“Con hươu và hình phản chiếu dưới nước” được minh họa bởi Milo Winter, từ “The Aesop for Children,” năm 1919. (PD-US)
Nó thở dài: “Sao mình lại có những cái chân xấu xí trong khi có một chiếc vương miện quá đỗi lộng lẫy như vậy”.
Vào lúc đó, nó ngửi thấy mùi của một con báo và ngay lập tức phi nước đại qua khu rừng. Nhưng khi nó đang chạy, đôi gạc xòe rộng của nó bị mắc vào cành cây, và ngay sau đó con báo đã bắt kịp con hươu. Lúc đó con hươu mới nhận ra rằng những cái chân mà nó cảm thấy xấu hổ sẽ cứu mạng nó, chứ không phải là món đồ trang sức vô dụng trên đầu.
Bài học từ câu chuyện:
Chúng ta thường quá coi trọng những thứ đồ trang sức vô dụng trong khi lại coi thường những thứ thực sự hữu ích.
Câu chuyện ngụ ngôn này được tái hiện từ “Truyện ngụ ngôn Aesop dành cho trẻ em” (1919).
Aesop (sống vào khoảng năm 620–564 trước Công nguyên) là một người kể chuyện người Hy Lạp được ghi nhận với một số truyện ngụ ngôn mà ngày nay được gọi chung là “Truyện ngụ ngôn của Aesop”. Những câu chuyện của ông, với giá trị đạo đức của chúng, từ lâu đã ảnh hưởng đến nền văn hóa và nền văn minh của chúng ta. Chúng không chỉ góp phần giáo dục và xây dựng nhân cách đạo đức cho trẻ em mà còn có sức hấp dẫn phổ quát, giúp những người lớn chúng ta tự soi chiếu bản thân vào đó để phát triển những đức tính tốt cũng như chú ý đến những lời cảnh báo bên trong câu chuyện.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times / NTDTV