào phần “móng” bên trong trái đất, cũng là một thành phần của lớp vỏ trái đất.
Nói chung, theo nguyên lý cơ học, núi càng lớn, càng nặng thì "gốc" càng to và sâu, chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự vững chắc của núi và cân bằng lực. Nhưng đây không phải là trường hợp của Himalaya, dãy núi hùng vĩ này dường như đang thể hiện sự độc đáo “có một không hai” của mình.
Các nhà địa chất học cho rằng cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng là sản phẩm của quá trình vận động địa chất. Nó thực sự còn rất trẻ và lớp vỏ rất mỏng. Trọng lực của một dãy núi khổng lồ như Himalaya có thể xuyên qua lớp vỏ trái đất và chôn vùi những rễ núi khổng lồ dưới sâu lòng đất. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và nó đã trở thành một bí ẩn chưa được giải đáp trong nhiều thập kỷ.
Đất nước Bhutan nằm trên dãy Himalaya của Trung Á. (Shutterstock)
Không chỉ có dãy Himalaya, mà nhiều ngọn núi cao trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng đều không có "gốc rễ", chẳng hạn như dãy núi Gangdise và dãy núi Kunlun. Những ngọn núi này gần giống như những ngọn tháp lơ lửng trên bầu trời trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, khiến người dân lo lắng rằng một ngày nào đó chúng sẽ sụp đổ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết vì sao dãy Himalaya không có “gốc rễ”. Đó là do hiện tượng “kiến tạo núi” trên Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.
Khoảng 400 - 500 triệu năm trước, vùng đất Lhasa thuộc Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã hợp nhất với vùng đất khác và trở thành một phần của lục địa Gondwana cổ đại nguyên thủy.
Hàng trăm triệu năm sau, tới Thế Pliocen và Kỷ nguyên Đệ tứ (thời kỳ thuộc Đại Tân Sinh), Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng trải qua hiện tượng “kiến tạo núi” dữ dội (sự va chạm các mảng kiến tạo). Quá trình thăng hoa này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Có lẽ vì lý do này mà những ngọn núi khổng lồ trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng không thể hình thành gốc rễ.
Đây là góc nhìn của các chuyên gia và nhà nghiên cứu địa chất học, nhưng một vấn đề khác vẫn là một bí ẩn lớn, đó là làm thế nào để những ngọn núi khổng lồ này duy trì được sự cân bằng mà ko cần có một bộ rễ cắm sâu vào lòng đất?
Liệu có tồn tại một bí ẩn tâm linh?
Ngoài những khám phá đã biết, chúng ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời có sức thuyết phục nhất để chứng minh phương thức hình thành của Himalaya.
Từ năm 1995, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã lắp đặt bốn máy chiếu từ tính thăm dò siêu rộng ở vùng Himalaya dọc theo hướng đông tây để nghiên cứu cấu trúc lớp vỏ của Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một không gian ngầm khổng lồ với diện tích khoảng 100.000 đến 150.000 km vuông dưới núi Animaqing trên Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.
Nhiều nhà sư trên dãy Himalaya có các công năng đặc dị khác nhau. (Ảnh: pxhere)
Nhiều nhà nghiên cứu và các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng tin rằng thánh địa thiêng liêng của thần thoại Tây Tạng, Shambala hay Shangri-La, nằm trên dãy Himalaya xa xôi, được các vị Lạt Ma vĩ đại của Tây Tạng trông nom qua nhiều thế kỷ và có một lối vào bí mật.
Có nhiều suy đoán về lối vào thế giới bên trong các khu vực từ trường mạnh ở Nam Cực, "khu vực lỗ đen" ở Bắc Cực, và đồng bằng Bermuda... đều có thể là những cánh cổng dẫn đến một thế giới khác.
Cho đến ngày nay, nhân loại vẫn biết rất ít về trái đất, và nhiều hiện tượng bí ẩn xuất hiện mà khoa học hiện đại không thể giải thích được. Có lẽ chúng ta cần thay đổi góc độ suy nghĩ mới có thể khám phá được những bí mật về ngôi nhà mà chúng ta đang sống.
Từ Tịnh
Theo sound of hope
No comments:
Post a Comment