Saturday, April 30, 2022

CÁ BỐNG THỆ - MÓN TIẾN VUA CỦA NGƯỜI DÂN XỨ HUẾ

Cá bống thệ béo tròn, thơm ngon và được coi là loài hải sản quý hiếm, giàu dinh dưỡng ở Huế.

Cá bống thệ. Ảnh: haisan14.

Cá bống thệ hay còn gọi cá thệ, trước đây dùng để tiến vua, thường có nhiều ở vùng đầm phá Tam Giang. Cá xuất hiện nhiều vào mùa mưa và sau này trở thành món ăn phổ biến trong bữa cơm của người trong vùng.

Cá thệ rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay cái, sống trong các hang hốc ở tầng đáy các đầm phá, rất nhạy cảm với âm thanh nên chúng nhanh chóng ẩn nấp trong các đám rong rêu, rất khó phát hiện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, không phải vị vua nào ở Huế cũng thích ăn cao lương mĩ vị. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra, bữa cơm của vua Duy Tân, vua Bảo Đại đều dùng cá bống thệ để kho rim hay nấu canh.

Để bắt được cá bống thệ phải là những ngư dân có kinh nghiệm dày dặn, hiểu đặc tính của loài thủy sản này theo chu kỳ lên xuống của con nước.


Dù đến Huế có rất nhiều món ngon, món ăn từ cá bống thệ như kho tộ, rim và canh chua bạn không nên bỏ qua.

Để làm món canh chua, người chế biến phải chọn những con cá còn tươi. Khi sơ chế, người nấu cho một chút muối vào xát nhẹ để hết lớp vảy mỏng và nhỏ, cắt đầu rồi rửa sạch. Cá được ướp cùng với nước mắm, hạt tiêu, hành, ớt giã nhỏ cho khử bớt mùi tanh rồi để chừng 30 phút, ngấm gia vị.

Nước dùng để nấu cá gồm cà chua cắt theo múi, thơm (dứa) cắt lát mỏng, thêm chút gia vị cho vừa miệng rồi đun sôi. Trút cá bống thệ đã được ướp gia vị vào nước sôi khoảng 3 phút là chín. Sau đó, người ta cho thêm hành lá, rau răm, rau mùi vào để dậy vị thơm.

Tô canh chua cá bống thệ là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người dân xứ Huế. Ảnh: haisan14.

Tô canh chua cá bống thệ có nhiều màu sắc, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của cá, vị chua thanh của cà chua, thơm (dứa), vị cay của ớt nơi đầu lưỡi.

Ngày nay loài cá này không dễ dàng tìm được vì môi trường sinh thái đã thay đổi. Ngư dân thường đánh bắt thủ công với số lượng không nhiều, cá thường được bán với giá trung bình từ 200.000 đồng một kg và phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn, phục vụ khách du lịch.

Theo: VnExpress

VNCH: HÓA RA CÓ TỚI HAI "THÁNG TƯ ĐEN"

Lịch sử Miền Nam Việt Nam thật kỳ lạ: hai cái mốc lịch sử ấy lại cách nhau đúng 20 năm - đánh dấu lúc khai sinh và lúc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu. Bên phải là cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai ông. Ảnh: John Dominis

'Tháng Tư Đen' thứ nhất: năm 1955

Sau khi ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ Tướng vào Hè 1954, Sàigòn dần dần chìm đắm vào cảnh nội loạn. Lý do chính yếu là Pháp nhất quyết dẹp Thủ Tướng Diệm để thành lập một chính phủ thân Pháp và bảo vệ quyền lợi của Pháp.

Tình hình chính trị khó khăn tại Miền Nam từ năm 1954 kéo dài sang năm 1955.

Tư lệnh quân Đội Pháp Paul Ély thuyết phục được Đại sứ Mỹ Lawton Collins rằng ông Diệm không thể lãnh đạo Miền Nam Tự Do.

Ông đề nghị năm bước để thay thế Thủ tướng Diệm (chỉ mới chấp chính được mười tháng). Collins đích thân bay về Washington để áp lực cả tổng thống lẫn ngoại trưởng.

Sau cùng cả TT Eisenhower lẫn Ngoại Trưởng Dulles đã phải nghe theo - dù hết sức lưỡng lự.

Washington gửi điện mật tới Sàigòn đồng ý cho đảo chính vào lúc Pháp đang bí mật yễm trợ lực lượng Bình Xuyên lật đổ Tổng thống Diệm.

Vào mùa xuân 1955, ngoài đối phó với Pháp, ông Diệm còn có vấn đề lớn lao nữa là việc định cư gần một triệu dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam, bất chợt làm tăng dân số Miền Nam lên 7%.

Khi đưa một số dân lên khai khẩn các khu dinh điền trên cao nguyên, ông Diệm bị chỉ trích là mang người Kinh lên chiếm đất của người Thượng. Nhiều người còn dị nghị là chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Bắc Nam và thiên vị người Công Giáo.

Không những tình hình chính trị mà tôn giáo tại Miền Nam thật rối ren. Vào tháng 3, các giáo phái thành lập "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia."

Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ Mặt Trận và thông báo cho Mỹ là ông Diệm không còn hữu hiệu nữa. Ngày 21 tháng 3, 1950 Mặt Trận tống đạt một tối hậu thư, đòi ông Diệm trong vòng năm ngày phải thành lập chính phủ mới, gồm đại diện của các lực lượng dân chủ đối lập nếu không họ sẽ biểu tình.

Thành lập xong, đại diện Mặt Trận liên lạc ngay với phía Mỹ để yêu cầu ủng hộ việc đòi ông Diệm phải thành lập chính phủ mới. Tại Sàigòn, Đại sứ Collins tuy là chống biểu tình nhưng khuyên ông Diệm phải thương thuyết để dung hòa với Mặt Trận, như vậy "có thể đổi thù thành bạn."

Thoạt đầu ông Diệm đồng ý, nhưng khi các giáo phái nói là không thể điều đình về những yêu sách của họ, ông Diệm cho ông Collins biết là sẽ dùng vũ lực để giải quyết. Collins không đồng ý, trả lời rằng quân đội sẽ không ủng hộ việc dùng vũ lực và tiếp tục khuyên ông Diệm phải tìm giải pháp ôn hòa.

Một quyết định táo bạo

Cuối tháng 3, 1955 bầu không khí Sàigòn trở nên ngột ngạt sau khi ông Diệm ban hành sắc lệnh tách Cảnh sát Biệt khu Thủ đô ra khỏi hệ thống chỉ huy của Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang. Không thông báo cho Đại sứ Mỹ, ông Diệm bắt đầu xúc tiến kế hoạch truất chức ông Sang và tấn chiếm Trung Tâm Cảnh sát, dự định cả hai việc sẽ được thi hành vào ngày 29 tháng 3.

Thế nhưng chỉ mấy giờ trước khi kế hoạch bắt đầu, Pháp biết được tin này nên gấp rút can ngăn ông Diệm, hứa sẽ tìm cách đưa quân đội Bình Xuyên ra khỏi lực luợng cảnh sát.

Đại sứ Collins cũng đến gặp ông Diệm để phản đối việc dùng vũ lực.

"Nếu ngài giải quyết vấn đề bằng cách này, chúng tôi sẽ bị áp lực mạnh mẽ phải ủng hộ việc thay đổi chính phủ ngài."

Đêm 29 rạng 30 tháng 3, giao tranh giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia đã xảy ra, nhưng vào lúc 3:15 sáng, Tướng Ely áp đặt ngay lệnh ngưng chiến.

Để biểu dương lực lượng, ông cho xe thiết giáp quần trên đường phố Sàigòn. Vì đã có giao tranh đem đến đổ máu và chết chóc, Pháp nhân cơ hội này sắp xếp một kế hoạch toàn bộ để dẹp ông Diệm.

Một mặt thì thuyết phục Đại sứ Collins (cũng là cựu chiến hữu với Ély trong Thế Chiến II) về ông Diệm không đủ tài năng và uy tín, mặt khác thì đề với nghị Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes phải có hành động quyết liệt như cất chức ông Diệm, đồng thời ngấm ngầm yểm trợ lực lượng Bình Xuyên.

Tháng 4/1955: năm bước để loại bỏ Thủ Tướng Diệm

TT Ngô Đình Diệm trong một ảnh chụp cuối tháng 11/1955. Ảnh: Photoquest

Pháp đã thành công trong việc thuyết phục được Đại sứ Mỹ Collins. Ngày 9 tháng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị toàn bộ cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Đề nghị này gồm hai phần: sắp xếp việc ông Diệm 'từ chức,' và thẩm định hậu quả của việc từ chức. Tóm tắt phần một như sau:

Hãy xem công điện số 4448

Ngày 9 tháng 4, 1955

Việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi, :

1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên;

2. Thuyết phục ông Diệm từ chức;

3. Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng;

4. Đi tới một thỏa thuận về giải pháp đối với các giáo phái; và

5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

Nửa đêm ngày 28 tháng 4


Khuyến cáo của Đại sứ rõ ràng, mạch lạc là như vậy, nhưng tại Washington phản ứng về vụ Bình Xuyên nổ súng thì lại khác.

Bảy Viễn và thành viên quân Bình Xuyên đứng trước Tổng hành dinh gần cầu chữ Y. Ảnh: hìnhanhlichsu.org

Ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nửa đêm ngày 28 tháng 4, 1955 ở Sàigòn tức là trưa ngày 29 tháng 4 ở Washington, Ngoại trưởng Dulles nhận được tin "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân Đội Quốc Gia và Bình Xuyên" khi ông đang ăn trưa với một số dân biểu lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc:

"Đây là cơ hội chúng ta đã chờ đợi để tìm hiểu xem ông Diệm có đủ can đảm và quyết tâm hành động không, và cũng để biết được Quân đội Việt Nam có trung thành với ông ta hay không," ông Dulles nói với các dân biểu, "Nếu chứng tỏ được hai điều này thì ta hết lo (we are over the hump); còn nếu như ông thất bại về một trong hai điểm thì bắt buộc ông ta phải từ chức. Dù sao chúng ta cũng sẽ có câu trả lời."

TT Eisenhower chỉ thị:

"Nếu như ông ta thất bại thì thật là bết bát, nhưng ta cần phải tìm hiểu ngay bây giờ hơn là để muộn về sau, xem Quân đội Quốc gia mà ta tốn phí quá nhiều để phát triển liệu có trung thành với ông ta hay không."

Trong hoàn cảnh xáo trộn và trước sự chống đối ông Diệm của Đại sứ Collins, TT Eisenhower gọi ông Collins về Washington để tham khảo. Trước khi đi, ông Collins còn gửi đề nghị cho TT Eisenhower (19/04/1955) là vẫn phải thay thế ông Diệm.

Rồi Collins còn đến gặp ông Diệm một lần nữa và báo cáo về Washington là ông đã nói thẳng với ông Diệm rằng chính phủ của ông ta sẽ không thể tồn tại nổi được ba tháng nữa, và nếu cứ tiếp tục như thế này thì loạn lạc là điều trông thấy.

Và vì vậy, "Tôi thêm rằng bắt buộc tôi phải báo cáo cho chính phủ tôi rằng hành động của ông Diệm sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến."

Theo Collins, ông Diệm đã trả lời rằng mỗi khi ông nhân nhượng và thỏa hiệp thì vấn đề lại trở nên khó khăn hơn.

Vì sợ ông Diệm lợi dụng lúc Collins không có mặt ở Sàigòn để tấn công Bình Xuyên và đặt Mỹ vào một việc đã rồi nên Collins còn căn dặn ông Diệm là "Ngài nên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xảy ra một cuộc xung đột trong khi tôi đi vắng."

Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely (giữa) cùng ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mang chức Thủ tướng, tại một chùa ở Chợ Lớn trong lễ Phật giáo tưởng niệm chiến sỹ trận vong Pháp - Việt tháng 1/1955. Ảnh: Getty Images

Ông Diệm nói lảng đi, phàn nàn rằng nếu như ông đã cất chức Tổng Giám Đốc Cảnh sát Lại Văn Sang ngay từ đầu thì bây giờ tình hình tại Sàigòn đã có thể kiểm soát được rồi.

Chào tạm biệt, ông Collins cho ông Diệm hay là chính Quốc trưởng Bảo Đại sẽ giải nhiệm ông nếu tình hình này cứ kéo dài. Kết thúc bản báo cáo gửi Washington, Collins đề nghị:

"Tôi không thấy, nhắc lại là không thấy, một giải pháp nào khác ngoài việc thay thế ông Diệm cho sớm."

Bên bờ vực thẳm

Đại sứ Collins về tới Washington ngày thứ Năm, 21/04.

Ngày 22 tháng 4, ông dùng bữa ăn trưa với TT Eisenhower, và sau đó gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung ương Tình báo để 'lobby' chống ông Diệm. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và có kế họach hành động ngay tức khắc.

Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế. Ngày 27 tháng 4, ông Dulles đã đồng ý một cách lưỡng lự.

Ông chấp thuận một mật điện do Bộ Ngoại giao soạn thảo ra lệnh thay thế Thủ Tướng Diệm. Ông Young viết lại rằng:

"Chẳng một ai trong chúng tôi thật sự tin tưởng vào bức điện đó, nhưng chúng tôi phải đối diện với những đề nghị mạnh mẽ của Collins và ưu thế của ông là ông ta đã đến tòa Bạch Ốc ngay hôm sau ngày ông từ Sàigon về tới Washington."

Mật điện lịch sử ngày 27/04/1955: thay thế Thủ Tướng Diệm

Bức điện ngày 27 tháng 4, 1955 cho phép sắp xếp thay thế Thủ Tướng Diệm trích dẫn ở phần Phụ Lục là một văn kiện lịch sử hết sức quan trọng. Nó giống như mật điện ngày 24 tháng 8, 1963 vào lúc sắp xếp việc đảo chánh.

Sau đây là tóm tắt:

Bộ Ngoại Giao

Ngày 27/04/1955

"Tướng Collins và Ely phải thông báo cho Thủ tướng Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chinh phủ mới nào được chỉ định…

" Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:

1)Nội các: quyền hành pháp đầy đủ trao cho [Trần Văn] Đỗ hoặc [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng…

2)Hội Đồng Tư Vấn khoảng từ 25 đến 35 đại diện các phe nhóm, gồm cả các giáo phái…và

3) Quốc hội Lâm thời: một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp, gồm những người đã trù liệu được bầu ra hay chỉ định theo lịch trình…" Dulles


Bộ Ngoại giao gửi mật điện đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/04 giờ Washington nhưng khi chỉ thị vừa được gửi đi là tin tức này đã lọt ra ngoài nên ông Diệm biết được và đã hành động kịp thời.

Những giờ phút quyết liệt cuối tháng 4/1955

Theo tác giả Mark Moyar trong cuốn Triumph Foresaken (xuất bản năm 2006) thì:

"Trong mấy giờ đồng hồ hết sức cam go sau khi gửi mật điện này, Washington nhận được rất nhiều điện văn dồn dập do Đại tá Landsdale gửi.

Rồi ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nữa đêm giờ Washington (Sàigòn là trưa) Landsdale báo cáo là "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên."

TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles nghe vậy giật mình, quyết định hủy bỏ kế hoạch Collins nhằm dẹp ông Diệm, đồng thời ra lệnh cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Paris và Sài gòn phải gấp rút đốt hết các mật điện nói về việc này.

Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng về lịch sử Việt Nam Joseph Buttinger trong cuốn "Vietnam, A Dragon Embattled" nhận xét:

"Trong sự tranh đấu để thu hồi và bảo vệ được quyền bính, ông Diệm đã trải qua nhiều giai đoạn bất trắc và khổ cực. Tuy nhiên, cho dù cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông năm 1963, ông Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955."

May mắn cho kế hoạch khai sinh VNCH

Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm trong một chuyến thăm Hoa Kỳ. Ảnh: Carl T. Gossett Jr.

Trước khi rời Sàigòn về Washington (ngày 20/04), theo tác giả Mark Moyar trong sách đã viện dẫn, Đại sứ Collins có nói với Cao ủy Pháp Ely rằng:

"Hoa Kỳ đã quyết định ông Diệm phải từ chức."

Theo sự thỏa thuận này, ngày 30 tháng 4, Ely tới gặp Quyền Đại sứ Mỹ Randolph Kidder để yêu cầu Hoa Kỳ cộng tác với Pháp trong việc dẹp ông Diệm.

Lúc ấy, Kidder không biết chính sách của Washington diễn biến ra sao vì trước khi rời Sàigòn, Collins chỉ nói với Kidder là "thượng cấp còn đang bàn định về những kế hoạch mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam," và lúc này Collins còn đang bàn bạc, vận động tại Washington.

Thế nhưng, vì đã tận mắt thấy ông Diệm đang thành công, Kidder trả lời thẳng thừng cho Ely là "Không, Hoa Kỳ sẽ không cộng tác trong việc dẹp ông Diệm."

Về sau, Kidder kể lại "Lúc ấy tôi thực không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự quyết định lấy về chính sách của Hoa Kỳ, vì nếu trả lời là "tôi không biết" thì thật là buồn cười."

Tướng Ely vô cùng giận dữ và phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã bội ước, vì chính ông đã nhận được sự đồng ý của Tướng Collins về việc thay thế ông Diệm. Thái độ phẫn nộ của Ely cũng giống như lúc ông đã hết sức bất mãn về sự hứa hẹn của tướng Radford là sẽ can thiệp vào Điện Biên Phủ, rồi không làm như vậy.

Dù Ely phản kháng, Kidder vẫn giữ nguyên lập trường là Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm chứ không bắt tay với Pháp để dẹp ông đi.

Rất may cho Thủ Tướng Diệm và còn may hơn nữa cho việc khai sinh nền Cộng Hòa Việt Nam: cũng theo Moyar, nếu như trong buổi họp ngày 30 tháng 4, ông Kidder đã nói thật với Tướng Ely rằng: Tòa Đại sứ thực sự chưa nhận được những hướng dẫn về chính sách của Hoa kỳ đối với ông Diệm vào lúc ấy (ngoài lệnh hủy công điện ngày 27 tháng 4) thì rất có thể ông Ely đã có những biện pháp mạnh mẽ để dẹp ông Diệm hơn là đã nhân nhượng ông ta.

Ngoài ra, giả như Đại sứ Collins không về Washington và có mặt tại buổi họp với Ely hôm ấy thì rất có thể là Collins đã đồng ý với Ely rồi. (Sự việc này cho ta một bài học: hành động của đại sứ Mỹ có mặt tại chỗ là hết sức quan trọng).

Năm năm sau, trong một bức thư gửi TT Diệm (1960), TT Eisenhower còn nhắc tới sự cương quyết và thành công của Thủ tướng Diệm năm 1955:

"Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ thật nhanh chóng."

Nền Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm đã vượt qua và tồn tại đến ngày 1/11/1963.

Ảnh: internet

Bài lấy từ trích dẫn trong cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng. Ông là Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

TS Nguyễn Tiến Hưng
Gửi bài từ Virginia, Hoa Kỳ
BBC Tiếng Việt,1 tháng 11 2018

SAU THƯỢNG HẢI, SÀI GÒN, HOA KỲ CÒN THOÁI LUI KHỎI TEHRAN VÀ BEIRUT

Cuộc di tản khỏi Sài Gòn tháng 4/1975 là một trong bốn cuộc di tản lớn, đánh dấu sự tháo lui của Hoa Kỳ, bắt đầu từ Thượng Hải năm 1949.

Lực lượng cộng sản tiến vào Thượng Hải, tháng 5/1949. Ảnh: Bettmann

Sau Sài Gòn còn có vụ Tehran năm 1979, khi chính quyền thân Phương Tây bị lật đổ và hàng chục người Mỹ bị phái cách mạng Hồi giáo Iran cầm giữ làm con tin.

Năm 1984, Hoa Kỳ phải đưa đơn vị thủy quân lục chiến cùng lực lượng quốc tế (Anh, Pháp, Ý) rút khỏi Beirut, để lại một Lebanon tiếp tục hỗn loạn.

Tháo lui khỏi Thượng Hải

Chiến dịch 'Giải phóng Thượng Hải' năm 1949, theo cách gọi của phe Mao Trạch Đông, là giai đoạn cuối của nội chiến Quốc - Cộng, với thất bại nghiêng về phe Tưởng Giới Thạch.

Hoa Kỳ đã dính líu từ đầu vào cuộc chiến này, với chuyến thăm Trung Hoa của Tướng George Marshall tháng 12/1945.

Tuy nhiên, trong một quyết định hiện vẫn gây tranh cãi trong giới sử gia, "sứ mệnh Marshall" của Hoa Kỳ không để nhằm để ủng hộ phe Quốc Dân Đảng chống cộng sản, mà để khuyến khích Tưởng và Mao ngưng bắn.

Hoa Kỳ cũng giảm viện trợ quân sự và ngưng bán vũ khí cho Quốc Dân Đảng Trung Quốc.

Tuy thế, 50 nghìn thủy quân lục chiến Mỹ được điều sang Trung Quốc trong chiến dịch Beleaguer để giải giáp, đưa lính Nhật hồi hương và bảo vệ công dân Mỹ.

Sau 1945, lính Mỹ đóng ở Thanh Đảo, có mặt ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải và một số nơi khác.

Quốc Dân Đảng khi đó đã nhân danh Trung Hoa Dân Quốc là nước đồng minh thắng trận nên tiếp quản sự đầu hàng của quân đội Nhật trên toàn Trung Quốc.

Các thành phố lớn, hải cảng, cơ sở kinh tế, thương mại lớn nhất nay do chính phủ Tưởng kiểm soát nhưng họ phải đối phó với quân Mao "tấn công thành thị".

Quốc Dân Đảng ở vào thế phòng thủ, giữ dân giữ đất nhưng ngày càng bị động.

Phụ nữ Thượng Hải thời kỳ thành phố này có nền văn hóa tư sản trước khi rơi vào tay chính quyền công nông của Mao năm 1949. Ảnh: Print Collection

Chiến dịch lớn cuối cùng của họ cuối 1946 đã không đẩy được quân cộng sản ra xa vùng đồng bằng, một phần vì thiếu hỏa lực pháo binh mà Hoa Kỳ từng hỗ trợ trong cuộc chiến Kháng Nhật.

Năm 1948, Lâm Bưu sau khi nhậm chức Tổng tư lệnh Quân Giải phóng đã mở chiến dịch Đông Bắc, và chỉ trong gần hai tháng, chiếm toàn bộ vùng Mãn Châu, và các thành phố lớn như Trường Xuân.

Đến tháng 9/1948, quân của Lâm Bưu chiếm được Tế Nam, Sơn Đông, và phe Quốc Dân Đảng rút về phía Nam.

Tháng 11/1948, phe cộng sản mở chiến dịch Hoài Hải, và sang tháng 4/1949, dưới sự chỉ huy của Đặng Tiểu Bình, họ đưa 300 nghìn quân vượt sông Dương Tử.

Nam Kinh, thủ đô của phe Quốc gia thất thủ, khiến Quốc Dân Đảng phải dời đô về Quảng Châu.

Cũng trong năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến ra duyên hải, chiếm cảng Hán Khẩu và đến tháng 5 thì Trần Nghị chỉ huy Dã Chiến Quân 3 tiến vào bao vây ngoại ô Thượng Hải.

Chính phủ Dân Quốc không còn giữ được bao nhiêu và cuộc di tản khỏi Thượng Hải bắt đầu.

Là đô thị trên 6 triệu người gồm rất đông ngoại kiều Phương Tây, Thượng Hải là cửa ngỏ của Trung Quốc ra thế giới, thành phố giàu nhất lục địa.

Lời thề tử thủ và khối vàng quốc gia

Hồng quân Trung Quốc tại Thượng Hải: Tất cả đều đội nón sắt của quân đội Mỹ họ lấy được sau khi Hoa Kỳ và quân Quốc Dân Đảng rút đi. Ảnh: Bettmann

Giống như tình hình Sài Gòn năm 1975, tại Trung Hoa Dân Quốc cũng có lời thề tử thủ và câu chuyện khối vàng trong kho quốc gia.

Delia Kalamouzis viết trong 'The Shanghai Campaign', rằng chính phủ Tưởng Giới Thạch thề "tử thủ" ở Thượng Hải, nhưng lại chuẩn bị sẵn để rút ra Đài Loan:

"Bị bao vây, người Trung Hoa và ngoại quốc ai cũng tìm đường tháo chạy, bằng xe, bằng tàu, bằng thuyền. Tưởng Giới Thạch tuyên bố không đầu hàng mà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, nhưng trên thực tế, ông ta biết quân cộng sản sẽ tiến vào, và từ vài tháng trước đã chuẩn bị chuyển quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan."

"Không chỉ chuyển quân đi, Tưởng còn lấy luôn cả lượng vàng dự trữ trong Ngân hàng Quốc gia Trung Hoa ở khu phố Tây, tức The Bund."


Tuy thế, cuộc chiến vẫn diễn ra và chừng 34 nghìn quân cộng sản bị thương vong khi tiến chiếm Thượng Hải. Phe Quốc Dân Đảng thiệt hại tới 153 nghìn nhưng 50 nghìn kịp rút ra biển.

Ngày 27/05/1949, điểm kháng cự cuối cùng của Quốc Dân Đảng ở Phố Đông bị dập tắt, và lực lượng cộng sản tiến vào Thượng Hải.

Ngay từ cuối 1948, thiếu tướng David Barr, chỉ huy nhóm cố vấn Mỹ tại Nam Kinh đã báo cáo về Ngũ Giác Đài rằng phe cộng sản sớm muộn gì cũng sẽ thắng và đề nghị cho rút về nước.

Sau khi Nam Kinh thất thủ, Hoa Kỳ quyết định cho rút đơn vị thủy quân lục chiến đóng ở Thanh Đảo.

Năm 1943, phu nhân của Thống chế Tưởng Giới Thạch, bà Tống Mỹ Linh, đọc diễn văn trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, kêu gọi người Mỹ "kiến tạo trật tự thế giới hậu chiến" và giúp Trung Hoa chống Nhật Bản.

Nhưng đến năm 1949, trật tự thế giới đó không hình thành, và tương lai Trung Quốc thuộc về đội quân nông dân của Mao.

Sau khi Mao làm chủ Trung Quốc, tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Glen Line Building, số 28 The Bund, Thượng Hải vẫn ở lại cả năm 1949, đóng kín cửa.

Phải đến ngày 25/04/1950, Tổng lãnh sự Walter McConaughy mới làm lễ hạ cờ và chấm dứt hoạt động của cơ quan này.

Cuốn sách 'Và Sài Gòn sụp đổ' của tác giả Paul Dreyfus. Với Hoa Kỳ, sự sụp đổ liên tục của các chế độ ở Sài Gòn, Phnom Penh và Vientianne đánh dấu sự tháo lui của các giá trị Phương Tây khỏi Đông Nam Á trong nhiều thập niên. Ảnh: Cao Phong Pham

Lãnh sự quán Mỹ chỉ mở cửa lại ngày 28/04/1980 sau khi Washington công nhận Bắc Kinh thay cho Đài Bắc.

Địa điểm của lãnh sự quán Mỹ không đổi, chỉ có con phố nay đã mang tên Hoài Hải Trung lộ, đánh dấu chiến dịch quân sự thắng lợi của phe cộng sản năm 1949.

Từ Sài Gòn đến Tehran

Cho đến ngày 29/04/1975, Đại sứ Mỹ Graham Martin vẫn tin là có thể tìm ra một giải pháp nào đó đem lại đối thoại với lực lượng cộng sản bao vây Sài Gòn.

Ông bị phê phán nặng nề sau chiến tranh, nhất là bởi nội dung cuốn 'Decent Interval' (1977) của cựu quan chức CIA Frank Snepp, về "sự ngây thơ" khi mà phe cộng sản muốn chiến thắng toàn bộ và không muốn nhìn thấy bất kỳ người Mỹ nào ở lại.

Graham Martin cùng những lính thủy quân lục chiến cuối cùng đã nhờ không vận bằng trực thăng, vì phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, rời Sài Gòn ra biển.

Cả chiến dịch 'Frequent Wind' bị Frank Snepp cho là "hỗn loạn" và ông Martin đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 1976.

Ông không nhận mình phạm lỗi gì.

Một quyết định quan trọng của Graham Martin là không cho đem đi số vàng trong ngân khố quốc gia VNCH.

Khẩu hiệu của phe cách mạng Hồi giáo Iran trong khủng hoảng bắt con tin Mỹ năm 1979: CIA, Ngũ Giác Đài, chú Sam, Việt Nam đã làm ngươi bị thương nhưng Iran sẽ chôn sống các ngươi'. Đây là căn nhà nhóm sinh viên Iran cầm giữ người Mỹ. Ảnh: Kaveh Kazemi

Tuy thế, bản thân ông Martin và toàn bộ người Mỹ ở toà đại sứ ở Sài Gòn đều rất may mắn, so với các đại sứ khác của Mỹ ở Cận Đông.

Ngày 14/02/1979, đại sứ Mỹ ở Afghanistan, ông Adolf Dubs bị bắn chết tại Kabul, và đại sứ tại Iran, William Sullivan thấy một đám đông tràn vào sứ quán của ông.

Nhóm du kích Mặt trận Fedai bắt Kenneth Kraus, một lính thủy quân lục chiến bảo vệ Sứ quán Mỹ ở Tehran, đem người này ra tra tấn và chuẩn bị hành hình.

Chỉ nhờ sự can thiệp của Tổng thống Jimmy Carter, người Iran mới đồng ý thả ông Kraus, nhưng họ lại tấn công sứ quán Hoa Kỳ lần nữa, vào tháng 9, và tràn vào chiếm luôn tháng 11/1979.

Ngày 4/11: 99 người, gồm 66 người Mỹ bị sinh viên Iran bắt giữ để đòi Mỹ trao nộp cựu vương Iran Mohammed Reza Pahlavi từ Hoa Kỳ, nơi ông định cư sau khi bị Cách mạng Hồi giáo lật đổ.

Ngày 17/11: lãnh tụ tôn giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini ra lệnh thả mọi con tin là nữ và người Mỹ gốc châu Phi, khiến con số bị cầm giữ còn 53.

Họ bị Iran bắt giữ 444 ngày, đưa đến việc TT Carter cắt quan hệ ngoại giao với Iran vào tháng 4/1980.

Cho đến ngày nay, quan hệ hai nước vẫn chưa trở lại thân thiện.

Hoa Kỳ và đồng minh bỏ Beirut năm 1984

Nữ du kích Hồi giáo tại Lebanon cầm súng AK-47 trong Nội chiến 1982-84. Ảnh: Peter Charlesworth

Sau 18 tháng dính líu vào cuộc chiến Lebanon, chừng 1000 quân Mỹ thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến đã rút khỏi thủ đô Beirut, theo lệnh của Tổng thống Ronald Reagan.

Cùng thời gian, ngày 26/02/1984, các chiến binh Shia đi xe jeep và xe bọc thép tiến vào chiếm sân bay quốc tế ở quốc gia bị nội chiến và xung đột với Israel tàn phá.

Chừng 100 lính Mỹ cuối cùng ở lại để bảo vệ các nhà ngoại giao Mỹ trú ngụ trong Đại sứ quán Anh ở đại lộ ven biển.

Dù đến với quân Anh, Pháp, Ý trong màu áo lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc từ 1982 để đảm bảo ngưng bắn giữa hai phái Hồi giáo và Ki Tô giáo, quân Mỹ trở thành mục tiêu tấn công.

Thủy quân lục chiến Mỹ canh gác điểm di tản người Âu Mỹ ra khỏi Beirut tháng 2/1984. Họ bay ra chiến hạm Mỹ rồi từ đó về đảo Síp. Sự can dự của Mỹ trong nội chiến Lebanon khiến 241 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với tư cách quân gìn giữ hòa bình bị giết chỉ trong một vụ đánh bom vào căn cứ của họ tháng 10/1983. Ảnh: Peter Charlesworth

241 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị giết chỉ trong một vụ đánh bom vào căn cứ của họ tháng 10/1983.

Một số người Mỹ khác bị bắt cóc hoặc ám sát, gồm hiệu trưởng Đại học Mỹ ở Beirut, Malcolm Kerr.

Cuối năm 1983, phi cơ từ hai tàu USS John F. Kennedy và USS Independence oanh kích các mục tiêu của quân Syria.

Phái Hồi giáo Shia thề cho quân Mỹ "biết thế nào là một Việt Nam khác".

Sang tháng 4/1984, quân Anh, Pháp và Ý cũng rút đi, để lại các phe phái Palestine, Hồi giáo Shia, Ki Tô giáo Druze và Maronite tiếp tục chém giết nhau.

Nội chiến Lebanon, bắt đầu từ năm 1975, phải đến 1990 mới ngưng.

BBC Tiếng Việt
27 tháng 4 2019

30/04: SO SÁNH VNCH VỚI AFGHANISTAN VÀ UKRAINE NGÀY NAY

Từ chiến tranh Ukraine, ta thử xét lại nguyên nhân sụp đổ của hai chính phủ thân Mỹ ở Sài Gòn (30/04/1975) và Kabul (30/08/2021).

Những người lính Ukraine. Ảnh:Reuters

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước. Dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Một chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần trước có nói câu đại khái như sau: "người ta không sợ một đoàn quân sư tử do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo".

Ta có thể hiểu rằng chuyên gia này nói người Ukraine là một "đàn cừu" được con sư tử Volodymyr Zelensky chỉ huy.

Trên chiến trường thực tế cho thấy tinh thần chiến đấu của Ukraine. Ví dụ, đoàn quân xa Nga dài 64 kmbị chặn ở cửa ngõ thủ đô Kyiv là do sự phá hoại của 30 chuyên gia về tin học của Ukraine. Đội chiến binh trẻ này điều khiển những chiếc drone mang vật nổ để đánh vào các điểm yếu khiến đoàn quân xa Nga bị bất động trong nhiều tuần.

Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở Kabul và Sài gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử chỉ huy?

Chiến tranh VN, với Hiệp định Paris 27/01/1973, Mỹ thỏa thuận với Hà Nội để được "kết thúc chiến tranh" và đem lại "hòa bình trong danh dự" cho Hoa Kỳ, trong vòng 60 ngày quân Mỹ phải rút khỏi VN.

Huế ngày 13/3/1968. Ảnh: Getty Images

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN ngày 29/03/1973, sau đó chiến tranh VN trở thành cuộc "nội chiến".

Tương tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân trang quân dụng.

Sử gia quân sự, TS. Vũ Cao Phan mổ sẻ và phân tích sự kiện Tết Mậu Thân 68 sau nửa thế kỷ.

Trong thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một đạo quân thiện chiến, gồm quân đội Bắc VN và Mặt Trận Giải phóng Miền Nam mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không lại. Nên biết người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực không quân, thiết giáp, pháo binh yễm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỷ USD. Trong suốt 8 năm ở VN quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân cộng sản.

Quân VNCH còn chống phải chống trả trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973 Trung Đông rơi vào khủng hoảng dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt đến 10 lần. Quân xa, phi cơ, tàu bè, chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược và nhiên liệu.

Quân Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Một số tướng và đại tá VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất cập (như di tản chiến thuật Tây nguyên) đến từ Dinh Độc lập. Cuối cùng, cũng TT Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính buông súng đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng Tư năm 1975.

So sánh với cách Mỹ làm ở Afghanistan và Ukraine ngày nay

Quân đội của chính phủ Afghanistan thân Mỹ rất đông đảo, gồm trên 300 ngàn quân được vũ trang tận răng. Thế nhưng quân Taliban hay quân chính phủ Kabul thân Mỹ cũng đều là dân Afghanistan cả. Phải có lý do tâm lý nào đó mà một bên sẵn sàng ôm bom để chết, trong khi bên kia lại không muốn cầm súng bảo vệ quê hương của họ.

Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Tương tự, quân VNCH cũng như bộ đội miền Bắc. Tất cả "máu đỏ da vàng", giống nhau "một lá gan". Không thể phê phán bên này can đảm bên kia hèn nhát.

Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine bắt đầu từ ngày 24/02/2022 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Tinh thần chiến đấu của quân dân Ukraine, dưới sự chỉ huy của tổng thống Zelensky, chứng minh được hiện tượng "châu chấu đá nghiêng xe". Quân đội Nga với một lực lượng áp đảo so với quân Ukraine, hỏa lực cũng như nhân sự. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương quan lực lượng hai bên với tỉ số 10/1. Không ngoại lệ tất cả đều tiên đoán Kiev sẽ sụp đổ trong vài ngày.

Thực tế trên chiến trường chứng minh tất cả đều đoán sai. Tinh thần chiến đấu của dân và quân Ukraine thể hiện như là con gà mẹ dũng mãnh, liều chết quyết chiến đấu chống lại con diều hâu hung tợn để bảo vệ đàn con. Các nhà quan sát quốc tế đồng thuận ở một điều là yếu tố Zelensky đóng vai trò cốt lõi.

Lúc sứ quán Mỹ đề nghị di tản Zelensky và gia đình. Ông này trả lời sứ quán Mỹ rằng : "Chúng tôi cần vũ khí chớ không cần một chuyến quá giang".

Zelensky đã thành công trong việc thổ lên tinh thần "quốc gia dân tộc" trong toàn thể dân chúng Ukraine cũng như xiển dương một "quốc gia Ukraine độc lập có chủ quyền" trước trường quốc tế.

Ukraine là một "quốc gia" mới được khai sinh, năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã. Trong khi dân Nga và dân Ukraine có cùng một nguồn gốc, cùng một "nation".

Không có Zelensky chắc gì dân và quân Ukraine đã có được tinh thần "quốc gia dân tộc" mãnh liệt như hôm nay và chưa chắc họ đã được quốc tế ủng hộ và viện trợ vũ khí cần thiết để tự vệ như đã thấy.

Cuộc biểu quyết ở LHQ tháng Ba 2022 ta thấy đại đa số các nước lên án Nga "xâm lược" Ukraine. Dư luận quốc tế, ngay cả TT Biden, lên án Putin phạm tội ác diệt chủng (crime génocide). Dư luận quốc tế, thông qua ý kiến một cựu thẩm phán Tòa Hình sự quốc tế, cũng lên án quân Nga phạm tội ác chiến tranh.

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự dẫn trên. So sánh ba quân đội. Đâu là cừu, đâu là sư tử ?

Ý kiến của chuyên gia nhấn mạnh ở tinh thần chiến đấu của cấp chỉ huy.

Mỹ vào VN cũng như vào Afghanistan. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, người Mỹ trực tiếp hay gián tiếp, chỉ huy tất cả. Cấp chỉ huy Mỹ có phải là những con sư tử dũng mãnh hay không? Chuyện này hãy để sử gia Mỹ thẩm định.

Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Rõ ràng quân đội thân Mỹ ở Kabul, những ngày cuối Mỹ rút quân, đã tan hàng nhanh chóng vì họ không còn tinh thần chiến đấu.

Nhìn lại quân lực VNCH

Quân VNCH thừa dũng cảm nhưng theo tôi, yếu tố dũng cảm của đạo quân không đủ để một bên giành chiến thắng.

Theo ý kiến cá nhân tôi, từ khi hiệp định Geneva 1954, số phận của VNCH đã là "chiến trường", sinh ra nếu không chiến thắng ắt là hủy diệt. Người Mỹ lật đổ ông Diệm 1963, sau đó đổ quân vào trực tiếp mở đầu cuộc chiến tranh. Sự tồn tại của VNCH đã bắt đầu tính ngày.

Phía CS miền Bắc, qua tuyên bố của Phạm Văn Đồng 8 tháng Tư 1965, lập trường tương đồng với Anh và Pháp: tôn trọng Hiệp định Genève 1954.

Riêng VNCH, thủ tướng Phan Huy Quát ngày 1 tháng Hai 1965 có tuyên bố: "cuộc chiến đấu của VNCH rõ ràng là một trường hợp tự vệ chính đáng, chỉ có mục đích đập tan quân cộng sản xâm lăng…".

Lập trường của VNCH và Mỹ, trước việc Mỹ đổ quân vào VN, đã không được sự ủng hộ của đồng minh và dư luận quốc tế.

Hiệp định Paris 1973 đã trói tay tất cả. Bởi vì theo Hiệp định này Mỹ nhìn nhận nội dung Hiệp định Geneva 1954, nhìn nhận "Nước - Nation" VN bất khả phân chia và lãnh thổ VN thống nhứt ba miền.

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas. Ảnh: Reuters

Luật quốc tế định nghĩa "xâm lược-agression", quốc gia này đem quân xâm chiếm lãnh thổ quốc gia kia. Nam và Bắc VN cùng một "nation - dân tộc", cùng một lãnh thổ Bắc, Trung, Nam, bất khả phân chia. Hiển nhiên không có vấn đề "xâm lược".

Luật quốc tế cũng ngăn cản việc một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia khác. Mọi sự viện trợ của một quốc gia nào đó cho VNCH, sau khi Mỹ rút, đều vi phạm luật quốc tế.

Từ khi đất nước chia đôi, các thế hệ lãnh đạo VNCH chưa bao giờ xác định được "tinh thần quốc gia dân tộc" là gì, có ý nghĩa thiêng liêng ra sao.

Họ không xác định được vì Hiến pháp VNCH ghi rõ lãnh thổ VN từ "Nam quan tới mũi Cà Mau". Quốc gia VN bao gồm luôn miền Bắc.

Tổng thống Ukraine Zelensky gặp hai ông Austin và Blinken. Ảnh: EPA

Chiến sĩ VNCH chiến đấu đơn thuần vì lý do "chống cộng sản xâm lược" chớ không nhằm "bảo vệ chủ quyền quốc gia", "bảo vệ dân tộc VNCH" hay "bảo vệ lãnh thổ VNCH" như trường hợp Ukraine với Zelensky.

Từ sau 1954 các lãnh đạo VNCH đã bỏ qua nhiều cơ hội phòng ngừa chiến tranh, qua cách nương theo lập trường của Mỹ, qua việc tuyên bố miền Nam là quốc gia độc lập (từ vĩ tuyến 17). Năm 1955 TT Ngô Đình Diệm trưng cầu dân ý lật đổ Bảo Đại nhưng ông Diệm không trưng cầu dân ý về một "Nam Việt dân quốc". Ông Diệm bị giết năm 1963, trong lúc đang vận động thống nhứt đất nước với miền Bắc. Sau này, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… cũng đều bỏ qua cơ hội phòng ngừa chiến tranh bằng cách tuyên bố quốc gia độc lập. Đài Loan hiện nay cũng muốn tuyên bố để tránh việc lục địa "thống nhứt đất nước".

Việc này để lại hệ quả sâu xa. Ngoài việc dành cho phía CS miền Bắc quyền phát động chiến tranh để "thống nhứt đất nước" (và giải phóng dân tộc), còn có vấn đề khích động tinh thần "quốc gia dân tộc" trong khối dân chúng miền Nam cũng như quân đội VNCH.

Rốt cục VNCH tồn tại hay không tùy thuộc vào ý chí dân miền Nam có sẵn sàng hy sinh để bảo vệ "lối sống" khác biệt của mình hay không. Rõ ràng người dân và quân lính miền Nam đã không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ miền Nam độc lập, không cộng sản.

Số phận VNCH đã định trước. Bất kể cấp chỉ huy can đảm tới mức nào và quân đội dũng mãnh ra sao. Bất kể khi VNCH (từ 1973) có một Zelensky lãnh đạo hay không. Bắn hết đạn quân VNCH ắt phải thua.

(Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Trương Nhân Tuấn từ Marseille, Pháp.)

Trương Nhân Tuấn
Gửi bài cho BBC từ Marseille, Pháp
Đăng trên BBC Tiếng Việt: 27 tháng 4 2022

Friday, April 29, 2022

HỦ TIẾU MỸ THO

Hὐ tiếu là mόn ᾰn gốc cὐa người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mὶnh Việt hόa. Hὐ tiếu là mόn ᾰn bao gồm nước sύp, thịt và bάnh bột, sợi nhὀ như sợi bύn cὐa ta. Người Tiều phάt âm là “cὐi tiểu” hay “cὐi thiểu” và người mὶnh đọc trᾳi ra là “hὐ tίu” rồi “hὐ tiếu” như ngày nay.


Không ai biết hὐ tiếu cό mặt ở Việt Nam vào lύc nào, nhưng chắc một điều là nό cό mặt sau khi người Hoa được các chύa Nguyễn cho vào định cư ở phίa Nam. Ðặc biệt là kể từ khi Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào lập xứ Ðông Phố, cho người Tàu cư ngụ ở Trấn Biên (Biên Hὸa) lập ra xã Thanh Hà, và người Tàu ở Phiên Trấn (Saigon & Gia Ðịnh) lập ra xã Minh Hưσng.

Thuở xưa, hὐ tiếu ở Saigon cό cái tên là hὐ tiếu Tiều, thὶ giá chỉ cό 6 xu (0.06 đồng) một tô. Hὐ tiếu lύc đό cό ba loại, là “hὐ tiếu phά lấu”, “hὐ tiếu cά gà” và “hὐ tiếu thịt”. Phá lấu là thịt ram như gan, bao tử heo; cá là chả cá; thịt là thịt ram chớ không dὺng thịt tưσi như ngày nay.

Nước sύp hὐ tiếu người mὶnh kêu là nước lѐo. Bάnh bột hὐ tiếu Tiều là bάnh tưσi, sợi dẹp hσi to, cό mὺi chua. Tô đựng hὐ tiếu Tiều là tô sành, miệng rộng, rất trẹt, nên nhὶn tô hὐ tiếu bề thế nhưng chẳng là bao. Hὐ tiếu tưσi được trụng sσ cho nόng, cho vào tô, trἀi lên trên mặt vài lάt thịt, một lά cἀi xà lάch, rồi chan đầy nước lѐo vào. Hῦ ớt chua, chai nước tưσng, chai giấm Tiều, bày sẵn trên bàn cho khάch tὺy nghi sử dụng. Ðό là hὐ tiếu Tiều chάnh hiệu

Ðến thập niên 60 thὶ giά hὐ tiếu là 3 đồng một tô, hὐ tiếu mὶ là 5 đồng. Lύc đό hὐ tiếu đᾶ phάt triển với nhiều tên khάc như: Hὐ tiếu mὶ, hὐ tiếu tôm thịt, tôm cua, hὐ tiếu gà, hὐ tiếu bὸ viên, hὐ tiếu xά xίu, hὐ tiếu bὸ kho, v.v…

Nhưng nhὶn chung cό hai dὸng hὐ tiếu: Hὐ tiếu Tiều và hὐ tiếu Việt.

Hὐ tiếu sau khi vào miền Nam được người mὶnh đόn nhận, biến cἀi để hợp với cάi mў vị, nghệ thuật ᾰn uống cὐa con người ở đây. Hὐ tiếu Tiều cό mặt ở Ðàng Trong theo như lịch sử cὐa Saigon thὶ đᾶ trên 300 nᾰm, không ngừng cἀi tiến, phục vụ cάi tật thίch ᾰn ngon cὐa người địa phưσng, dần dà hὐ tiếu Tiều trở thành hὐ tiếu Việt; mà tiếng tᾰm vang lừng như: Hὐ tiếu Nam Vang, hὐ tiếu Sa Ðе́c và nhứt là hὐ tiếu Mў Tho.


Hὐ tiếu Mў Tho

Tên hὐ tiếu Mў Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ cάc xe, cάc quάn hὐ tiếu bên đường, ở bến xe với cάc tên nghe rặc Tàu như là: Phάnh Kу́, Vῖnh Kу́, Hưng Kу́, Nam Sσn, Diệu Kу́, Quang Kу́, Oai Kу́, Gia Kу́, Tuyền Kу́… trἀi rộng từ Mў Tho đến Gὸ Công vào tận cάc quận Chợ Gạo, Cái Bѐ, Cai Lậy…

Chὐ nhσn cάc tiệm hὐ tiếu Mў Tho lύc này hầu hết là người Việt gốc Hoa, nhưng chὐ lὸ sἀn xuất bάnh hὐ tiếu lᾳi là người Việt chάnh gốc. Bάnh hὐ tiếu Mў Tho là loᾳi bάnh khô, được chế từ gᾳo thσm địa phưσng như gᾳo Nàng Hưσng, gᾳo Nanh Chồn, gᾳo Nàng Út và cό lὸ dὺng gᾳo Nàng Thσm Chợ Ðào (gᾳo ngon số một). Hiện nay cό hai trung tâm sἀn xuất bάnh hὐ tiếu khô nổi tiếng (loᾳi hὐ tiếu Mў Tho): Một ở thị trấn Mў Tho và một ở Gὸ Công, sἀn xuất hầu hết hὐ tiếu khô Mў Tho cung cấp cho cἀ nước.

Sợi hὐ tiếu Mў Tho do vậy cό mὺi thσm cὐa gᾳo, trụng nước sôi thὶ mềm nhưng không bở, nhai nghe dai dai, nên gọi là hὐ tiếu dai, ᾰn không cό mὺi chua. Sau khi trụng, cho vào tô, trộn với ίt mỡ hành phi, nhὶn sợi hὐ tiếu trong bόng, ẩn đục bên trong thấy bắt thѐm.

Sợi hὐ tiếu Mў Tho không bἀ như hὐ tiếu Tiều, làm nên hưσng vị riêng cho cάi tên hὐ tiếu Mў Tho; và nước lѐo cῦng gόp phần làm cho danh tiếng hὐ tiếu Mў Tho vang lừng, nίu kе́o người ᾰn phἀi ghiền. Nước lѐo ở đây nấu bằng thịt ống nguyên chất, đặc biệt là cό thêm tôm khô, khô mực nướng và cὐ cải trắng, cὐ cải đὀ.

Ӑn hết tô hὐ tiếu, hύp cạn hết nước lѐo, nếu chưa thấy đᾶ, thực khάch cό thể kêu thêm một chе́n nước lѐo nữa và luôn được chὐ chiều lὸng, không cό hề gὶ.

Các mόn phụ gia gόp phần làm nên danh hiệu hὐ tiếu Mў Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tưσng (sau này cὸn cό thêm rau cần). Ӑn hὐ tiếu dai Mў Tho với giά sống, chύt hẹ cắt khύc, nặn miếng chanh, thêm chύt nước tưσng và nhớ cắn trάi ớt hiểm thὶ mới “tới chỉ”, mới gọi là biết ăn hὐ tiếu Mў Tho. Hὐ tiếu Mў Tho nấu với thịt heo bầm, cό điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, cό người đὸi thêm đồ lὸng heo, sườn heo và trứng cύt nữa. Hὐ tiếu Mў Tho như vậy quἀ không thấy hσi hám gὶ cὐa người Tàu cả, mà rặc là hủ tiếu Việt Nam.


Ghе́ Mў Tho, phἀi tὶm đến mấy quán hὐ tiếu trên đường Trưng Trắc, dọc bờ sông thὶ mới đύng là hὐ tiếu Mў Tho chánh gốc.

Kêu một tô hὐ tiếu Mў Tho, ngồi nhὶn người chὐ trổ tài, thao tάc thành thᾳo mà thấy đᾶ. Ngắt một nhύm hὐ tiếu khô, chỉ một lần không thêm không bớt, nhе́t sâu vào cái vợt cán tre, trụng vào nồi nước sôi, dạo lên dạo xuống mấy lượt. Xốc lên xốc xuống, cho vào tô, cho ίt mỡ hành phi, trộn nhẹ cho đều, rồi cho lên mặt nào thịt, tôm, sườn… Mύc một vá nước lѐo sôi bόc khόi, rưới đều vào ngập đầy tô hὐ tiếu… Nhὶn theo động tác, thực khách phải ba lượt nuốt nước miếng để dằn cσn thѐm muốn trần tục.

Tô hủ tiếu Mў Tho bự hσn hủ tiếu Tiều, nên vừa cό phẩm vừa cό lượng. Ӑn một tô là vừa đὐ không cần ᾰn thêm gὶ nữa. Sau khi ᾰn hủ tiếu, giἀi khát bằng trà nόng, trà đά hoặc cà phê đá thὶ đã miệng và đã khát.

Dọc đường Trưng Trắc đến vườn bông Lạc Hồng, ngược qua cầu Quay vào Chợ Cῦ, nσi nào cό hὐ tiếu Mў Tho thὶ khάch ra vào “nườm nượp”, không cό ghế ngồi. Mỗi nσi, mỗi tiệm chὐ thêm bớt gia giảm khác nhau tὺy theo “ngόn nghề gia truyền”. Sự khác nhau chỉ là một chίn, một mười và người ăn khό phân biệt.

Hủ tiếu Mў Tho với tên gọi đến nay trên 50 nᾰm đᾶ làm nên danh hiệu. Nay hὐ tiếu Mў Tho trở thành thưσng hiệu làm cho người Mў Tho hᾶnh diện. Cái làm cho hủ tiếu Mў Tho trở thành danh tiếng là nước lѐo và hὐ tiếu khô. Chίnh điều đό làm cho hὐ tiếu Mў Tho khάc hὐ tiếu Tiều và giờ đây trở thành một mόn ăn dân tộc, mà người Mў Tho đã cống hiến cho ẩm thực Việt Nam.

Nam Sơn Trần Văn Chi
Theo NVOL

THƠM NỒNG CƠM RƯỢU CỜ ĐỎ CẦN THƠ

Tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ có một làng nghề còn gìn giữ nghề làm cơm rượu truyền thống của miền tây. Đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì bền bỉ của những con nười nơi đây đã góp phần gìn giữ mùi vị truyền thống đặc trưng của miền sông nước. Cơm rượu Cờ Đỏ không chỉ là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ mà còn là sản phẩm làng nghề truyền thống được ngành du lịch Cần Thơ bảo tồn hơn 50 năm nay. So với các ngành nghề khác, nghề sản xuất cơm rượu không mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng, bằng cái tâm và lòng yêu nghề, người dân xã Trung Thạnh vẫn quyết bám trụ để lưu giữ sản phẩm độc đáo, mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm quê nhà.

Cơm rượu Cờ Đỏ

Không đơn thuần mà cơm rượu của làng cơm rượu Huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ giữ được tiếng thơm đến tận ngày nay. Người dân ở xã Trung Thạnh Huyện Cờ Đỏ có ý thức gìn giữ nghề truyền thống của gia đình. Cha mẹ truyền cho con gái, con trai rồi cả con dâu, nghề làm cơm rượu không chỉ là nguồn sống mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Không phụ lòng mong mỏi của bà con làng cơm rượu, năm 2010 cơm rượu Cờ Đỏ được lựa chọn là 1 trong 6 sản phẩm được đăng ký xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Người dân ở xã Trung Thạnh Huyện Cờ Đỏ gắn bó với nghề nấu rượu bao đời nay

Cơm rượu là một “môn” công phu. Dân làm nghề nói, muốn ủ cơm cho ngon ngoài sự khéo léo ra còn phải để tâm tư vào. Một mẻ cơm rượu đã dậy men là cả công trình được ấp ủ, gầy dựng mấy ngày trước đó. Từ chọn nếp, ngâm, nấu xôi đến ủ. Muốn làm một ổ cơm rượu ngon phải bắt đầu từ việc chọn nếp và men. Trước tiên phải chọn loại nếp thật rặt (không lộn hạt gạo tẻ nào). Nếp đem ngâm từ chiều hôm trước, đến sáng hôm sau đem xôi cho chín, sau đó rút nếp lại với nước sạch, để thật ráo rồi tiếp tục xôi lần thứ 2. Cơm rượu rất khó, nếp nấu không được quá khô hay quá nhão, nếp phải đạt độ vừa dẻo. Nếu cơm nếp khô thì thành phẩm cơm rượu sẽ có hạt cứng, nếu cơm nếp nhão thì cơm rượu sẽ ngã vàng và hạt không còn nguyên vẹn. Men loại ngon (khô và thơm) cà nhuyễn, trộn đều vào mâm xôi. Muối hột rang hết nổ, sau đó đem nấu kỹ, lược lại nhiều lần cho nước muối thật sạch và trong thì mới có thể dùng để thấm tay trong lúc vò cơm rượu.

Vò lại thành từng viên

Lá chuối xiêm lau thật sạch rồi xé nhỏ để gói cơm rượu, giúp các viên cơm rượu không bị dính, nát lúc múc ra chén. Cơm rượu nơi đây có vị đặc trưng bởi được lên men cùng lá chuối giúp viên cơm rượu nguyên vẹn và có mùi thơm đặc trưng thoang thoảng của lá. Làm cơm rượu, mỗi khâu đều phải chú ý giữ vệ sinh thật sạch sẽ, có vậy thì cơm rượu thành phẩm mới thơm ngon.

Đem gói lại bằng lá chuối

Cơm rượu sau khi vò xong, để vào sọt tre hoặc nhựa đã lót sẵn lá chuối, rồi đậy nhiều lớp lá chuối cho thật kín, để qua 3 đêm là có thể đem bán. Cơm rượu thành phẩm có màu trắng đục, nổi rõ trên những mảnh lá chuối xanh, nước cơm rượu xăm xắp, thật trong, có vị ngọt thanh, thơm nồng.

Lá chuối giúp viên cơm rượu nguyên vẹn và có mùi thơm đặc trưng thoang thoảng

Cơm rượu được người Việt Nam nói chung và người miền tây nói riêng xem như một món ăn chơi. Với kinh nhiệm của cha ông truyền tai con cháu rằng, cơm rượu còn được xem như một vị thuốc giúp tỳ vị dễ tiêu hóa . Theo một số tài liệu y học, cơm rượu rất tốt cho tim mạch, kích thích tiêu hóa và bồi bổ cơ thể. Khác với rượu, cơm rượu chỉ được lên men khéo léo ở mức vừa đủ có vị nồng thơm của rượu chứ chưa tới mức làm người dùng có thể say.

Cơm rượu lôi kéo người ăn ở cái ngọt thanh thao hòa cùng vị nồng ấm

Cơm rượu lôi kéo người ăn ở cái ngọt thanh thao hòa cùng vị nồng ấm, hạt nếp rặt được lên men đúng quy trình đạt độ mềm xốp tan trên đầu lưỡi, với tất cả những tinh hoa ấy cơm rượu hay được người Việt dùng vào dịp tết Đoan ngọ. Với những tinh hoa đó, cơm rượu xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, trở thành món ăn độc đáo khiến ai có dịp đi du lịch Cần Thơ phải tìm và thưởng thức cho bằng được.

Theo: thamhiemmekong



NHỮNG NGƯỜI ƯU TÚ THƯỜNG HỘI TỤ 3 ĐẶC ĐIỂM NÀY

Nhân gian đa sự, không thể lúc nào cũng được như ý muốn của bản thân. Nhưng lựa chọn đối đãi với nó thế nào lại chính là thể hiện sự khác biệt giữa một người bình thường và người ưu tú.

Người bình thường và một người ưu tú khác biệt ở điểm nào? (Ảnh qua GiaDinhMoi)

Người ưu tú thường là người có thể hội tụ đầy đủ 3 yếu tố dưới đây. 3 phẩm chất này nói ra thì dễ nhưng làm được lại là cả một sự tu dưỡng lâu dài.

1. Không ôm hận

Vị tướng nổi tiếng của Thế chiến II, George Patton, từng kể một câu chuyện thế này: “Khi tôi muốn đề bạt một sĩ quan nào đó, tôi thường tập hợp những người có điều kiện phù hợp lại để họ hoàn thành một nhiệm vụ.

Tôi nói: ‘Các bạn hãy đào cho tôi một cái hầm chiến hào ở phía sau nhà kho, dài 8 thước, rộng 3 thước, sâu 6 tấc’.

Ra lệnh xong thì tôi liền tuyên bố giải tán, sau đó bước vào nhà kho để quan sát họ thông qua một cửa sổ. Tôi thấy họ đặt xẻng và cuốc xuống đất, nơi phía sau nhà kho và bắt đầu thảo luận về việc tại sao tôi lại muốn họ đào một chiến hào nông như vậy.


Có người ôm hận nói: ‘6 tấc còn không đủ để làm hầm pháo’. Còn vài người khác thì nói: ‘Chúng ta là sĩ quan, những việc như vậy chỉ có binh sĩ bình thường làm’.

Cuối cùng, một người lớn tiếng nói: ‘Chúng ta cứ đào hầm rồi rời khỏi đây, ông ấy muốn dùng nó làm gì thì tùy ông ấy đi’”.
Và cuối cùng, Patton đã chọn người đó. Ông viết: “Người đó đã được đề bạt, tôi phải chọn người không ôm hận mà có thể hoàn thành nhiệm vụ”.

Mỗi khi muốn đề bạt một sĩ quan nào đó, tướng Patton thường tập hợp những người có điều kiện phù hợp lại để họ làm một nhiệm vụ. (Ảnh qua historycollection)

Thông qua câu chuyện về tướng Patton, bên cạnh bạn liệu có ai giống như vậy không? Trong công việc, nhiều người thường có tâm lý ôm hận, nào là sếp quá khắt khe, đồng nghiệp thì nham hiểm, khách hàng thì trời ơi đất hỡi.

Lương thì thấp như vậy, đồ ăn cũng tồi tệ, thời gian để nghỉ ngơi cũng thật quá ít, nhưng lại phải tăng ca nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, nhiệm vụ cũng quan trọng nhất…Vậy là họ cứ ôm giữ oán hận mà làm việc.

Nhưng liệu bạn có phát hiện rằng, thường những người càng ôm hận như vậy lại càng không được sự tán thưởng của cấp trên, sự kính trọng của đồng nghiệp, và sự thấu hiểu của khách hàng.

Càng ôm hận càng không có cơ hội được thăng chức, không có khả năng được tăng lương, và cũng không có chỗ trống để được đề bạt. Thật ra ôm hận là hành vi tệ nhất, vô dụng nhất, thậm chí hoàn toàn phản tác dụng trên thế gian này.

Thứ nhất, việc ôm hận chính là năng lượng tiêu cực, nó không chỉ hút lấy sự chính trực trên con người bạn, mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.

Thứ Hai, người càng ôm hận lại càng gặp xui xẻo. Vì vấn đề lớn nhất của một người chính là họ không thể nhận ra được cái sai của chính mình.

Thứ Ba, ôm hận chẳng thể giúp bạn giải quyết được bất cứ việc gì.

Thực ra dẫu bạn có oán hận thì mọi thứ cũng chẳng thể thay đổi. Công việc vẫn sẽ tiếp diễn, cấp trên cũng chẳng nương tay hơn với bạn, đồng nghiệp cũng chẳng nhìn bạn với cặp mắt khác hơn.

Vì thế thay vì oán hận, chi bằng hãy học cách thay đổi. Lương thấp thì cần nỗ lực để bản thân trở nên có giá trị. Tăng ca nhiều thì cố gắng không để lãng phí thời gian làm việc. Cấp trên nghiêm khắc thì cố gắng làm việc thật tỉ mỉ, không để phạm lỗi.

2. Sống lạc quan

Rất nhiều chuyện tốt và xấu, chỉ có 10% là phụ thuộc vào sự thật khách quan, còn 90% còn lại sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bạn. (Ảnh qua yoboigaku)

Có một cặp sinh đôi nọ, tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người anh trai thì thường nhìn cuộc sống với ánh mắt rất bi quan; còn em trai thì ngược lại.

Vào một đêm trước Giáng sinh, khi hai anh em lên 8 tuổi, cha mẹ đã chuẩn bị cho họ những món quà khác nhau: món quà cho anh trai là một chiếc xe đạp hoàn toàn mới, còn em trai là một hộp phân ngựa.

Đến lúc khui quà, thì người anh được ưu tiên mở quà ra trước. Nhưng khi nhìn thấy món quà thì người anh đột nhiên khóc toáng lên: “Cha mẹ đều biết rõ con không biết chạy xe đạp cơ mà! Hơn nữa, bên ngoài trời tuyết rơi dày như thế!”.

Lúc này, người em hiếu kỳ mở phần quà thuộc về mình ra xem, thế là trong căn phòng bỗng chốc tràn ngập mùi phân ngựa. Thật ngoài dự đoán, người em reo hò vui vẻ, còn phấn khởi nhìn xung quanh: “Mau nói cho con biết, cha mẹ đã giấu con ngựa ở đâu rồi?”.

Đối với một người bi quan mà nói, dù chuyện có tốt đẹp đến đâu, họ vẫn có thể bới móc ra được mặt tối của nó. Còn đối với người lạc quan mà nói, thì dù mọi chuyện có tệ đến đâu, trong mắt họ vẫn luôn có thể tìm ra được điểm sáng.

Trong cuộc sống này cũng vậy, chúng ta luôn chứng kiến những dạng người như thế. Có người mà khi cảm thấy cuộc sống không được như ý, công việc không thuận lợi, gia đình cũng không được hòa thuận. Mỗi ngày họ đều phải đi xử lý những chuyện phức tạp như thế, rất, rất nhiều.

Có người mà suốt ngày luôn phải buồn phiền vì cha mẹ mình hay mắc bệnh, con cái không nghe lời, chồng thì ươn hèn, vợ thì tiêu tiền lung tung. Hàng xóm không dễ ở, tài sản thì tanh bành, tốc độ của người giao hàng thì chậm như kiến.

Thật ra đây không chỉ là tình huống mà những người xui xẻo mới gặp phải. Nếu bạn mổ xẻ cuộc sống của tất cả mọi người ra để quan sát, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực chất bất kể ai cũng đều trải qua đầy ắp những thứ tồi tệ như vậy.

Nhưng người tiêu cực thì cuộc sống của họ sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Còn người tích cực thì lại thuận lợi. Vì rất nhiều chuyện tốt và xấu, chỉ có 10% là phụ thuộc vào sự thật khách quan, còn 90% còn lại sẽ phụ thuộc vào trạng thái của bạn.

Khi chúng ta gặp những chuyện không thể thay đổi, chi bằng dùng thái độ tích cực để nhìn nhận vấn đề. Có cha mẹ để chăm sóc, dù sao vẫn còn tốt hơn nhiều người muốn nuôi dưỡng cha mẹ nhưng họ đã không còn nữa. Giáo dục con cái, dẫu sao vẫn tốt hơn là để đứa trẻ đó mắc phải sai lầm mà không có thuốc trị.

Người chồng kiếm được ít tiền nhưng anh ta thật thà và tốt bụng. Vợ tiêu tiền hoang phí, nhưng cô ấy chỉ là muốn ăn mặc thật đẹp để khiến bạn vui tai vui mắt mà thôi.

Thật ra, khi tâm trạng bạn càng trở nên tích cực thì cuộc sống sẽ càng tốt đẹp hơn. Trái lại, nếu bạn càng tiêu cực thì mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

3. Biết hối lỗi

Vào năm thứ 13 triều đại nhà Đường, có 5.000 người Hồi Hột đã xâm nhập vào biên giới nhà Đường, Trương Quang Thịnh đã thay mặt Châu Thứ sử dẫn quân đi đón địch.

Lúc đó, thuộc hạ của Trương Quang Thịnh có hơn 20.000 binh sĩ ưu tú, đông gấp 4 lần so với Hồi Hột. Tuy nhiên, trong trận chiến đầu tiên Trương Quang Thịnh đã bại dưới tay địch. Sau khi thất bại, trong cuộc hội nghị quân sự, rất nhiều thuộc hạ của Trương Quang Thịnh cảm thấy bất mãn, yêu cầu được đánh lại. Đối mặt với làn sóng thỉnh cầu đó, ông đã đưa ra một quyết định khiến người khác phải kinh ngạc: “Không cần đánh nữa!”.

Có một vị đã hỏi: “Tướng quân, số lượng quân của tôi còn giỏi hơn cả quân địch, lại có ưu thế về thiên thời địa lợi, đánh lần nữa nhất định sẽ thắng lợi, tại sao lại không đánh?”.

(Ảnh minh họa qua Tin247)

Tâm trạng của Trương Quang Thịnh trầm xuống, ông nói: “Ngươi nói không sai, chúng ta thiên thời địa lợi, số lượng binh mã cũng hơn đối thủ, nhưng trận đầu đã thua. Có thể thấy rằng, ta không bằng thủ lĩnh của địch, không thể gắn kết tốt sức chiến đấu của mọi người. Ta nên kiểm điểm lại chính mình, tìm ra vấn đề của bản thân, sau đó lại đánh tiếp, như vậy mới nắm chắc phần thắng”.

Trương Quang Thịnh không vì nguyên nhân thất bại mà đẩy lỗi lên đầu người khác, trái lại còn kiểm điểm chính mình, tinh thần như vậy đã khiến cho toàn bộ tướng sĩ và người dân cảm động sâu sắc.

Dưới sự chỉ huy của Trương Quang Thịnh, các tướng sĩ một mặt chuẩn bị cho thật tốt, một mặt phát động người dân, vườn không nhà trống, quân dân liên thủ, cuối cùng đánh bại được Hồi Hột.

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy kiểu người như vậy, thường phê phán người khác là không đúng, nhưng những gì bản thân làm lại giống hệt như vậy.

Vậy nên sự gắn kết giữa người với người, thứ quan trọng nhất không phải là chỉ trích điểm không đúng của người khác, mà phải nghĩ lại những gì đã qua, xem có gì phải thay đổi hay không, nếu không thì cũng phải cố gắng làm tốt hơn nữa.

Ba tố chất này, nếu ai có thể sở hữu thì hẳn sẽ là người vô cùng ưu tú.

Chúc Di / Theo: Tinh Hoa

THANH XUẤT VU LAM (青出于蓝) - CÂU CHUYỆN THÀNH NGỮ: "TRÒ GIỎI HƠN THẦY"

※ Thành ngữ liên quan: nhân tài bối xuất, hậu sinh khả úy


Khổng Phan là một thầy dạy học nổi tiếng vào thời Bắc triều, phẩm chất đạo đức cũng như học vấn của ông đều rất tốt, dạy học vừa nghiêm túc lại vừa có trách nhiệm. Dưới ông có một học trò tên gọi là Lý Mật, không những thông minh mà còn rất siêng năng chịu khó, đối với những bài giảng của thầy cậu không những học thuộc mà còn học một biết mười, thấu hiểu mọi mặt và biến nó thành tư tưởng riêng của bản thân. Theo thời gian, Lý Mật có rất nhiều kiến giải sâu sắc và thấu đáo vượt qua cả thầy dạy của mình.

Một lần Khổng Phan thỉnh giáo Lý Mật một vấn đề, Lý Mật trong lòng thầm nghĩ sao thầy lại có thể thỉnh giáo ngược lại mình được chứ? Do đó cảm thấy lo lắng không biết phải làm như thế nào mới được. Khổng Phan thành khẩn nói với cậu rằng: “Lý Mật, con không cần phải như vậy, các vị thánh nhân đều không có một thầy dạy cố định, huống hồ gì chúng ta! Chỉ cần có một sở trường nào đó thì đều có thể là thầy của ta, con không cần phải khách khí như vậy!”

Sự việc này sau đó lan truyền ra bên ngoài, ai nấy biết được đều rất cảm động, họ còn sáng tác một ca khúc để tuyên dương thầy trò Khổng Phan! “Thanh thành lam, lam tạ thanh; sư hà thường, tại minh kinh”. Ý nghĩa là: loại thuốc nhuộm màu xanh (thanh) được tinh chế từ lá của một loại thực vật thân cỏ tên gọi là “lam”, màu sắc của nó còn đẹp hơn cả màu lam. Lý Mật nhờ vào sự thông minh cần cù mà học vấn vượt qua cả thầy, Khổng Phan không vì vậy mà đố kỵ, ngược lại còn thỉnh giáo vấn đề với cậu, điều này cho thấy thầy giáo không chỉ cố định ở một người. Chỉ cần là người có tri thức thì đều có thể là thầy của ta

Thật ra, “thanh xuất vu lam” vốn dĩ là câu nói của Tuân Tử thời nhà Chu, ông nói: “Xanh từ lam mà ra, nhưng nó lại đẹp hơn lam; băng là từ nước mà có, nhưng nó lại lạnh hơn nước”. Người đời sau dùng câu này để hình dung việc học thức của học trò vượt cả thầy .


Liên tưởng và cảm thưởng: Da Vinci và tiểu thiên sứ

Da Vinci, họa sĩ nổi tiếng người Italia từ nhỏ đã được cha cho đi học hội họa dưới sự chỉ dẫn của bậc thầy hội họa và kiến trúc sư nổi tiếng Verrocchio. Da Vinci ở chỗ của thầy Verrocchio, không những có tài năng vượt trội hơn người mà còn nỗ lực không ngừng, chỉ sau vài năm, năng lực của cậu đã ngang ngửa với thầy.

Một ngày nọ, Verrocchio có việc quan trọng cần đi ra ngoài, do đó ông đã gọi Da Vinci đến, chỉ vào một bức tranh trên giá vẽ và nói với cậu rằng: “Có người nhờ thầy vẽ bức tranh này, tối nay người ta sẽ đến lấy, nhưng thầy có việc gấp cần phải ra ngoài một chuyến nên không thể vẽ xong tiểu thiên sứ ở bên góc này được, con theo thầy học vẽ nhiều năm như vậy rồi, thầy tin tưởng vào năng lực của con, con hãy giúp thầy vẽ cho xong tiểu thiên sứ này nhé!”

Da Vinci đồng ý với thầy một cách đầy lo lắng, cậu nhấc cây cọ lên và bắt đầu tô vẽ. Hoàng hôn chưa buông xuống thì cậu đã vẽ xong tiểu thiên sứ đáng yêu kia. Người mua sau khi đến lấy tranh thì đem về treo lên tường nhà mình, lại mời rất nhiều họa sĩ nổi tiếng đến thưởng thức, các họa sĩ xem xong đều nhất trí với nhau rằng tiểu thiên sứ ở bên góc được vẽ đẹp nhất.

Verrocchio sau khi biết chuyện này thì trong lòng cảm thấy rất xấu hổ, bèn gọi Da vinci đến và nói rằng: “Tranh của con vẽ còn sinh động hơn ta vẽ nữa, bây giờ ta chỉ có thể cho con mượn phòng vẽ, từ nay không thể tiếp tục dạy con điều gì nữa rồi, hy vọng con sau này càng nỗ lực hơn nữa!”

Da Vinci sau đó quả không phụ sự kỳ vọng của thầy, thậm chí còn “thanh xuất vu lam nhi thắng vu lam”.

Trích từ “Văn học mở lòng dành cho trẻ em” của nhà sách Hoa Nhất
Biên dịch: Oanh Lê

(Tranh minh họa)

青出于蓝

※ 相关成语:人才辈出,后生可畏

子璠是北朝一位著名的老师,学识品德都很好,教学既认真又负责;他门下
有一个学生李谧,不但聪明又肯用功,老师教的课业,他不但一一加以熟读,并且能够举一反三、融会贯通成为自己的思想。时间一久,李谧有许多精辟透彻的见解都超过了老师。

有一次孔璠向李谧请敎一个问题,李谧心想老师怎么反过来向我请教呢?因此惶恐得不知如何是好。孔璠很诚恳的对他说:‘李谧,不必这样,圣人都没有固定的老师了,更何况是我们呢!只要有一技之长的,都可以当我的老师,你就不要客气了吧!’

这件事后来被传扬出去,大家都非常感动,他们还作出一首曲子,来宣扬孔璠这对师徒呢!“青成蓝,蓝谢青;师何常,在明经。”意思是说,“责”这种染料是从一种叫“蓝”的草本植物的叶子中提炼出来的,颜色却比蓝更好看。李谧由于聪明和努力,以致学问高过老师,孔璠却不忌妒,反过来向他请敎问题,由此看来,老师怎么会只有固定的一个人呢?凡是有学问的人,都可以作自己的老师啊!

其实,“青出于蓝”本来是周朝的荀子说的,他说:“青从蓝取出,却比蓝悦目;冰是水做的,却比水更冷。”后来的人,拿来形容学生的学识超过老师。


※联想欣赏─达芬奇与小天使

意大利有名的画家逹分奇小的时候,由父亲送到凡洛菊先生门下学画,凡洛菊先生是一个很有名的雕刻师和画家。

达分奇在凡洛菊先生那里,既有高人一等的天赋,又努力不懈,过不了几年,他的本领竟和老师差不多了。

一天,凡洛菊由于有要紧的事情要出门,因此就把达分奇叫到跟前,指着画架上的一幅画对他说:“这幅图是人家请我画的,今晚就要来拿了,我要有紧的事需要出去一趟,不能完成这落上的小天使,你跟着我学了那么多年画了,我相信你的能力,这小天使,就请你帮我完成吧!”

达分奇战战兢兢的答应了,提起画笔当场就涂抺了起来。夕阳还没下山,他就完成了那个可爱的小天使。买主来拿了画,把画挂在自家的墙上,请了许多有名的画家来观赏,画家们看了又看,一致认为角落上的小天使画得最好。

后来这件事给凡洛菊先生知道了,心里觉得非常惭愧,就把达分奇叫到跟前说:“你的画已经比我更加传神,现在我只能把画室借给你,从此再也不能教你什么了,希望你更加努力的画吧!”

后来达分奇终于不负老师的期望,甚至“青出于蓝而胜于蓝”了!

摘录自华一书局《儿童启蒙文学》

Thursday, April 28, 2022

RAU MẦM - "SIÊU THỰC PHẨM" BÙ ĐẮP DINH DƯỠNG

Những người chú trọng vấn đề sức khỏe ngày càng ưa chuộng rau mầm và thường xuyên đưa chúng vào chế độ ăn uống. Lý do là rau mầm không chỉ giúp bù đắp những chất dinh dưỡng cơ thể bị thiếu hụt mà còn có khả năng giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do tình trạng này gây ra.


Các chuyên gia sức khỏe cho biết thiếu vi chất dinh dưỡng có thể làm chậm phát triển và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, ung thư và rối loạn tâm thần. “Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần kém, thiếu máu, suy giảm các chức năng nội tiết miễn dịch” - Tiến sĩ Jaina giải thích thêm.

Thiếu dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, tuổi già hoặc ốm đau thường xuyên, cũng như tác dụng của một số loại thuốc làm giảm khả năng hấp thu vi chất dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chúng ta có thể bù đắp các dưỡng chất mà cơ thể thiếu hụt bằng cách tự nhiên và đơn giản là đưa rau mầm vào những bữa ăn thường ngày.


Tại sao rau mầm được xem là “siêu thực phẩm”?

Một hạt giống trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trước khi trở thành một cây trưởng thành. Một trong những giai đoạn này là giai đoạn rau mầm, sau khi hạt nảy mầm từ 7 đến 14 ngày. Chúng thường là cây non của các loại rau lá xanh, thảo mộc và các loại đậu, cao khoảng 2,5-7,5cm và được đánh giá là cực kỳ bổ dưỡng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng gấp 40 lần so với loại rau trưởng thành.

Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tại một nhà hàng ở bang California (Mỹ) vào những năm 1980, rau mầm đã dần trở nên phổ biến và là loại thực phẩm ngày càng hiện diện thường xuyên trong chế độ ăn uống lành mạnh trên toàn thế giới. Theo Tiến sĩ Megha Jaina, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, bao gồm các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.


Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng của mỗi loại rau có khác nhau một chút, nhưng hầu hết chúng đều rất giàu kali, sắt, kẽm, magiê và đồng. Ðặc biệt, rau mầm đã được chứng minh giúp tăng cường khả năng miễn dịch - một điều có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành và nhiều người bị thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Chuyên gia Jaina nhận định đại dịch COVID-19 nên được coi như một lời cảnh tỉnh để cải thiện sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch và lối sống. “Rau mầm có thể là một giải pháp cho tất cả những vấn đề này. Chỉ cần tiêu thụ 50g rau mầm mỗi ngày là bạn có thể cải thiện hiệu quả khả năng miễn dịch của bản thân” - bà nói thêm.


Vì tiêu thụ rau mầm trong vòng 3-4 giờ sau khi thu hoạch giúp giữ được hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất, các chuyên gia cũng khuyến nghị mọi người nên học cách tự trồng loại rau này tại nhà để dùng trong tình trạng tươi ngon, bổ dưỡng nhất.

(Theo asiannews)
Hoàng Điểu / Cantho Online