Thursday, October 28, 2021

NGƯỜI BẤT TÀI THƯỜNG NGHĨ MÌNH GIỎI

Bạn có giỏi như bạn nghĩ? Bạn có giỏi quản lí tiền? Hay giỏi đọc cảm xúc người khác? Sức khỏe của bạn như thế nào so với những người bạn quen biết? Ngữ pháp của bạn có trên mức trung bình?

Chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực.

Việc biết mình tài giỏi đến đâu khi so sánh với người khác không chỉ giúp ta thêm tự tin, mà còn giúp ta biết được khi nào nên nghe theo lí trí và bản năng và khi nào nên xin lời khuyên từ ai đó. Thế nhưng, nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực.

Trên thực tế, ta thường đánh giá quá cao bản thân.

Các nhà nghiên cứu đã gọi hiện tượng này là Hiệu ứng Dunning-Kruger giải thích tại sao hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có tính ảo tưởng tự tôn.

Chúng ta đánh giá mình cao hơn người khác đến mức vi phạm cả những định luật toán học. Khi hai kỹ sư phần mềm ở hai công ty được yêu cầu đánh giá hiệu quả làm việc của họ, 32% kỹ sư ở công ty này và 42% ở công ty kia đặt mình vào top 5% cao nhất. Trong một nghiên cứu khác, 88% tài xế người Mỹ cho là mình có kỹ năng lái xe trên mức trung bình.

Đó không phải là những nghiên cứu duy nhất. Thường thì mọi người có xu hướng đánh giá mình cao hơn người khác trong những lĩnh vực như sức khỏe, khả năng lãnh đạo, đạo đức và hơn thế. Điều thực sự thú vị là những người có ít khả năng nhất thường đánh giá bản thân là những chuyên gia giỏi nhất. Người được xem là kém về lí luận logic, ngữ pháp, kiến thức tài chính, toán, thông minh cảm xúc, thử nghiệm y khoa, và cờ vua đều có xu hướng đánh giá mình thành thạo gần như một chuyên gia thực thụ.

Chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực.

Vậy những ai dễ bị ảo tưởng như thế này nhất?

Đáng buồn thay, tất cả chúng ta đều có nhiều lỗ hổng năng lực mà ta không nhận ra. Tại sao thế? Khi hai nhà tâm lí học Dunning và Kruger lần đầu mô tả hiệu ứng và năm 1999, họ cho rằng người bị thiếu kiến thức và kĩ năng ở một mặt nào đó sẽ bị ảnh hưởng bởi hai thứ cùng lúc. Thứ nhất, họ phạm sai lầm và có những quyết định tồi tệ. Nhưng thứ hai, chính những lỗ hổng kiến thức ấy ngăn họ nhận ra lỗi sai.

Nói cách khác, người kém kỹ năng chuyên môn cần thiết để nhận ra mình kém đến đâu. Ví dụ, khi nghiên cứu các thí sinh ở một giải hùng biện của trường đại học, 25% số đội kém nhất ở vòng chơi đầu tiên thua bốn trên năm vòng đấu. Nhưng họ nghĩ rằng họ đã thắng gần 60%. Không nắm chắc luật hùng biện, họ đơn giản là không thể nhận ra khi nào hay đã bao nhiêu lần luận điểm của họ bị đánh bại.

Hiệu ứng Dunning-Kruger không phải là việc để cái tôi che lấp điểm yếu. Người ta thường chấp nhận thiếu sót của mình khi biết về nó. Trong một nghiên cứu, sinh viên kém về câu hỏi logic ngay từ ban đầu khi học giờ logic sẵn sàng thừa nhận thành tích ban đầu của họ rất tệ. Đó có thể là lí do vì sao người có kỹ năng ở mức trung bình hoặc chuyên gia thường kém tự tin vào khả năng của mình. Họ biết đủ để hiểu rằng còn rất nhiều điều họ không biết. Nghĩa là, các chuyên gia sẽ nhận thức được họ thông thạo vấn đề đến đâu. Nhưng họ lại thường mắc một sai lầm khác: họ cho rằng mọi người khác cũng thông thạo như thế. Cho nên, những người này, dù kém cỏi hay thực sự giỏi, vẫn thường bị vướng vào rắc rối của việc đánh giá sai bản thân.


Khi không có kĩ năng, họ không thể tự nhận ra sai lầm. Khi quá giỏi, họ không nhận ra khả năng của mình vượt trội đến thế nào. Vậy nên, nếu không thể nhận ra sự tồn tại của hiệu ứng Dunning-Krugger, bạn có thể làm gì để biết năng lực của mình thực sự đến đâu? Đầu tiên, hãy hỏi ý kiến của người khác, và xem xét ý kiến đó, ngay cả khi nó thật khó nghe. Thứ hai, và quan trọng hơn là hãy học hỏi không ngừng. Càng hiểu biết, chúng ta càng có ít khả năng có lỗ hổng trong năng lực.

Có thể tất cả đều được tóm gọn trong câu thành ngữ xưa: Khi cãi nhau với một kẻ ngốc, trước tiên, hãy chắc rằng, mình không phải là kẻ ngốc trong mắt họ.

Theo: VnExpress