Bánh canh chả ghẹ
Đến với các vùng đồng bằng sông Cửu Long thực khách chắc chắn không thể bỏ qua món bánh canh. Mảnh đất Kiên Giang sẽ giới thiệu cho chúng ta món bánh canh chả ghẹ đã nức tiếng nhiều năm của người dân bản xứ.
Tuy đây là món ăn chủ yếu làm từ hải sản nhưng vị tanh đã biến mất khi trải qua các công đoạn chế biến đặc trưng của ẩm thực Kiên Giang. Một tô bánh canh thường rất đầy đặn, sợi bánh canh được canh được xếp bên dưới, thịt cua cùng chả cá đặt lên trên.
Bát bánh canh chả ghẹ đầy đặn và đặc biệt hấp dẫn.
Điểm đặc biệt đầu tiên của món này nằm ở nước lèo. Nước lèo bánh canh ngon bao giờ cũng được hầm từ xương heo, đầu cá thu, thịt và tôm khô. Khi ăn chúng ta sẽ thấy hai vị chủ đạo là mặn và cái ngọt thanh từ hải sản.
Điểm đặc biệt thứ hai của món ăn là chả cá thu tươi, tẩm tiêu, hành tỏi, nước mắm được hấp hoặc chiên vàng. Dùng chung với bánh canh mềm lại càng tôn lên cái giòn hơi dai và đậm đà của miếng chả. Trong mỗi tô bánh canh thường được bỏ thêm thịt ghẹ đã luộc chín kỹ, khá thơm.
Bún cá Rạch Giá
Thành phố Rạch Giá chính là cái nôi của ẩm thực Kiên Giang. Tại đây du khách có thể thưởng thức món bún cá đặc trưng, không thể trộn lẫn của mảnh đất này. Không giống như bún cá thông thường chỉ ăn chung với cá rán hoặc cá kho, bún cá Rạch Giá ăn cùng tép tươi thơm bùi, dậy vị.
Tô bún cá đầy ự với nước lèo đẹp mắt.
Kinh nghiệm dành cho những ai sành ăn là nên gọi thêm đầu cá lóc hấp để thưởng thức chung với bát bún cá để thưởng thức được rõ nhất hương vị miền biển nơi đây.
Bún kèn
Nhắc đến ẩm thực Kiên Giang là nhắc đến món bún kèn. Vì sự cầu kỳ, yêu cầu nhiều công đoạn chế biến mà du khách chỉ có thể thưởng thức món bún kèn tại quê hương Hà Tiên.
Bún kèn là món ăn khá tinh tế và dễ ăn.
Đầu tiên, bát bún kèn sẽ khiến chúng ta “đã mắt” nhờ lớp tôm khô giã nhuyễn được rắc lên trên bát bún đầy đặn. Các loại rau thơm sẽ được đặt dưới cùng để chín vừa ăn, nóng hổi. Khi nếm, vị ngon của cá, cá đậm đà từ nước dừa và cái thanh của giá, rau ăn kèm hòa quyện cùng nhau, vừa đủ vị. Ăn món bún kèn chúng ta vừa nhẹ bụng lại vừa không bị ngán.
Xôi xiêm
Sở dĩ ẩm thực Kiên Giang gọi món này là xôi xiêm vì các nguyên liệu chính đều được nhập từ Thái Lan sang. Nguyên liệu đầu tiên là gạo nếp, giống gạo nếp xứ Chùa Vàng được đánh giá là dẻo và thích hợp nấu món xôi này hơn giống gạo Việt. Nước cốt dừa, đường Thốt Nốt và đường cát cũng là giống chính gốc Thái mới tạo vị đúng chuẩn cho xôi xiêm được.
Xôi xiêm dẻo mềm ngọt thanh nên ăn cùng nước cốt dừa.
Để bắt đầu nấu xôi xiêm, đầu bếp phải ngâm gạo từ 4 - 5 giờ liên tục. Kế đó rút hết nước trong gạo bằng vải the, đồ cách thủy. Xôi ăn cùng trứng gà ta cùng đường cát, đường thốt nốt cho bớt ngán. Tiếp tục hấp xôi và nhân xôi trong nồi nước lá thơm (lá dứa) cho quyện hương. Khi xới xôi ra bát để ăn thì rưới thêm nước cốt dừa lên trên rồi mới thưởng thức.
Bánh thốt nốt
Bánh thốt nốt là loại bánh nổi tiếng của bà con dân tộc Khmer sinh sống tại Kiên Giang. Từ lâu bánh thốt nốt đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Kiên Giang và được nhiều du khách yêu thích.
Món bánh thốt nốt có màu vàng đẹp mắt.
Bánh ống lá dứa
Bánh ống lá dứa cũng là món ăn vặt của đồng bào dân tộc Khmer nhưng ít được biết đến hơn so với bánh thốt nốt. Loại bánh này có dạng hình khuôn trụ, dài khoảng 10 - 15cm. Bánh tuy dài nhưng khá nhỏ, vừa miệng ăn.
Bánh ống lá dứa có mùi thơm quyền rũ
Nếu bàn về hương vị thì bánh lá dứa gồm các nguyên liệu phổ thông như bột gạo nếp, lá dứa và dừa nạo hoặc vừng. Bánh khi ăn có vị ngọt nhẹ, không ngán. Khi ăn xong mùi hương lá dứa vẫn còn thoang thoảng rất dễ chịu.
Ngoài 6 món ăn trên, ẩm thực Kiên Giang vẫn còn khá nhiều món ăn đặc biệt khác chờ du khách thưởng thức. Nếu các bạn độc giả vẫn còn hứng thú với nền ẩm thực của vùng quê nước mặn đồng chua này thì đừng quên theo dõi website của bếp nhà Tasty Kitchen để cập nhật những bài viết mới nhất từ chúng tôi nhé!
Diệu Trần / Theo: Tasty Kitchen