Đàn Cổ Cầm (古琴)
Hôm nay, hãy cùng ChineseRd đi tìm hiểu sâu hơn về Đàn Cổ Cầm – Di sản văn hóa vô giá của Trung Hoa nhé!
Đàn Cổ Cầm là gì ?
Lịch sử
Theo sử sách thì đàn cổ cầm xuất hiện từ thời cổ đại và vua Nghiêu là người phát minh ra nó. Là một loại nhạc cụ của Trung Quốc có 7 dây dạng gảy.
Đàn Cổ Cầm thường được các học giả hoặc các sĩ phu yêu nước thích và xem là loại nhạc cũ thanh nhã, tinh tế.
Người Trung Hoa ví Cổ Cầm như là “ cha của nhạc cụ Trung Quốc “ hay “ nhạc cụ của hiền nhân”.
Theo sử sách thì đàn cổ cầm xuất hiện từ thời cổ đại và vua Nghiêu là người phát minh ra nó. Là một loại nhạc cụ của Trung Quốc có 7 dây dạng gảy.
Đàn Cổ Cầm thường được các học giả hoặc các sĩ phu yêu nước thích và xem là loại nhạc cũ thanh nhã, tinh tế.
Người Trung Hoa ví Cổ Cầm như là “ cha của nhạc cụ Trung Quốc “ hay “ nhạc cụ của hiền nhân”.
Tên gọi
Theo người Trung Quốc xưa thì những loại đàn thường được gọi là “ cầm “. Sau này người ta thêm tiền tố “ cổ “ vào trước để làm rõ hơn loại nhạc cụ này. Do đó nhạc cụ này có tên gọi là “ Cổ Cầm “ hay “ Thất huyền cầm “.
Cấu tạo của đàn cổ cầm
Chất liệu
Đàn cổ cầm thường được làm bằng gỗ ngô đồng. Tuy nhiên ở Trung Quốc có rất nhiều loại ngô đồng như ngô đồng đỏ, đồng bạch,…Trong quá trình làm người ta cũng có thể sử dụng một số loại gỗ thông dụng khác.
Một cây đàn cổ cầm cơ bản được cấu tạo từ hai phiến gỗ ghép úp vào nhau. Phiến mặt ở trên và phiến đáy ở dưới.
Phiến mặt thường có dạng khum hình lòng máng. Ở bên trong người ta chạm nổi 2 hinh elip có gờ nổi lên người ta gọi là Phượng Trì, Long Tỉnh ( Ao Phượng, Giếng Rồng ).
Đáy của đàn là phiến gỗ phẳng có đục thủng hai lỗ thoát ra âm tương ứng đúng với vị trí Phượng Trì và Long Tỉnh. Trên mặt đàn được người ta đánh dấu 13 vị trí gọi là 13 Huy.
Ngoài ra để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây đàn. Người ta còn có thể khảm vàng hoặc ngọc để đánh dấu các huy.
Để cho bồi âm có tiếng vang to và đẹp. Người ta dùng một ngón tay chặn nhẹ lên dây đàn ở vị trí các huy rồi dùng tay kia gảy vào dây đàn. Đây cũng chính là cách tạo bồi âm ở Đàn Bầu ở nước ta. Tuy nhiên bồi âm không thường được sử dụng phổ biến ở đàn Cổ Cầm.
Đàn được hoàn thiện rất công phu và tỉ mỉ
Dây đàn
Đàn Cổ Cầm có 7 dây. Gắn với 7 trục làm bằng gỗ hoặc ngọc để lên dây đàn.
Đàn có rất nhiều hình dạng khác nhau. được gọi là các Thức. Chẳng hạn như Trọng Ni thức chính là cây đàn được làm theo kiểu của Khổng Tử. Đàn có hình dáng ngày ngắn theo lề lối cổ. Có eo Kim Đồng, Ngọc Nữ đường nét giản dị mà trang nhã. Ngoài ra còn có rất nhiều kiểu thức khác như Sư Khoáng thức, Thần Y thức,…
Đàn sau khi hoàn thiện xong thường được người ta phủ một lớp sơn mài. Khi sơn đàn, người ta thường lấy sừng hươu đốt cháy rồi tán ra thành bột trộn với sơn rồi mới sơn lên đàn. Việc làm này giúp cho cây đàn để càng lâu càng bóng, càng đẹp. Lâu ngày sẽ tạo thành một lớp vân như da rắn. Người ta thường gọi đó là Xà Vân.
Dây đàn có thể được làm bằng tơ tằm bện hoặc nylon tổng hợp
Ý nghĩa
Những cây đàn sau khi được hoàn thiện đầy đủ thì thường được đặt cho nó những tên riêng. Và thường được khắc ở mặt dưới cây đàn. Ngoài khắc tên đàn người ta cũng có thể khắc lên đó những câu thơ, câu đối mà có liên quan đến chủ đàn.
Ngày nay, Trung Quốc còn có khoảng 50 người có thể chơi đàn Cổ Cầm ở trình độ bậc thầy. Điển hình trong số đó là nhạc sư Quản Bình Hồ, Thành Công Lượng, Lý Tường Bình,…Người Trung Quốc coi cây đàn Cổ Cầm như một báu vật văn hóa. Nhờ sự tài hoa và tình yêu đàn cổ mà các nhạc sư có thể tấu lên những khúc nhạc ở chốn tiên giới trong một thế giới hiện đại dưới cõi trường.
Mỗi cây đàn lại được đặt một cái tên khác nhau
Trên đây là những gì mà ChineseRd chia sẻ với bạn về Đàn Cổ Cầm – Di sản văn hóa vô giá của Trung Hoa. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại nhạc cụ cổ này. Chúc bạn thành công !
Nguồn: chinesrd (中文路)