Mối tình giữa cựu hoàng và cô vũ nữ khiến hoàng hậu phiền lòng
Lý Lệ Hà (1920-1998) từng là người tình của Cựu hoàng Bảo Đại và cũng là cô gái đoạt danh hiệu hoa khôi đầu tiên của Việt Nam. Vốn dĩ, khó có ai biết chính xác quê quán cũng như lai lịch của bà. Theo báo cáo mật của Sở Mật thám Pháp: “Lý Lệ Hà quê ở Hải Phòng, đường Lạch Tray được mọi người quen gọi là Thông.
Thời này cô ta sống bằng việc buôn hương bán phấn nổi tiếng về sắc đẹp quyến rũ. Khoảng năm 1934 hay 1935, ả trú tại một nhà hát cô đầu ở “Quán Bà Mau”, Hải Phòng. Năm sau ả lên Hà Nội và tiếp tục làm gái nhảy cho một vũ trường ở phố Khâm Thiên của một mụ chủ nổi tiếng là Đốc Sao, có nhiều người theo đuổi, nhưng cô ta cũng biết phát ân huệ để đổi lấy quà biếu hay tiền mặt trong khi vẫn đi tìm đối tượng ý hợp tâm đầu…”.
Chân dung vũ nữ Lý Lệ Hà, chụp lại từ sách Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Năm 1938, cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác nhưng phải mặc áo lụa Hà Đông. Và Lý Lệ Hà đoạt giải hoa khôi.
Cựu hoàng Bảo Đại gặp Lý Lệ Hà trong hoàn cảnh nào cũng không rõ. Chỉ biết thời điểm ông ra Bắc làm Cố vấn Tối cao cho Chính phủ lâm thời đã si mê cô vũ nữ sở hữu thân hình quyến rũ và nụ cười mê đắm lòng người. Bất chấp khi đó, Bảo Đại mới vừa lập “phòng nhì” với “Thứ phi” Mộng Điệp.
Trong suốt thời gian làm cố vấn, Bảo Đại công khai qua lại với Lý Lệ Hà, đi tiệc tùng hàng đêm bất chấp dị nghị của nhân dân kham khổ. Thậm chí mối tình của Bảo Đại và Lý Lệ Hà cũng đã khiến cho Nam Phương Hoàng hậu cũng như “Thứ phi” Mộng Điệp vô cùng phiền lòng.
Ông Phạm Khắc Hòe – từng là đổng lý ngự tiền văn phòng của hoàng đế Bảo Đại đã chứng kiến Nam Phương đau lòng vì thói trăng hoa của chồng. Theo đó khi Bảo Đại đang ở Hà Nội, do quen thói ăn chơi, cựu hoàng không chịu được thiếu thốn nên nhờ ông Hòe về Huế gửi cho vợ một bức thư xin tiền.
Chiều hôm đó khi ông Hòe đến lấy thư trả lời, hoàng hậu nhỏ nhẹ nói: “Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê con Lý". Bà cũng muốn ra Hà Nội sum họp, nhưng sợ làm tốn kém thêm cho chính phủ lại làm cho cựu hoàng bị gò bó nên bảo ông Hòe: “Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”. Sau đó bà gửi cho chồng số tiền mà ông ta đòi hỏi. Ông Hòe cũng kể, không biết Nam Phương viết những gì trong thư mà khi đọc, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi.
Góc phố Khâm Thiên thời xưa khi Lý Lệ Hà là ngôi sao trong làng vũ nữ Hà thành. (Ảnh: Tư liệu lịch sử Việt Nam)
Giữ bức thư “đánh ghen” của chính thất suốt nửa thế kỷ sau
Đến tháng 3/1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh. Nhưng khi kết thúc, ông không trở về nước theo đoàn. Ông phải vay nợ để sống những ngày khó khăn ở đây. Lý Lệ Hà đã lặn lội sang Trùng Khánh để theo ông.
Sau khi xin tị nạn ở Hong Kong, giai đoạn đầu Bảo Đại phải sống nhờ vào tiền tiết kiệm của Lý Lệ Hà. Daniel Granclément – tác giả cuốn sách “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” viết: “Tiền ông quăng trên các bàn bạc hoặc thanh toán tiền phòng là của cô nhân tình Lý Lệ Hà chi trả. Cô này đã phải mở két, biếu ông tất cả tiền tiết kiệm của một cô gái nhảy nửa thượng lưu, số tiền lên tới vài trăm bạc nhờ tài kiên trì tích cóp”.
Lúc này, Hoàng hậu Nam Phương đã viết cho tình địch một bức thư mà Lý Lệ Hà vẫn giữ suốt nửa thế kỷ sau: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.
Sau khi xin tị nạn ở Hong Kong, giai đoạn đầu Bảo Đại phải sống nhờ vào tiền tiết kiệm của Lý Lệ Hà. Daniel Granclément – tác giả cuốn sách “Bảo Đại, hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” viết: “Tiền ông quăng trên các bàn bạc hoặc thanh toán tiền phòng là của cô nhân tình Lý Lệ Hà chi trả. Cô này đã phải mở két, biếu ông tất cả tiền tiết kiệm của một cô gái nhảy nửa thượng lưu, số tiền lên tới vài trăm bạc nhờ tài kiên trì tích cóp”.
Lúc này, Hoàng hậu Nam Phương đã viết cho tình địch một bức thư mà Lý Lệ Hà vẫn giữ suốt nửa thế kỷ sau: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.
Mặc dù luôn ở bên Bảo Đại lúc cô đơn, khó khăn nhất nhưng Lý Lệ Hà vẫn không “nắm giữ” được trái tim của vị cựu hoàng đa tình. Tại Hong Kong, Bảo Đại nạp thêm “phi” là cô gái Hoa lai Pháp tên Hoàng Tiểu Lan.
Tháng 6/1946, Mộng Điệp cũng tới Hong Kong, đẩy Lý Lệ Hà ra khỏi căn phòng của cựu hoàng. Năm 1947, Nam Phương cùng 5 con lên đường sang Hong Kong. “Thứ phi” Mộng Điệp cùng các người tình đều phải đi lánh mặt. Lý Lệ Hà vì thế chưa bao giờ được chạm mặt Nam Phương, đồng thời cũng mất dấu trong khoảng 3 năm.
Khi về nước, Bảo Đại đưa Hoàng Tiểu Lan về cùng với Mộng Điệp rồi mang lên Đà Lạt sắm cho mỗi người vợ không chính thức một dinh thự riêng, sau đó nạp thêm phi là Phi Ánh. Riêng Lý Lệ Hà vĩnh viễn bị ông bỏ lại.
Theo Daniel Grandclément, mỗi khi Lý Lệ Hà được ký giả quốc tế hỏi về cựu hoàng Bảo Đại, bà vẫn gọi “người xưa” bằng danh xưng tôn kính: Ngài Ngự. Bà qua đời ở tuổi ngoài 80.
MA / Theo: Dân Việt
Link tham khảo: