Số là ở vùng quê Việt Nam, nhiều nông dân, có thể nói là đại đa số làm ăn rất chụp giật, thích đâm chọt, phá giá và nói xấu láng giềng nếu được lợi. Nghĩ lại thì cái tính cách tiểu nông này cũng một phần giải thích vì sao dân Việt khó phát triển lên quy mô lớn.
1. Nông kia nuôi gà và vịt. Hàng xóm thấy nhiều quá, đêm khuya qua ăn cắp vài con. Khi bị bắt quả tang thì chửi: “Có vài con làm thấy ghê.” Còn nhà kia nuôi bò thì sáng hôm nọ thấy vài con bò bị chặt mất cái chân và phần thịt.
2. Nhà kia trồng thanh long, nhà hàng xóm thấy được quá trồng theo, rồi nhà kế ăn theo trào lưu. Khi tới mùa thì vì số lượng quá nhiều nên thương lái ép giá. Kết quả là cả xóm đều chết theo quy luật cung cầu. Thay vì mỗi nhà trồng một trái, tập trung vào chuyên môn thì lại chơi kiểu bầy đàn rồi chết một đám.
3. Nhà kia trồng rau, nếu trồng đàng hoàng thì ít lời và lâu quá. Cho nên mưu kế, chơi thuốc. Hậu quả là những nhà khác làm đàng hoàng bán không được vì không ai phân biệt đâu là giả đâu là thật. Một đứa ngu giết chết cả làng.
4. Nhà kia trồng nhãn (lâu rồi), thương lái tới đặt cọc tiền đặt mua với giá chấp thỏa thuận trước (như hợp đồng tương lai đó), sau này sẽ mua nhưng phải bán với giá đó. Tới mùa, nhà kia lật kèo, bán cho người khác với giá cao hơn. Từ đó thương lái ghét và không quay lại.
Làm nông nghiệp ở Việt rất nguy hiểm và khó. Người ta thấy mình làm được thì sẽ bu vô làm theo, rồi phá giá chứ không có tập trung vô chất lượng. Cho nên năm nào cũng chết. Suy ngẫm thấy cũng đúng. Người Việt rất tiểu nông, làm ăn rất chụp giật, GATO và theo bầy đàn. Cho nên rất khó để phát triển cùng nhau. Đúng hay sai?
Theo: Cafe Ku Búa