Món salo rất được yêu thích tại xứ sở bạch dương.
Theo nhiều truyền thuyết địa phương thì salo vốn là một món ăn Ukraine. Tuy nhiên, theo nhà sử học Pavel Syutkin công bố thì thực tế, chúng ta vốn không biết nhiều về nguồn gốc của món ăn này.
"Salo đã được làm khi người Nga, người Ukraine và nhiều dân tộc Slavơ còn chưa tồn tại… nó được làm bởi những người Goth, Gauls và Franks", ông Pavel Syutkin chia sẻ. Cũng theo nhà sử học này thì món mỡ lợn sớm đã được tìm thấy trong các nguồn tư liệu về thời La Mã cổ đại.
Salo chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Trên thực tế, món salo chứa nguồn chất béo bổ dưỡng được dự trữ bởi động vật trước mùa đông, sau một năm cho ăn vỗ béo. Hiện nay, các loại salo lợn, cừu, bò và dê đều đã được chế biến công nghiệp. Trong đó, loại mỡ lợn cứng và nhẹ hơn so với mỡ bò hoặc mỡ cừu.
Salo lợn cũng chứa ít chất lỏng hơn và đặc biệt, lợn là loài không khó nuôi. Vì vậy, salo lợn ngày càng trở nên phổ biến và dần dần, ngày nay nhắc đến món salo, người Nga sẽ hiểu ngay là salo mỡ lợn.
Lợi thế của món salo chính là nó rất bổ dưỡng với mật độ calo cao (700-800 calo trên 100g). Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế khuyến nghị thì mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên nạp 10-12g salo và tối đa không quá 50g mỗi ngày, 100-150g mỗi tuần. Đặc biệt, lượng lớn muối được sử dụng trong quá trình chế biến salo cũng không thực sự tốt cho sức khỏe.
Món salo có nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe.
Ngoài ra, các loại "vitamin làm đẹp" - A, E và D đều có trong món ăn này. Và chỉ với 100g salo lợn đã chứa 89% lượng selen được khuyến nghị hàng ngày, giúp ngăn ngừa ung thư đồng thời cải thiện sức khỏe tình dục nam giới.
Dung Nhi / Theo: PS
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment