Hiện nay, mặc dù cà phê là đồ uống chứa caffein ưa thích đối với hầu hết người dân Mỹ, tuy nhiên theo Hiệp hội chè của Mỹ, quốc gia này vẫn tiêu thụ 3,8 tỷ ga lông trà trong năm 2017.
Chỉ có duy nhất một nơi trồng trà theo quy mô đại trà ở Mỹ, đó là đồn điền trà Charleston nằm trên 127 mẫu đảo Wadmalaw ở miền nam Carolina.
Năm 1963, công ty trà Lipton đã mua lại một trang trại khoai tây và ươm giống cây trà không chất bảo quản. Trước đó, giống trà này đã từng được trồng ở Summerville, gần miền nam Carolina. Công ty Lipton coi đây là một trang trại nhằm mục đích nghiên cứu.
Trồng trà
Trà có thể được trồng ở bất cứ khu vực nào miễn là ở đó có khí hậu ấm áp, ẩm ướt và có hệ thống thoát nước.
Diện tích trà phần lớn được trồng ở miền nam nước Mỹ, nhưng người ta không dám trồng đại trà vì khi thu hoạch, công nhân hái bằng tay rất vất vả. Từ lâu, thị trường trà luôn bán chạy các loại trà hái bằng tay, hơn nữa, nhiều nhà nhà sản xuất châu Á và châu Phi ưu tiên dùng những lá trà này hơn. Còn tại đồn điền trà Charleston, họ sử dụng máy gặt để cắt lá trà.
Ông Hall cho biết: "Mỗi quốc gia thưởng thức trà với mộthương vị riêng. Loại trà mà chúng tôi sản xuất ở đây, được chế biến kĩ lưỡng, màu sáng, mịn, đem lại cảm giác êm dịu khi uống."
Trà có thể được trồng ở bất cứ khu vực nào miễn là ở đó có khí hậu ấm áp, ẩm ướt và có hệ thống thoát nước.
Diện tích trà phần lớn được trồng ở miền nam nước Mỹ, nhưng người ta không dám trồng đại trà vì khi thu hoạch, công nhân hái bằng tay rất vất vả. Từ lâu, thị trường trà luôn bán chạy các loại trà hái bằng tay, hơn nữa, nhiều nhà nhà sản xuất châu Á và châu Phi ưu tiên dùng những lá trà này hơn. Còn tại đồn điền trà Charleston, họ sử dụng máy gặt để cắt lá trà.
Ông Hall cho biết: "Mỗi quốc gia thưởng thức trà với mộthương vị riêng. Loại trà mà chúng tôi sản xuất ở đây, được chế biến kĩ lưỡng, màu sáng, mịn, đem lại cảm giác êm dịu khi uống."
Du khách có thể ngồi xe điện để khám phá đồn điền trà Charleston
Ông Hall là một trong số ít những nghệ nhân pha trà giàu kinh nghiệm ở Mỹ. Ông đã được đào tạo pha trà 4 năm ở Anh.
Ông nội của ông Hall là một nghệ nhân pha trà và thương nhân buôn trà người Anh đã chuyển đến Canada. Bố của ông Hall cũng nối nghiệp ông nội và sau đó là đến ông Hall.
Ông đã làm việc trong ngành kinh doanh trà nhiều năm cho đến khi nảy ra ý tưởng mua lại đồn điền trà đảo Wadmalaw.
Chỉnh chu từ đất trồng đến tách pha trà
Những người đam mê trà có thể thấy toàn bộ quá trình pha trà tại đồn điền này. Tất cả các loại trà đều có nguồn gốc từ lá trà (tên khoa học Camellia sinensi).
Đồn điền trà Charleston cách Charleston khoảng nửa tiếng lái xe.
Cây trà được nhà thực vật học người Pháp André Michaux mang đến miền nam Carolina vào khoảng đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, các cây này dùng để làm cảnh, không được trồng nhằm mục đích thương mại.
Vào những năm 1880, Quốc hội Hoa Kỳ đã xây dựng các khoản trợ cấp để khuyến khích trồng trà,cũng từ đó đã có nhiều người trồng trà được hưởng lợi trong đó có Charles Shepard. Shepard trồng trà ở Summerville, cách đảo Wadmalaw khoảng 35 dặm.
Sau khi Shepard qua đời năm 1915, đồn điền trà của ông bỏ hoang, may mắn là những cây trà vẫn sống sót, rồi sau đó người ta mang trồng chúng ngoài đảo Wadmalaw.
Nhiều đồn điền trà Ấn Độ được canh tác ở sườn đồi vì cây trà cần rất nhiều nước, và cần đường thoát nước tốt. Mặc dù đồn điền trà Charleston bằng phẳng, nhưng trà vẫn có thể phát triển mạnh mẽ vì ở đây toàn đất cát, và có đường thoát nước đổ xuống mương.
Người ta mất khoảng 15 đến 18 ngày để thu hoạch trà, bắt đầu vào tháng năm và kéo dài đến tháng mười. Tại đồn điền trà Charleston, công nhân sử dụng máy để cắt lá.
Các bụi cây trà ở đây thường được trồng từ rất lâu.
Thực tế, ông Hall cho biết "khi bạn cắt lá và tỉa rễ ở một cây trà con, thực ra cây đó không phải một năm tuổi đâu mà nó cùng tuổi với cây trà mẹ. Vì vậy, cơ bản tất cả những cây trà ở đây được trồng từ những năm 1880. "
Chuyến tham quan trà
Du khách có thể ngồi xe điện đi vòng quanh đồn điền. Bạn cũng có thể vào bên trong nhà máy chế biến, ở đây bạn sẽ được mở rộng tầm mắt với các khâu chế biến: lá trà được rửa sạch, cắt nhỏ, làm nóng và sấy khô.
Cũng từ một loại lá trà người ta sản xuất ra 3 loại trà chính được chế biến theo công thức khác nhau.
Loại thứ nhất là trà xanh được làm từ lá không bị oxy hóa; loại thứ 2 là trà đen từ lá được oxy hóa hoàn toàn; và loại thứ 3 là trà ô long lá bị oxy hóa một phần. Tất cả tạo ra những sản phẩm trà hòa hợp với thiên nhiên, chẳng hạn như màu đen của trà đen giống màu đất và màu xanh của trà xanh giống với màu lá cây.
Bên trong nhà máy chế biến, lá trà di chuyển trên băng chuyền rồi vào bồn và bể rửa sau đó đến lò nướng - ban đầu lá có màu xanh tươi sáng và cuối cùng chuyển sang màu đen.
Bạn có thể đến cửa hàng để một ít trà Mỹ làm quà, và thưởng thức trà tại đây.
Yến Phạm / Theo: Tạp chí Petrotimes
Link tham khảo: